Wednesday, April 5, 2017

KHÔNG LẠNH MÀ RUN


BẤT HÀN NHI LẬT (Không lạnh mà run)
不寒而慄


Thời Hán Vũ Đế (156-87 Trước Công Nguyên), giai đoạn Tây Hán (206 TCN – 23 SCN), có một người tên là Nghĩa Tung nổi tiếng liêm khiết và chí công vô tư.
Chị của Nghĩa Tung có hiểu biết uyên thâm về y học nên đã giành được sự sủng ái của Hoàng thái hậu. Sau này Hoàng thái hậu đã giới thiệu Nghĩa Tung với Hoàng đế và ông trở thành Quan huyện lệnh.
Nghĩa Tung thực thi pháp luật rất nghiêm ngặt. Ông đưa bất cứ ai vi phạm pháp luật ra trước công lý không chút xót thương hoặc truy xét gì thêm. Cũng nhờ vậy, ông ngăn chặn được một lượng lớn những hiện tượng tham nhũng của cả cường hào quyền thế lẫn dân thường địa phương, Nghĩa Tung được Hoàng thượng đánh giá cao và ông có một sự nghiệp trị an thành công.
Khi Nghĩa Tung được bổ nhiệm làm Thái thú của tỉnh Nam Dương, ông nghe nói rằng có một quan chức địa phương tên là Ninh Thành là một người rất xảo quyệt mà không ai dám động đến.
Sau khi phát hiện tất cả những điều xấu xa mà Ninh Thành đã làm, Nghĩa Tung ngay lập tức đưa Ninh Thành ra xét xử và hành quyết.
Các tham quan khác bỏ chạy. Tất cả các vị quan còn lại và người dân ở Nam Dương đều sợ mà không dám vi phạm pháp luật nữa. Họ thận trọng trong từng lời nói và hành vi của mình để tránh mắc phải những việc phi pháp.
Nhờ vắng bóng những quan chức tham nhũng và ý thức xã hội được nâng cao, Nam Dương đã trở thành một nơi yên bình cho người dân sinh sống.


Sau đó, Nghĩa Tung được bổ nhiệm làm Thái thủ tỉnh Định Tương. Thời điểm đó, nhiều cuộc đụng độ ở khu vực giữa quân Hán và người Hung Nô khiến Định Tương trở nên như một chiến trường. Một số quan chức bị mua chuộc dễ dàng, người dân khổ ải lầm than. Kết quả khu vực này luôn trong tình trạng hỗn loạn.
Sau khi nhậm chức nơi đó, Nghĩa Tung liền lấy lời khai của hơn 200 trọng phạm, đồng thời bắt giữ hơn 200 người thân và bằng hữu của họ vì đã nhận hối lộ để bào chữa cho tội lỗi của những trọng phạm đó. Kết quả, trong duy nhất một ngày Nghĩa Tung đã kết án hơn 400 người.
Từ ngày đó trở đi, bất cứ khi nào tên của Nghĩa Tung đã được đề cập, tội phạm lập tức sợ hãi và run bắn như thể đang bị lạnh.
Câu chuyện này về Nghĩa Tung đã được đề cập trong ” Sử ký Tư Mã Thiên”, hoặc “Sử ký” (1). Cụm từ ‘Bất hàn nhi lật’ – Không lạnh mà run hay 不寒而慄 (bù hán ér lì) xuất phát từ câu chuyện nói trên.
Sau đó, cụm từ này được sử dụng như một thành ngữ. Ý nghĩa của nó là dù trời không lạnh nhưng lại khiến người ta rùng mình. Thành ngữ này được sử dụng để mô tả trạng thái cực kỳ sợ hãi hoặc khi một điều gì đó khiến người ta sợ dựng tóc gáy.
Ghi chú:
“Sử ký Tư Mã Thiên” (史記, Shǐjì), được viết bởi nhà sử học vĩ đại của Trung Quốc Tư Mã Thiên, gồm 130 chương chứa đựng hơn 2.000 năm lịch sử Trung Quốc, từ thời vị Hoàng Đế thần thoại (2600 TCN) đến triều đại Hán Vũ Đế (87 TCN). Câu chuyện về Nghĩa Tung được ghi lại trong tiểu sử của các quan tại triều, thuộc chương 122 trong sách này.
(Sưu tầm trên mạng)


成語典故:不寒而慄
義縱,西漢河東人。他有個姐姐叫姁,因醫術高明而受到太后寵幸,義縱也因而獲得縣令的官職。義縱為官執法嚴酷,不迴避貴族和皇親,也剷除不少地方勢力,頗受皇帝賞識,官運亨通。
義縱從河內調任為南陽太守,聽說當時的關都尉寧成為政兇狠險惡,沒人敢得罪他。等義縱到達南陽關口,寧成恭敬迎接,隨行在旁,但義縱盛氣凌人,不以禮對待寧成。到郡府後,義縱開始審理寧成的罪行,並將寧氏家族完全滅除。當地孔姓和暴姓兩大富豪都奔逃而去,南陽的官吏人民都害怕的謹言慎行,不敢出差錯。
平氏縣的朱彊、杜衍縣的杜周是義縱得力下屬,都被任用升為廷史。此時漢朝軍隊屢次從定襄出兵攻打匈奴,定襄的官吏百姓人心散亂,風俗敗壞,於是朝廷就派義縱任定襄太守。


義縱上任後,捉拿定襄牢中沒有戴刑具的重罪犯二百多人,以及他們的親友兄弟私自探監的也有二百多人。義縱把他們全部抓起來審問,說這些人企圖為重罪犯人開脫,全部處死。這天上報被殺的共有四百多人。之後,郡中的人民聽到消息,儘管天氣不寒冷,竟都害怕的發抖,就連奸詐刁猾的人都輔佐官吏管理政事。
後來,「不寒而慄」這句成語就從這裡演變而來,用來形容內心非常恐懼。
--摘編自正見網
(大紀元)


No comments: