Friday, June 17, 2016

NHẤT CỔ TÁC KHÍ

Thành Ngữ Trung Quốc:
NHẤT CỔ TÁC KHÍ
一鼓作氣
Thành ngữ Trung Quốc Nhất cổ tác khí 一鼓作氣 có nghĩa là không ngừng nỗ lực cho đến lúc cuối. Nó bắt nguồn từ chuyện kể về thuật dụng binh của một vị quân sư nước Lỗ vào thời Xuân Thu (770-476 trước Công nguyên).
Vào lúc đó, nước Tề là một trong những vương quốc hùng mạnh nhất. Khi nước Tề đem quân sang tấn công nước Lỗ, vua nước Lỗ vô cùng lo lắng. Ông lập tức cho gọi quân sư của mình là Tào Quệ đến để giúp ông thống lĩnh ba quân đánh Tề.

Quân đội hai nước đối mặt nhau trên chiến trường.
Quân Tề nổi trống và vua Lỗ chuẩn bị xuất trận tấn công. Ngay khi ông chuẩn bị cho quân tiến lên thì Tào Quệ can rằng: “Chưa đến lúc, thời cơ chưa đến”.
Tào Quệ đưa nhà vua lên một vị trí cao hơn để có thể quan sát thế trận của quân Tề. Cả hai thấy quân Tề đang xông lên theo từng hồi trống trận mãnh liệt. Sau một lúc, tiếng trống trận của quân Tề lại vang lên báo hiệu một đợt tấn công nữa.

Vua Lỗ lại muốn hạ lệnh tấn công nhưng Tào Quệ ngăn lại và tâu với nhà vua rằng họ phải chờ đến đúng thời điểm. Quân Lỗ vẫn giữ nguyên vị trí.
Sĩ khí quân Tề sau hai lần cố gắng vô ích nhằm giao chiến với quân Lỗ bị giảm xuống. Khi tập hợp lại để chuẩn bị cho đợt tấn công thứ ba thì nhuệ khí binh lính đã suy sụp đáng kể.
Binh lính Tề đã quá mệt mỏi và chán nản sau hai đợt tấn công đầu tiên mà chẳng gặp gì ngoài chiến trường nên họ ngồi xuống để nghỉ ngơi. 

Lúc này, Tào Quệ tâu với nhà vua: “Bây giờ, thời cơ của quân ta đã đến!” và vua sau đó đã ra lệnh cho quân Lỗ lần đầu tiên nổi trống trận để tấn công. Quân Lỗ dũng cảm xông vào quân địch và sau đã giành chiến thắng.
Về sau, vua Lỗ hỏi Tào Quệ rằng tại sao ông lại ngăn quân Lỗ không giao chiến với quân thù cho đến khi chúng nổi trống trận lần thứ ba.
Tào trả lời rằng: “Sĩ khí rất quan trọng để giành thắng lợi trong một trận chiến; nó thường lên rất cao ở đợt tấn công đầu tiên và yếu đi kể từ đợt thứ hai. Khi trống trận nổi lên cho đợt tấn công thứ ba thì sĩ khí của quân Tề đã suy sụp rồi”.

“Quân ta bắt đầu nổi trống tấn công lần đầu tiên sau ba đợt tấn công của quân Tề. Đó là thời điểm mà sĩ khí quân Tề rất thấp còn chúng ta lại rất cao. Vì vậy, chúng ta có thể không ngừng gây áp lực cho đến lúc cuối và giành chiến thắng”.


Câu chuyện này được ghi lại trong “Tả truyện (左傳)” của Tả Khâu Minh năm 389 trước Công nguyên. Thành ngữ 一鼓作氣 (Nhất Cổ Tác Khí) bắt nguồn từ câu chuyện này. Cách dịch đúng nghĩa của thành ngữ này là “Ở hồi trống đầu tiên, sĩ khí (tinh thần chiến đấu) là cao nhất”. Ý nghĩa của nó là phải giữ vững tinh thần cho đến lúc cuối hoặc phải hoàn thành một việc gì đó bằng tất cả sức lực của mình.
(Sưu tầm trên mạng)
*****
成語故事:一鼓作氣
據《左傳.莊公十年》載,春秋時,齊國的軍隊違背了盟約,出兵攻打魯國。魯莊公和曹劌共乘一輛兵車,與齊國的軍隊交戰於長勺。魯莊公將擊鼓準備進擊,曹劌阻止說:「不可以。」等到齊軍敲過了三通鼓後,曹劌才說:「可以擊鼓進攻了!」魯軍戰鼓一響,激起了士兵們高昂的士氣,大家勇往直前,銳不可當,結果齊軍大敗,狼狽而逃。


這時魯莊公想乘勝追擊,卻又被曹劌阻止說:「還不可以!」接著就下車仔細觀察地面上齊軍兵車留下的軌跡,又登上車前的橫木,瞭望齊軍退走的情形,然後說:「現在可以追擊了!」於是魯軍乘勝前進,追趕落敗的齊軍,把齊軍趕出了魯國,獲得最後的勝利。魯莊公就詢問曹劌這麼做的原因何在?曹劌說:「打仗是憑著一股勇氣,第一通鼓響時,士兵的勇氣最旺盛,第二通鼓響,士氣就會稍微衰退,等到第三通鼓響,應戰的勇氣就已經消失殆盡了!


這次和齊軍作戰,他們擊了第三通鼓,我們才擊第一通鼓,正是敵人的勇氣大減,而我們士氣最旺盛的時候,所以我們才能打敗敵人。然而像齊國這樣的大國,用兵是很難猜測的,我擔心他們會有埋伏,所以下車查看,看到他們的車跡混亂,旗幟也散亂地倒下時,可以斷定他們是真的被打敗了,才敢放心地乘勝追擊。」後來原文中的「一鼓作氣」,就被用來比喻做事時要趁著初起時的勇氣去做,勇往直前,才能一舉成事。
(網上搜查)

No comments: