Trên thế giới không có một cuộc tranh cãi nào có phần thắng
Cãi nhau, thứ mà tất cả những người trong cuộc nhận được đều là sự thua cuộc, không có người thắng mà chỉ có ai thua thảm hơn ai mà thôi.
Khi giữa chúng ta xảy ra cãi vã, để nhanh chóng “hạ bệ” đối phương, chúng ta sẽ công kích đối phương trên phương diện đạo đức. Và khi đó, vấn đề không còn là “hai bên, ai đúng, ai sai” nữa mà đã nâng cấp thành một “trận chiến công kích về nhân cách” và “trận chiến bảo vệ nhân cách”.
Vì thế, khi cãi nhau đến một mức độ nhất định, chúng ta không còn cãi nhau để phân rõ ai đúng ai sai nữa mà đơn giản chỉ để thắng, để hả hê. Chúng ta bị chính cảm xúc của mình “dắt mũi”, và vì thế, cãi vã trở thành quá trình chúng ta đấu tranh với cảm xúc của bản thân. Hay nói cách khác, kẻ thù thực sự khi chúng ta cãi nhau không phải là đối thủ đối diện mà chính là cảm xúc của chúng ta.
Bản chất của cãi nhau chính là dùng sai lầm của người khác để trừng phạt bản thân. Vậy thì hà cớ gì phải khổ sở mà tranh cãi?
Người thông minh sẽ hiểu được “đạo” trong xử thế
Có một thực tế không thể phủ nhận là: Cái đẹp của mỗi con người không chỉ đến từ nhan sắc mỹ miều mà còn xuất phát từ nội tâm. Chỉ cần trong tâm luôn chứa đựng những suy nghĩ lương thiện, một cách tự nhiên, chúng ta sẽ trở nên đẹp đẽ và cao quý.
Sự chân thành của con người cũng không đến từ những lời lẽ hoa mỹ, mà là từ tâm hồn thuần khiết. Thiện ác chỉ cách nhau ở một niệm, nhưng khác biệt đã cách xa vạn dặm. Bởi vậy mới có câu nói: “Đừng vì việc thiện nhỏ mà không làm, đừng vì việc ác nhỏ mà làm”.
Chỉ cần trong tâm luôn chứa đựng những suy nghĩ lương thiện, một cách tự nhiên, chúng ta sẽ trở nên đẹp đẽ và cao quý. (Ảnh: Minghui)
Sống trong trần thế, không cầu hư danh, chỉ cầu không thẹn; không cầu được nhiều lợi, mà chỉ cầu tâm an. Người có thể thản thản đãng đãng tất sẽ an nhiên tự tại, lời nói sẽ thiện, việc làm sẽ chân chính.
Giữa người với người, ngôn ngữ không phải là phương thức câu thông duy nhất. Một ánh mắt thiện ý, một nụ cười hữu hảo, một hành động nhường nhịn, đều có thể khiến nhân tâm sinh ra tình cảm ấm áp.
Đôi khi, giữa người với người mà phát sinh tranh luận, phần lớn là bởi quá quan tâm tới cái nhìn của người khác. Tuy nhiên, người thông minh sẽ không bao giờ tham gia vào các cuộc tranh luận vô vị này. Đối với người thông minh, có những lời họ không bao giờ nói ra, tránh làm tổn thương người khác; có những lý lẽ không bao giờ đem ra so đo, tránh làm tổn thương cảm xúc, có những việc không tranh luận, tránh rước họa vào thân.
Bởi lẽ nếu những cuộc tranh luận có giá trị mang lại cho người ta thì những cuộc tranh luận vô vị chỉ khiến các bên mệt mỏi, căng thẳng, tổn thương cả sức lực và tinh thần mà chẳng đem lại lợi ích gì.
Thế nên trong những trường hợp như thế này, việc tốt nhất nên làm là lùi một bước, phía sau là trời cao biển rộng. Nhường nhịn nhiều hơn một chút, sẽ có thể tránh được những hối hận và phiền toái không cần thiết. Tranh luận vô vị, tựa như hai người đổ rác vào nhau, khiến tinh thần hao tổn lại tổn thương thân thể.
Sống trên đời, bất cứ ai cũng nên rèn đức tính khiêm tốn và cố gắng có được một trái tim lương thiện, biết hoán đổi vị trí để suy nghĩ cho mình, cho người.
Thực ra, cuộc sống rất đơn giản, chính là hãy nên sống cho giây phút hiện tại, trân trọng cuộc sống trước mắt, bởi biết đâu, đến phút giây sau, những thứ vừa ở phút giây trước đã mãi mãi thuộc về quá khứ, chỉ tồn tại trong ký ức mà không thể vãn hồi…
Tuệ Tâm