Một nhà máy sẽ trở nên cực kỳ nổi bật với lối kiến trúc không lẫn vào đâu được khi nhìn từ trên cao. Điều này sẽ khiến nó trở thành mục tiêu cực kỳ dễ tấn công đối với các máy bay của đối phương. Nguồn ảnh: History.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, người ta đã tìm cách ngụy trang cho các nhà máy cực lớn bằng việc… xây dựng cả một thành phố giả trên nóc nhà máy. Nguồn ảnh: History.
Các thành phố giả này sẽ bao gồm cây cối giả, thảm cỏ giả, nhà cửa giả và tất nhiên, cả người cũng giả. Nguồn ảnh: History.
Khi nhìn từ trên cao, sẽ rất khó nhận ra quang cảnh ở dưới đất là một phu dân cư rộng lớn hay tất cả chỉ là giả tạo vì thường các máy bay do thám sẽ bay ở độ cao ít nhất cũng vài ba kilomets. Nguồn ảnh: History.
Cả một khu nhà máy rộng hàng hàng vạn mét vuông sẽ được ngụy trang thành mộtt “thành phố xanh” khi nhìn từ trên không. Nguồn ảnh: History.
Khó có thể nhận ra khu dân cư này là giả khi nhìn từ trên độ cao vài kilomets. Nguồn ảnh: History.
Kể cả ngay khi nhìn cận cảnh cũng rất khó có thể nhận ra được tất cả chỉ là ngụy trang và bên dưới “quả đồi” nhân tạo kia là cả một nhà máy sản xuất vũ khí. Nguồn ảnh: History.
Cận cảnh bên dưới lớp ngụy trang là một nhà máy với hàng chục nghìn công nhân đang làm việc được ngụy trang rất kín đáo. Nguồn ảnh: History.
Đường dây điện ra vào nhà máy cũng được nâng cao lên, biến thành những đường điện dân dụng trong khu dân cư. Nguồn ảnh: History.
Thành phố xanh là kiểu ngụy trang được Mỹ sử dụng để đề phòng nước Mỹ sẽ bị Nhật tấn công sau trận Trân Châu Cảng. Nguồn ảnh: History.
Bên dưới lớp ngụy trang. Nguồn ảnh: History.
Thậm chí cả bãi đỗ xe ô-tô cũng được ngụy trang một cách kỹ càng. Thực tế là Không quân Nhật Bản chưa từng có một cuộc tấn công quy mô lớn nào vào bên trong lãnh thổ nước Mỹ. Nguồn ảnh: History.
(Sưu tầm trên mạng)
Link tham khảo:
No comments:
Post a Comment