Câu thành ngữ Trung Hoa “Kỵ Hổ Nan Hạ”, dịch nghĩa là “đã cưỡi trên lưng hổ rồi thì khó mà xuống lắm”, được dùng để diễn tả một tình huống mà trong đó một người bị mắc kẹt trong một tình cảnh khó khăn mà không có đường ra.
Câu thành ngữ này dựa vào một câu chuyện kể về nhân vật Ôn Kiều trong bộ sách “Tấn Thư,” vốn là một bộ sách chính thức ghi chép lại về giai đoạn lịch sử đời nhà Tấn từ năm 265 đến năm 420 SCN.
Ôn Kiều là một vị quân thần và tướng lĩnh dưới triều đại nhà Đông Tấn (317–420 SCN). Ông là một cận thần trung thành của Hoàng đế Tư Mã Viêm, là hoàng đế trị vì đất nước vào thời đó.
Một thống lĩnh cấp cao tên là Tôn Quân đã dấy binh tạo phản chống lại hoàng đế và sau đó đã chiếm giữ được kinh thành. Ôn Kiều đã rất lo lắng và điều động một đạo quân liên minh để đánh đuổi đội quân tạo phản của tướng Tôn.
Ôn Kiều đã ghé thăm tướng Đào và nói rằng, “Trong tình cảnh hiện tại, thì không còn cách nào khác nữa. Nó giống như ông đang cưỡi trên lưng hổ và không thể xuống được. Để xuống được thì cách duy nhất là phải giết hổ.”
Cuối cùng Ôn Kiều đã thuyết phục được tướng Đào ở lại với đội quân liên minh. Đội quân liên minh đã ổn định và cuối cùng đánh bại được quân tạo phản.
Về sau, cách nói “kỵ hổ nan hạ,” “cưỡi trên lưng hổ rồi thì khó mà xuống” đã trở thành một câu thành ngữ. Nó có nghĩa là đối mặt với một tình thế song đề, hoặc mắc kẹt trong một tình huống khó khăn, mà không có cách thoát ra và chỉ có thể biết được kết cục khi đi đến bước cuối cùng.
Thành ngữ này cũng tương tự như thành ngữ tiếng Anh “have a tiger by the tail” (bắt một con hổ đằng đuôi)
(Sưu tầm trên mạng)
骑虎难下 - 典故
东晋成帝的时候,大臣温峤组织了一支联军去讨伐叛乱之徒。在战争的初期,有几路联军连连失利,军中粮食也快用完了。这种境况很让主帅陶侃着急,他生气地对温峤说:“你动员我来时,说一切都已安排妥当,现在交战不久,军粮就快完了,如果不能马上供应军粮,我只有撤军。”
温峤对陶侃说:“自古以来,要想打胜仗,首先得内部团结。现在我军虽然乏粮,处境困难,可如果马上撤军,不仅会让人耻笑我们,而且也会使叛军更加嚣张。我们目前的处境,正如骑在猛兽的身上,不把猛兽打死,怎么能够下得来呢?咱们只有一鼓作气坚持到底呀!”
陶侃接受了温峤的劝说,率军奋勇杀敌,终于打败了叛军。
温峤劝说陶侃的“骑猛兽安可下哉”一句话,后来演变成了成语“骑虎难下”。表示事情发展到一定程度想要停下来已经不可能,因而骑虎难下也含有进退两难的意思。
(百度百科)