Wednesday, April 5, 2017

CÁI HAY CỦA THƠ DỞ

Em đứng lặng nhìn chiếc lá rơi
Lá rơi lác đác bốn phương trời
Có phải lá rơi vì trận gió
Hay lá già rồi lá phải rơỉ


Trước nay, những phê bình gia thứ thiệt thường chỉ bình về thơ hay hoặc đôi khi, đưa ra những cái dở trong thơ hay. Tôi làm chuyện lội ngược dòng nước, xin bàn qua về những cái hay trong thơ dở, thứ thơ mà các vị làm công tác tòa soạn thường vứt vào sọt rác hoặc lịch sự hơn, ghi thêm một dòng chữ: "Gởi lại tác giả". Nói tóm lại, tôi xin bàn về những bài thơ chưa hề có trên mặt báo.

Theo sự nghiên cứu rất nghiêm túc của… tôi thì hai nhà thơ dở nhất khu vực châu Á là hai chàng Trịnh Hâm và Bùi Kiệm, thuộc đời Tây Minh. Chuyện này đã được nhà văn Đồ Chiểu nói qua trong Lục Vân Tiên. Thời ấy, đi thi thường phải làm 4 món thi, ca, từ, phú mà Trịnh - Bùi cứ rớt hoài thì thơ của hai "nhà thơ" này dứt khoát phải là thơ dở. Nhưng có một số anh em thân hữu cho rằng có những bài thơ còn dở hơn cả thơ ca của Trịnh – Bùị Các bạn đọc cho tôi nghe một số những bài thơ như vậỵ Đó là những bài thơ xuất hiện trên dưới 40 năm nay, đọc lên nghe cũng sướng sướng. Thôi thì tôi xin bàn về những cái hay của những bài thơ dở đó.

Có một bài gọi là Vịnh Cây Dừa:

Cha mẹ sinh ra gốc biển đông
Bị lụt trôi vào cửa Tam Quan
Ở đời ai đứng cao hơn mỗ
Nếu cao hơn mỗ ấy là tre.


Bài thơ hay ở chỗ toàn bộ kiến thức đều trật lất. Dừa sao lại sinh ra ở biển đông? Bị lụt trôi ra chứ làm sao lại trôi vào? Câu thứ ba thật huênh hoang, khoác lác bởi cây dầu, cây sao, cây…dái ngựa còn cao hơn cả dừa nữa. Dù huênh hoang khoác lác như vậy nhưng câu kết cũng biết thừa nhận rằng tre cao hơn dừa. Còn vần điệu của bài thơ thì trớt he, ngộ nghĩnh hết chỗ nói. Đọc bài thơ, người ta chỉ có thể phì cười, thú vị...

Có một bài gọi là Anh và Em:

Em giai nhân ngồi bên cửa sổ
Anh si tình đứng ở ngòai sân
Bỗng nghe chó sủa rần rần
Sảng hồn anh chạy, rách quần mới may

Thi pháp hòa thanh thơ song thất lục bát nghiêm chỉnh hết chỗ chê. Có người cho cái dở của bài thơ là từ phạm trù hình nhi thượng tình yêu lại chuyển tông sang phạm trù hình nhi hạ rách quần, nghe có vẻ phàm tục quá đáng. Vâng, cái hay của bài thơ là ở chỗ phàm tục: từ du dương anh em đến chó sủa, từ xuất thần mơ mộng của si tình đến sảng hồn chạy toé khói. Mấy ai đã có được tứ thơ biến ảo lâm ly như vậỵ Mà biết đâu, với một nhà thơ nghèo như tác giả, chuyện rách quần còn quan trọng hơn cả chuyện tán tỉnh người yêu.



Có một bài gọi là Lá rơi:

Em đứng lặng nhìn chiếc lá rơi
Lá rơi lác đác bốn phương trời
Có phải lá rơi vì trận gió
Hay lá già rồi lá phải rơỉ

Cả cái hay và cái dở của bài thơ là 2 chữ lá rơi được lập đi lập lại 4 lần khiến nội dung bài thơ vừa nghèo nàn lạc hậu, vừa có vẻ áp dụng tu từ pháp điệp ngữ. Nhưng cái ngộ nhất của bài thơ là tính triết lý: lá rơi vì gió thổi hay tự thân nó già rồi, phải rơi. Có thể là vì cả hai lý do đó. Bài thơ dừng lại ở chỗ lơ lửng. Ai nói bài thơ này dở, tôi nguyện chống đến cùng để bảo vệ tiết hạnh của nó.

Có một bài gọi là Em và Rùa:

Nhìn em mặc jupe nhảy Lăm-thôn
Nhảy mãi, lòng tôi cũng đỡ buồn
Lò ấy quả nhiên là lò lửa
Còn rùa chánh hiệu huyện Ô Môn


Bài thơ nguyên là tác phẩm hợp soạn của hai "nhà nho" đi công tác ở Cần Thơ, ngồi ăn cơm chiều trong một quán nhỏ ven sông Hậụ Phía bên kia có một bàn tiệc: một cô gái mặc jupe say sưa nhảy Lăm-thôn. Anh bồi bàn mang ra cho các "nhà nho" món rùa hấp muối. Hai câu trên là của "nhà nho" Đoàn Xuân Hải, hai câu dưới là của… tôị Ý trên không ăn nhập gì vào ý dưới; một người tả chuyện bên kia; một người nói chuyện bên nàỵ được cái bài thơ mang tính hiện thực cao vòi vọi như trụ viba của bưu điện Cần Thơ, ngoại trừ chuyện rùa Ô Môn có vẻ võ đoán.

Có bài gọi là Kế hoạch hóa:

Trai khôn lấy gái đặt vòng
Gái khôn lấy chồng thắt ống dẫn tinh
Quyết tâm kế hoạch hóa gia đình
Bớt sinh bớt đẻ hai đứa mình mới… vui chơi!

Hai câu trên có vẻ hơi tàn bạo nhưng rất chắc ăn, ai cũng có thể hiểu được. Hai câu dưới là một sự chuyển thể những khẩu hiệu của chương trình kế hoạch hóa gia đình. Cái vỏ của bài thơ là ca dao, mang tính cổ điển nhưng cái ruột của bài thơ cực kỳ hiện đạị



Cho hay, trong cái gọi là thơ hay trên đời cũng hàm chứa những điều rất dở; trong cái gọi là thơ dở trên đời cũng hàm chứa những điều rất hay. Ít ra, thơ gọi là dở cũng đem lại cho cuộc đời nụ cười thư giãn. Mà chức năng giải trí của văn chương đâu phải là nhỏ. Đồ Bì tôi có tham vọng sưu tầm, bình chú thành một tác phẩm bao gồm những bài thơ được xem là dở trên đời, để lại cho… đời sau, gọi là góp thêm một cái nhìn về văn chương cuối thiên niên kỷ. Chuyện đó có làm được hay không cũng chưa biết!


Đồ Bì