Tối nay ngồi xem chương trình "Chiếc thìa vàng" trong cuộc thi khu vực phía Bắc, có một đội sử dụng thêm "trái gáo" trong việc biến chế món "cá song".
Trái Gáo là gì ? Có bạn nào biết không ? Tôi thì chưa biết, ai cũng như tôi thì xin đọc phần dưới đây:
CÂY GÁO
Cây gáo, còn được gọi là cây thiên ngân, và một số loài như gáo trắng, gáo vàng, gáo tròn, là cây gỗ thường xanh thuộc họ cà phê Rubiaceae.
CÂY GÁO
Cây gáo, còn được gọi là cây thiên ngân, và một số loài như gáo trắng, gáo vàng, gáo tròn, là cây gỗ thường xanh thuộc họ cà phê Rubiaceae.
Cây gáo là cây gỗ thường xanh hoặc nửa rụng lá, thân cao tới 35m, đường kính ngang ngực tới trên 100 cm. Thân tròn, thẳng đứng, vỏ cây khi còn non có màu nâu tro, tròn nhẵn, khi trưởng thành có màu nâu, có sọc thẳng đứng.Cành nhánh dài và phẳng, ngọn hơi rủ, tán hình dù. Thân cây con màu xanh, hình 4 cạnh, thân chính và cành có lõi xốp. Lá mọc đối, hình bầu dục, dài 20 – 25 cm, rộng 12 – 17 cm, chiều dài lá có thể tới 40 – 70cm, mặt dưới có lông mượt. Hoa mọc ở ngọn, màu vàng trắng, hoa trụ vươn dài. Quả chín màu vàng hung, quả sóc 4 ngăn. Hạt nhỏ có cạnh.
Cây gáo, có các loài như : gáo trắng, gáo vàng, gáo tròn.
1. Cây Gáo trắng
Cây Gáo trắng, hay Gáo tàu, Cà tôm, Cà đam, danh pháp khoa học là Neolamarckia cadamba, nhiều tài liệu sử dụng tên Anthocephalus chinensis (tên chi xuất hiện "Lamarckia" bắt nguồn từ tên của nhà tự nhiên học người Pháp Jean-Baptiste Lamarck), các tên gọi từ các quốc gia khác khác Kadam (tiếng Bengal: কদম/কদম্ব),(tiếng Oriya: କଦମ୍ବ) (tiếng Tamil: கடம்பு). Là cây gỗ thường xanh quanh năm thuộc họ Cà phê (Thiến thảo) (Rubiaceae). Cây thuộc nhóm gỗ lớn, trong tự nhiên có thể dễ dàng tìm thấy cây cao tới 30 - 35m, thuộc tầng cây vượt tán rừng. Thân cây thuộc nhóm thân đơn trục, có các cành nhánh đâm ngang. Vỏ thân cây màu xám, gỗ giác màu trắng, gỗ lõi màu cam nhạt. Lá cây có phiến hình bầu dục dài 15–30 cm, đầu lá có mũi nhọn, đuôi lá có thể tròn hoặc tà. Mặt dưới lá có lớp lông mịn. Lá kèm sớm rụng, dạng lá kèm thon nhọn dài 1,5–2 cm. Hoa mọc ở đầu cành nhánh. Quả dạng phức kép hình cầu đường kính 2-4,5 cm.
Phân bố
Sinh thái cây thường thấy ở rừng lầy có thể bị ngập, các bình nguyên. Loài cùng thường còn sót lại trong các tổ thành tái sinh rừng thứ sinh thuộc khu vực có lượng mưa và độ ẩm cao. Gáo trắng có phân bố tự nhiên vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ Nam Trung Hoa, Nam Á, Đông Nam Á tới vùng đào Pa Pua.
Sử dụng
Lá và vỏ cây có thể được dùng để chiết xuất chất chống viêm. Ở Ấn Độ và một số nước có tôn giáo theo Hin - đu và Ấn - Độ giáo thì loài này thường được trồng như là một loài cây tôn nghiêm, hoa của nó có thể được dùng trong công nghệ tinh chiết các hoạt chất dùng là nước hoa. Gỗ Gáo trắng có tính chất cơ học không cao, có thể dễ dàng gia công cắt gọt, dùng đóng các vật gia dụng sau khi được xử lý bảo quản.
Gáo trắng là loài có ý nghĩa lâm học, được quan tâm nghiên cứu như là loài thúc đẩy quá trình tái sinh lỗ trống rừng mưa nhiệt đới, phục hồi rừng thứ sinh nghèo kiệt từ giai đoạn diễn thế rừng thảm lau sậy, tre nứa. Có thể trồng ở vùng ven bán ngập của các hồ thủy điện, tăng sinh khối gỗ cho mô hình trồng rừng kết hợp tre - gỗ. Tuy nhiên hạn chế dùng cây làm cây xanh đô thị do sinh trưởng loài nhanh, gỗ mềm dễ gãy đổ.
2. Cây Gáo vàng
Gáo vàng hay gáo nam, danh pháp hai phần: Nauclea orientalis, là một loài thực vật thuộc họ Cà phê (Thiến thảo) (Rubiaceae). Trong rừng mưa nhiệt đới loài này thuộc tầng gỗ cao hoặc tầng vượt tán. Trong tên gọi latin của nó thì "orientalis" còn có nghĩa là phương Đông. Tên chi Nauclea được cho là có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "naus" nghĩa là "tầu", còn "kleio" có nghĩa là "gần". Loài này trong tự nhiên rất dễ nhầm lẫn với loài Gáo trắng, tuy nhiên phân bổ tự nhiên của loài này hẹp hơn khi không vươn tới vùng Ấn Độ và Nam Trung Hoa, chỉ phân bổ vùng Nam Á, Đông Nam Á, đảo Papua New Guinea, và Australia. Cây gỗ lớn nhanh ưa đất ẩm, có thể sinh trưởng được ở vùng bán ngập, ven sông suối. Sinh trưởng trong tự nhiên Gáo vàng có thể cao tới 30-35m, đường kính ngang ngực có thể đạt tới 100 cm. Tán cây hình tháp, tương tự như dáng thông, tùng. Hoa mọc thành cụm màu vàng và có mùi thơm. Gỗ màu vàng hoặc hoặc, giải phẫu cấu tạo gỗ cho thấy mạch gỗ có sợi to và dài (đặc điểm này khiến cho gỗ dễ dàng sấy khô hoặc ngâm tẩm hóa chất), có thể đóng đồ gia dụng bình thường, nhưng dễ mối mục nếu không được ngâm tẩm xử lý bằng hóa chất.
3. Cây Gáo tròn
Gáo tròn là loại cây mọc hoang ở trong rừng thuộc cây thân gỗ có tên khoa học Haldina cordifolia (Roxb.) Ridsd, (Adina cordifolia (Roxb.) Benth et Hook. f. Nauclea cordifolia Roxb.), thuộc họ Cà phê (Thiến Thảo) (Rubiaceae).
Loại cây này có ở Đông Dương và Ấn Độ..., như Việt Nam, Trung Quốc, Sri Lanka, Philippines, Ấn Độ, Indonesia, Mianma, Thái Lan... cây thân gỗ có kích thước lớn cao tới 35m, đường kính đến 100cm. Gỗ gáo xẻ có bề mặt mịn sạch và đẹp nên được dùng làm đồ mỹ nghệ, nội thất, trang trí... Thân tròn thẳng đứng, vỏ cây khi còn non có màu nâu tro, tròn nhẵn. Khi trưởng thành vỏ màu nâu có sọc thẳng đứng. Cành nhánh dài và phẳng, ngọn hơi rủ, tán hình dù. Lá hình mắt chim hay trái xoan, hình tim ở gốc, có đuôi nhọn dài ở chóp, chiều dài của lá khoảng từ 10 - 30cm, rộng 8 - 20cm, màu lục sẫm và mặt trên lá nhẵn, nhạt màu hơn và mặt dưới lá có lông mềm, lá dai. Hoa vàng, thành đầu hình cầu, đường kính khoảng 18 - 25mm, xếp 1 - 3 cái, có cuống dài 3 - 9cm. Quả nang dài 3 - 4 cm rộng 2 cm ở đỉnh, hình nêm, có lông mềm. Hạt có từ 6 - 8, có cánh ở hai đầu, nhọn ở gốc và chia đôi ở đỉnh. Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ thân cây và rễ với tên dược liệu là Cortex et Radix Haldinae, Cordifoliae.
Thành phần hóa học chủ yếu ở vỏ thân cây thấy chứa tanin chiếm từ 7,27 - 9,27%, một số sắc tố màu vàng là adinin chiếm 0,09%...
Ở nước ta còn có một cây khác cũng gọi tên gáo, phây vi hoặc thkeou, tên khoa học là Anthocephalus indicus A Rich, họ Cà phê (Thiến Thảo) (Rubiaceae). Là loại cây gỗ lớn, mọc thẳng đứng, tán hình chóp, thấy ở vùng Tiên Yên, Quảng Ninh vỏ của cây cũng sắc uống làm thuốc trị sốt, ho và làm thuốc bổ. Ở Ấn Độ, người ta cũng dùng nó làm thuốc và làm thuốc bổ. Lá sắc dùng để súc miệng, quả chát dùng trị tiêu chảy, vỏ còn được dùng làm thuốc nhuộm đen rất bền màu.
Đông y cho rằng vỏ gáo tròn có công hiệu hạ sốt, khử khuẩn và làm săn da. Vì vậy nhân dân vẫn sử dụng vỏ cây gáo tròn làm thuốc hạ sốt (có thể sử dụng cả gỗ cây gáo thái mỏng sắc làm thuốc hạ sốt). Tại Ấn Độ người ta đã sử dụng vỏ gáo tròn làm thuốc sát khuẩn các vết thương. Ở Campuchia sử dụng rễ gáo tròn trị tiêu chảy và kiết lỵ. Liều sử dụng trung bình cho dạng thuốc sắc là 10 - 16g/ngày.
Dưới đây xin giới thiệu vài phương tiêu biểu trị bệnh có vị thuốc gáo tròn.
- Trị kiết lỵ, tiêu chảy : Rễ cây gáo tròn lấy một nắm to cho vào 1.000ml nước đun sôi kỹ, rồi lấy nước uống trong ngày. Mỗi lần uống chừng 100ml - 150ml.
- Trị tiêu chảy : Vỏ cây chòi mòi, cây van núi, cây gáo tròn, mỗi thứ 1 nắm như nhau, cho vào hãm lấy nước uống 3 - 4 lần trong ngày, mỗi lần chừng 100ml.
- Trị vết thương : Lấy vỏ cây gáo tròn chừng 50 - 60g, cho nước vào nấu lấy nước đặc để rửa các vết thương bị nhiễm khuẩn ngày 2 lần.
- Chữa xơ gan cổ trướng: Vỏ gáo 10g, cỏ sữa lá lớn 10g, cỏ xước toàn cây 10g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Uống liền 15 ngày.
(BlogCayCanhvn)
(Sưu tầm trên mạng)