Đời người, việc gì là khổ nhất? Nghèo chăng? không phải! Thất ý chăng? cũng không phải! Già chăng? Chết chăng? đều không phải. Tôi cho rằng cái khổ nhất của con người không gì khổ hơn là trên vai mình gánh một trách nhiệm tương lai. Người nếu biết thế nào là đủ thì dù nghèo cũng không khổ; nếu có thể an phận (không hi vọng quá đặc biệt), dù thất ý cũng không khổ; già, bệnh, chết là việc sinh tử mà con người không thể tránh được, với người đạt quan xem rất bình thường, cũng không cho là khổ. Phàm sống trên thế gian có việc một ngày cần phải làm, việc cần phải làm nếu không làm xong, giống như gánh nặng ngàn cân đè lên vai, có khổ cũng không gì khổ hơn. Vì sao vậy? bởi vì phải chịu sự trách cứ của lương tâm, muốn trốn cũng không trốn được.
Hứa với người khác làm một việc mà chưa làm, nợ tiền người khác mà chưa trả, chịu ơn người khác mà chưa báo, đắc tội với người khác mà chưa đền, thì ngay cả khuôn mặt của họ cũng dường như không dám nhìn. Tuy không thấy họ nhưng trong giấc ngủ dường như có bóng dáng của họ vây lấy ta. Tại sao vậy? bởi vì cảm thấy có lỗi với họ, bởi vì trách nhiệm của mình đối với họ chưa làm xong. Không chỉ đối với một cá nhân mới như vậy, đối với gia đình, đối với xã hội, đối với quốc gia cho đến đối với bản thân mình cũng đều như thế. Phàm thuộc loại người mà ta nhận việc tốt của họ, đối người đó ta phải có trách nhiệm. Phàm thuộc việc ta phải làm, hơn nữa sức có thể làm được, đối với việc đó ta cũng phải có trách nhiệm. Phàm thuộc việc mà bản thân mình chủ ý làm, lập khế ước cho bản thân ở hiện tại và tương lai, chính là mình đối với bản thân mình tăng thêm một tầng trách nhiệm. Có trách nhiệm này, lương tâm lúc nào cũng theo dõi ở phía sau. Trách nhiệm của một ngày cần phải làm xong mà không làm xong, rốt cuộc sẽ sống qua một ngày đau khổ. Trách nhiệm của một đời cần phải làm xong mà làm không xong thì khi chết cũng mang theo nỗi đau khổ xuống mồ. Loại đau khổ này không thể sánh với nghèo, bệnh, già, chết, những loại đau khổ thông thường mà hạng người đạt quan có thể loại bỏ được. Cho nên tôi cho rằng đời người đã không có đau khổ thì thôi, nếu có đau khổ thì đương nhiên không có loại đau khổ nào nặng hơn loại này.
Việc gì là vui nhất? Trách nhiệm hoàn thành được xem là cái vui đầu tiên của con người. Cổ ngữ nói rất hay:
Như thích trọng phụ
如釋重負
(Như trút được gánh nặng).
如釋重負
(Như trút được gánh nặng).
Tục ngữ cũng có nói:
Tâm thượng nhất khối thạch đầu lạc liễu địa
心上一塊石頭落了地
(Khối đá trong lòng rơi xuống đất)
心上一塊石頭落了地
(Khối đá trong lòng rơi xuống đất)
Con người đến lúc đó, sự vui sướng khoái lạc này không thể dùng ngôn ngữ để hình dung. Trách nhiệm càng nặng, ngày gánh vác càng dài. Đến khi trách nhiệm hoàn thành, trời cao đất rộng, hoàn toàn yên lòng không áy náy, niềm vui đó càng tăng lên mấy lần. Phần lớn mọi việc trong thiên hạ cái vui có được từ trong đau khổ mới là đúng vui. Đời người cần biết có nỗi khổ gánh vách trách nhiệm, mới có thể biết cái vui khi làm xong trách nhiệm. Vui và khổ này tuần hoàn, có thú vị của nhân gian. Nếu không làm xong trách nhiệm, chịu sự trách cứ của lương tâm, những nỗi khổ này đều do mình tìm tới. Ngược lại, ở đâu cũng hoàn thành trách nhiệm, ở đó đều vui sướng; khi nào cũng hoàn thành trách nhiệm, khi đó đều vui sướng, vui sướng do ở mình. Khổng Tử 孔子 sở dĩ nói:
Vô nhập nhi bất tự đắc
無入而不自得
(Bất luận là ở vào hoàn cảnh nào cũng đều an nhiên tự đắc)
chính là tác dụng này.
無入而不自得
(Bất luận là ở vào hoàn cảnh nào cũng đều an nhiên tự đắc)
chính là tác dụng này.
Thế thì tại sao Mạnh Tử 孟子 lại nói:
Quân tử hữu chung thân chi ưu
君子有終身之憂
(Người quân tử có cái lo suốt đời)
君子有終身之憂
(Người quân tử có cái lo suốt đời)
Bởi vì càng là thánh nhân hào kiệt thì trách nhiệm của họ càng lớn; hơn nữa họ thường đem các loại trách nhiệm tự mình gánh vác, đòn gánh trên vai chưa có lúc nào bỏ xuống. Tăng Tử 曾子 cũng nói:
Nhậm trọng nhi đạo viễn, tử nhi hậu dĩ, bất diệc viễn hồ?
任重而道遠, 死而後已, 不亦遠乎?
(Gánh trên vai nặng mà đường thì xa, đến chết mới thôi, cũng chẳng phải là đường xa sao?)
任重而道遠, 死而後已, 不亦遠乎?
(Gánh trên vai nặng mà đường thì xa, đến chết mới thôi, cũng chẳng phải là đường xa sao?)
Lòng ưu dân, ưu quốc của nhân nhân chí sĩ, lòng bi thiên mẫn nhân của chư Thánh chư Phật, tuy nói họ một đời chịu đau khổ cũng đúng, nhưng họ ngày ngày hết lòng vì trách nhiệm, ngày ngày được cái vui trong cái khổ, cho nên rốt cuộc vẫn là vui không phải khổ.
Có người nói:
Cái khổ đó là do bởi mình gánh vác trách nhiệm mà ra, nếu ta đem trách nhiệm bỏ xuống thì há chẳng phải là mãi mãi không có cái khổ sao?
Không phải như thế, chỉ có làm xong trách nhiệm mới không có cái khổ, hoàn toàn không phải bỏ dở trách nhiệm thì không có cái khổ. Đời người nếu có thể mãi mãi giống đứa bé lên hai, ba tuổi, vốn không có trách nhiệm thì sẽ không có cái khổ. Đến lúc trưởng thành, trách nhiệm tự nhiên đè lên vai, làm sao mà tránh được? Chẳng qua có sự phân biệt trách nhiệm lớn nhỏ mà thôi. Hoàn thành được trách nhiệm lớn thì sẽ có cái vui lớn; hoàn thành được trách nhiệm nhỏ thì sẽ có cái vui nhỏ. Nếu như anh tránh né thì đó là tự đâm đầu vào bể khổ, mãi mãi không thể giải trừ.
Dịch giả: Huỳnh Chương Hưng
Nguyên tác Trung văn
TỐI KHỔ DỮ TỐI LẠC
最苦與最樂
Trong quyển
ẨM BĂNG THẤT TOÀN TẬP
飲氷室全集
Tác giả: Lương Khải Siêu 梁啟超
Văn hoá đồ thư công ty ấn hành
作者:梁启超
人生什麼事最苦呢?貧嗎?不是。失意嗎?不是。老嗎?死嗎?都不是。我說人生最苦的事,莫苦於身上背著一種未了的責任。人若能知足,雖貧不苦;若能安份(不多作份外希望),雖然失意不苦;老、死乃人生難免的事,達觀的人看得很平常,也不算什麼苦。獨是凡人生在世間一天,便有一天應該的事。該做的事沒有做完,便像是有幾千斤重擔子壓在肩頭,再苦是沒有的了。為什麼呢?因為受那良心責備不過,要逃躲也沒處逃躲呀!
答應人辦一件事沒有辦,欠了人的錢沒有還,受了人的恩惠沒有報答,得罪了人沒有賠禮,這就連這個人的面也幾乎不敢見他;縱然不見他的面,睡裡夢裡,都像有他的影子來纏著我。為什麼呢?因為覺得對不住他呀!因為自己對他的責任,還沒有解除呀!不獨是對於一個人如此,就是對於家庭、對於社會、對於國家,乃至對於自己,都是如此。凡屬我受過他好處的人,我對於他便有了責任。凡屬我應該做的事,而且力量能夠做得到的,我對於這件事便有了責任。凡屬我自己打主意要做一件事,便是現在的自己和將來的自己立了一種契約,便是自己對於自己加一層責任。有了這責任,那良心便時時刻刻監督在後頭,一日應盡的責任沒有盡,到夜裡頭便是過的苦痛日子;一生應盡的責任沒有盡,便死也帶著苦痛往墳墓裡去。這種苦痛卻比不得普通的貧困老死,可以達觀排解得來。所以我說人生沒有苦痛便罷,若有苦痛,當然沒有比這個加重的了。
翻過來看,什麼事最快樂呢?自然責任完了,算是人生第一件樂事。古語說得好:「如釋重負」;俗語亦說是:「心上一塊石頭落了地」。人到這個時候,那種輕鬆愉快,直是不可以言語形容。責任越重大,負責的日子越久長,到責任完了時,海闊天空,心安理得,那快樂還要加幾倍哩!大抵天下事從苦中得來的樂才算真樂。人生須知道有負責任的苦處,才能知道有盡責任的樂處。這種苦樂循環,便是這有活力的人間一種趣味。卻是不盡責任,受良心責備,這些苦都是自己找來的。一翻過去,處處盡責任,便處處快樂;時時盡責任,便時時快樂。快樂之權,操之在己。孔子所以說:「無入而不自得」,正是這種作用。
然則為什麼孟子又說:「君子有終身之憂」呢?因為越是聖賢豪傑,他負的責任越是重大;而且他常要把這種種責任來攬在身上,肩頭的擔子從沒有放下的時節。曾子還說哩:「任重而道遠」,「死而後已,不亦遠乎?」那仁人志士的憂民憂國,那諸聖諸佛的悲天憫人,雖說他是一輩子感受苦痛,也都可以。但是他日日在那裡盡責任,便日日在那裡得苦中真樂,所以他到底還是樂,不是苦呀!
有人說:「既然這苦是從負責任而生的,我若是將責任卸卻,豈不是就永遠沒有苦了嗎?」這卻不然,責任是要解除了才沒有,並不是卸了就沒有。人生若能永遠像兩三歲小孩,本來沒有責任,那就本來沒有苦。到了長成,責任自然壓在你的肩頭上,如何能躲?不過有大小的分別罷了。盡得大的責任,就得大快樂;盡得小的責任,就得小快樂。你若是要躲,倒是自投苦海,永遠
(網上搜查)