Tuy nhiên, trước đó, từ gốc của ca-ve là cavalier của tiếng Pháp đã được dùng phổ biến ở miền Bắc từ những năm đầu thế kỷ 20 (qua đường mượn âm và dùng ở dạng giống cái (cavalière), nghĩa là bạn nhảy nữ. Vào thời đó, do quan niệm nam nữ thụ thụ bất thân, hầu như không có phụ nữ Việt Nam chịu khiêu vũ nên bạn nhảy nữ đều là chuyên nghiệp. Họ được gọi là ca-va-li-e, hoặc kỵ nữ (do cavalier nghĩa là kỵ sĩ) hoặc vũ nữ (tức làm việc tại vũ trường, nghe sang hơn là gái nhảy vốn làm ở tiệm nhảy).
Sau năm 1954, vũ trường biến mất ở miền Bắc nhưng lại thịnh hành dần ở miền Nam. Từ ca-va-li-e theo đó cũng biến mất, thay vào đó là sự xuất hiện của các từ ca-ve và ca nhe, lấy âm tiết đầu và âm tiết cuối của từ gốc mà phát âm theo kiểu miền Nam. Thời này ca-ve vẫn còn là vũ nữ, làm việc chủ yếu ở vũ trường. Còn nếu có làm gì thêm ở đâu khác thì đó không phải là đặc điểm nghề nghiệp của họ. Nghĩa là ca-ve chỉ là một gái nhảy đơn thuần, không hơn không kém.
Sau 30-04-1975, các vũ trường lại dần biến mất. Nhưng đến cuối những năm 80 của thế kỷ 20, khi các vũ trường xuất hiện trở lại, làm bạn nhảy với khách vẫn là công việc chính của các cô vũ nữ. Việc ra ngoài chơi với khách vẫn nằm ngoài phạm vi công việc của ca-ve. Còn nếu ai đi khách ngoài vũ trường chỉ có thể là nhảy dù/ đi dù (nghĩa là còn bí mật làm gái nhảy kiêm hành nghề mại dâm).
Nghề Ca-ve ở thời kỳ này nhảy đầm không lương, chỉ có tiền bo tùy tâm của khách nhảy (nếu tranh được khách). Bởi vậy, nếu không nhảy dù thì làm sao sống? Dần dần cái “việc kiếm thêm” lại thành việc duy nhất mà các cô ca-ve biết làm. Đến bây giờ thì bất cứ cô gái nào đi khách cũng có thể được gọi là ca-ve, dù mặt mũi cái sàn nhảy ra sao, có nhiều cô ca-ve chưa hề biết đến. Như vậy, ca-ve từ nghĩa ban đầu là bạn nhảy nữ đã bị biến dạng thành gái bia ôm, gái đứng đường, gái ăn sương, v.v... Khi dịch ngược lại tiếng Pháp, tất cả các ca-ve loại này được dịch là pute, không dùng lại từ cavalière được.
Về chuyện đời cô ca-ve vũ nữ Cẩm Nhung và ca khúc "Bài hát cho người kỹ nữ" (Nhật Ngân - Duy Trung)
Một trong những ca-ve (vũ nữ) nổi tiếng nhất cuối thập niên 50 đầu thập niên 60 của thế kỷ 20 là Cẩm Nhung. Cô sinh năm 1940 tại Hà Nội, năm 15 tuổi, cô gia đình di cư vào Nam. Sau đó không lâu, do cha lâm bệnh mất nên Cẩm Nhung phải bỏ học, xin vào làm tiếp viên trong một nhà hàng. Thời kỳ này, phong trào nhảy đầm nổi lên rầm rộ, Cẩm Nhung chuyển sang làm ca-ve (tức gái nhảy, vũ nữ) chuyên nghiệp. Ở tuổi chưa tới 19, lại sở hữu thân hình quyến rũ, Cẩm Nhung nhanh chóng trở thành nữ hoàng vũ trường Kim Sơn trên đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi), làm lu mờ các ngôi sao sáng nhất thời điểm đó.
Tuy nhiên, chính tại nơi đây đã khởi đầu cho bi kịch cuộc đời của vũ nữ Cẩm Nhung. Cô quen tay với trung tá công binh Trần Ngọc Thức - một sĩ quan của Việt nam Cộng Hòa lớn hơn cô cả chục tuổi. Vụ việc đến tai bà Năm Rađô - vợ của trung tá Thức. Và bà Hoạn Thư này đã ra tay tàn độc với Cẩm Nhung, gây ra vụ đánh ghen tàn bạo và rùng rợn nhất từng được ghi nhận tại thành phố này, gây chấn động cả Sài Gòn và miền Nam.
Bà Năm Ra-đô đã thuê hai tên giang hồ có cỡ với giá 2 lượng vàng để làm cái việc hủy diệt nhan sắc của cô vũ nữ bằng cách tạt axít mà báo chí thời bấy giờ đánh giá đây là vụ đánh ghen bằng axit lần đầu tiên xảy ra trong giới thượng lưu Sài Gòn, là tâm điểm quan tâm của nhiều tầng lớp. Vụ việc rúng động này diễn ra lúc 22 giờ đêm ngày 17-07-1961, khi vũ nữ Cẩm Nhung rời khỏi nhà để đến vũ trường Kim Sơn thì bất ngờ từ bên kia đường một gã đàn ông băng nhanh qua đường, tiến về phía cô. Cẩm Nhung chưa kịp phản ứng thì gã đàn ông đã tạt mạnh ca axít vào mặt cô. Cẩm Nhung chỉ kịp kêu lên: “Chết tôi rồi, cứu tôi với” rồi ngã gục trên đường. Người đàn ông sau khi tạt axít đã băng qua bên kia đường, leo lên xe taxi mở cửa chờ sẵn, trên ấy có bà Năm Rađô.
Nghe tiếng kêu cứu, một số người đi đường đã chạy đến, họ thấy Cẩm Nhung nằm quằn quại dưới đường, mùi axít xông lên hôi nồng. Một người đàn ông đã ôm nạn nhân lên xe taxi, chở đến Bệnh viện Đô Thành (Bệnh viện Sài Gòn ngày nay). Do Bệnh viện Đô Thành không có khả năng trị bỏng, nhất là bỏng axít, nạn nhân sau đó đã được chuyển đến Bệnh viện Đồn Đất (Bệnh viện Nhi Đồng 2 ngày nay) lúc 2h sáng ngày 18-07-1961.
Vụ đánh ghen đã tạo nên một dư chấn không nhỏ vì đây được coi là vụ tạt axit đầu tiên ở Sài Gòn. Báo chí đưa tin liên tục, Cẩm Nhung được đưa vào bệnh viện chữa trị nhưng không thể cứu vãn. Căm phẫn trước hành động ác độc ấy, nhiều người bạn của cô đã hùn tiền lại mời luật sư bảo vệ cho Cẩm Nhung. Thế nhưng, thời ấy, thế lực của bà Năm Rađô rất mạnh nên hầu như vụ việc không thể nào làm sáng tỏ.
Vụ việc đến tai bà Trần Lệ Xuân, vợ của Ngô Đình Nhu. Đích thân bà Trần Lệ Xuân cũng đã đến thăm và đưa Cẩm Nhung sang nước ngoài chữa trị. Nhưng do vết thương quá nặng nên các bác sĩ ở đây cũng không thể giúp cô.
Dưới áp lực của vợ là Trần Lệ Xuân, cố vấn Ngô Đình Nhu đã buộc tay trung tá đa tình kia giải ngũ. Song, một phiên tòa đã được mở sau khi vụ tạt axit xảy ra gần ba tháng. Bà Năm và tên giang hồ bị tuyên phạt mỗi người 20 năm tù.
Tuy nhiên, vụ án sau đó bị đình lại rồi rơi vào quên lãng do chế độ Ngô Đình Diệm bị sụp đổ, bà Trần Lệ Xuân phải lưu vong ở nước ngoài, lời hứa bao bọc Cẩm Nhung đến suốt đời của bà Xuân cũng gác lại. Gia đình trung tá Thức đổ vỡ. Ông tiếp tục sống một cách khép kín. Vợ ông, bà Nguyệt (Năm Rađô) vào chùa để sống hết những ngày còn lại.
Mất chỗ bấu víu, hận đời hận người, Cẩm Nhung chán nản lao vào đập phá, nghiện ngập, hút thuốc, uống rượu… Sau khi tiêu tán hết tài sản và hai người thân nhất qua đời, năm 1969, Cẩm Nhung phóng tấm ảnh có cô và trung tá Thức mang trước ngực lê la khắp các đường phố Sài Gòn để khất thực.
Những năm tháng Cẩm Nhung lang thang trên khắp nẻo Sài Gòn sau khi bị nạn, cũng là lúc trên sân khấu ca nhạc đang thịnh hành ca khúc Bài ca cho người kỹ nữ của hai tác giả Nhật Ngân – Duy Trung. Người ta kể rằng, mỗi khi đang đi ăn xin trên đường, tình cờ nghe bài hát Bài ca cho người kỹ nữ vang lên, Cẩm Nhung luôn ôm mặt khóc, đứng tựa vào đâu đó thật lâu rồi mới dò gậy đi ăn xin tiếp. Không ai có thể quên được đoạn hát đã đi vào ám ảnh trong tâm trí người vũ nữ nóng bỏng năm ấy:
Tuy nhiên, chính tại nơi đây đã khởi đầu cho bi kịch cuộc đời của vũ nữ Cẩm Nhung. Cô quen tay với trung tá công binh Trần Ngọc Thức - một sĩ quan của Việt nam Cộng Hòa lớn hơn cô cả chục tuổi. Vụ việc đến tai bà Năm Rađô - vợ của trung tá Thức. Và bà Hoạn Thư này đã ra tay tàn độc với Cẩm Nhung, gây ra vụ đánh ghen tàn bạo và rùng rợn nhất từng được ghi nhận tại thành phố này, gây chấn động cả Sài Gòn và miền Nam.
Bà Năm Ra-đô đã thuê hai tên giang hồ có cỡ với giá 2 lượng vàng để làm cái việc hủy diệt nhan sắc của cô vũ nữ bằng cách tạt axít mà báo chí thời bấy giờ đánh giá đây là vụ đánh ghen bằng axit lần đầu tiên xảy ra trong giới thượng lưu Sài Gòn, là tâm điểm quan tâm của nhiều tầng lớp. Vụ việc rúng động này diễn ra lúc 22 giờ đêm ngày 17-07-1961, khi vũ nữ Cẩm Nhung rời khỏi nhà để đến vũ trường Kim Sơn thì bất ngờ từ bên kia đường một gã đàn ông băng nhanh qua đường, tiến về phía cô. Cẩm Nhung chưa kịp phản ứng thì gã đàn ông đã tạt mạnh ca axít vào mặt cô. Cẩm Nhung chỉ kịp kêu lên: “Chết tôi rồi, cứu tôi với” rồi ngã gục trên đường. Người đàn ông sau khi tạt axít đã băng qua bên kia đường, leo lên xe taxi mở cửa chờ sẵn, trên ấy có bà Năm Rađô.
Nghe tiếng kêu cứu, một số người đi đường đã chạy đến, họ thấy Cẩm Nhung nằm quằn quại dưới đường, mùi axít xông lên hôi nồng. Một người đàn ông đã ôm nạn nhân lên xe taxi, chở đến Bệnh viện Đô Thành (Bệnh viện Sài Gòn ngày nay). Do Bệnh viện Đô Thành không có khả năng trị bỏng, nhất là bỏng axít, nạn nhân sau đó đã được chuyển đến Bệnh viện Đồn Đất (Bệnh viện Nhi Đồng 2 ngày nay) lúc 2h sáng ngày 18-07-1961.
Vũ nữ Cẩm Nhung trước và sau khi bị tạt axít
Vụ đánh ghen đã tạo nên một dư chấn không nhỏ vì đây được coi là vụ tạt axit đầu tiên ở Sài Gòn. Báo chí đưa tin liên tục, Cẩm Nhung được đưa vào bệnh viện chữa trị nhưng không thể cứu vãn. Căm phẫn trước hành động ác độc ấy, nhiều người bạn của cô đã hùn tiền lại mời luật sư bảo vệ cho Cẩm Nhung. Thế nhưng, thời ấy, thế lực của bà Năm Rađô rất mạnh nên hầu như vụ việc không thể nào làm sáng tỏ.
Vụ việc đến tai bà Trần Lệ Xuân, vợ của Ngô Đình Nhu. Đích thân bà Trần Lệ Xuân cũng đã đến thăm và đưa Cẩm Nhung sang nước ngoài chữa trị. Nhưng do vết thương quá nặng nên các bác sĩ ở đây cũng không thể giúp cô.
Dưới áp lực của vợ là Trần Lệ Xuân, cố vấn Ngô Đình Nhu đã buộc tay trung tá đa tình kia giải ngũ. Song, một phiên tòa đã được mở sau khi vụ tạt axit xảy ra gần ba tháng. Bà Năm và tên giang hồ bị tuyên phạt mỗi người 20 năm tù.
Tuy nhiên, vụ án sau đó bị đình lại rồi rơi vào quên lãng do chế độ Ngô Đình Diệm bị sụp đổ, bà Trần Lệ Xuân phải lưu vong ở nước ngoài, lời hứa bao bọc Cẩm Nhung đến suốt đời của bà Xuân cũng gác lại. Gia đình trung tá Thức đổ vỡ. Ông tiếp tục sống một cách khép kín. Vợ ông, bà Nguyệt (Năm Rađô) vào chùa để sống hết những ngày còn lại.
Mất chỗ bấu víu, hận đời hận người, Cẩm Nhung chán nản lao vào đập phá, nghiện ngập, hút thuốc, uống rượu… Sau khi tiêu tán hết tài sản và hai người thân nhất qua đời, năm 1969, Cẩm Nhung phóng tấm ảnh có cô và trung tá Thức mang trước ngực lê la khắp các đường phố Sài Gòn để khất thực.
Những năm tháng Cẩm Nhung lang thang trên khắp nẻo Sài Gòn sau khi bị nạn, cũng là lúc trên sân khấu ca nhạc đang thịnh hành ca khúc Bài ca cho người kỹ nữ của hai tác giả Nhật Ngân – Duy Trung. Người ta kể rằng, mỗi khi đang đi ăn xin trên đường, tình cờ nghe bài hát Bài ca cho người kỹ nữ vang lên, Cẩm Nhung luôn ôm mặt khóc, đứng tựa vào đâu đó thật lâu rồi mới dò gậy đi ăn xin tiếp. Không ai có thể quên được đoạn hát đã đi vào ám ảnh trong tâm trí người vũ nữ nóng bỏng năm ấy:
Bài ca cho người kỹ nữ - Nhạc: Nhật Ngân - Duy Trung (Trình bày: Ý Lan)
Vào đầu năm 2013, Cẩm Nhung qua đời ở tuổi 73 tại một xóm trọ nghèo ở thị xã Hà Tiên (Kiên Giang), nơi những người ăn xin, bán vé số, bốc vác tứ xứ đến thuê ở trọ. Bà được những người đồng cảnh ngộ lo cho một quan tài loại rẻ tiền, rồi đưa ra nghĩa địa... kết thúc cuộc đời đầy hào quang nhưng thấm đẫm nước mắt của cô vũ nữ lừng danh nửa thế kỷ trước.
Theo: Atabook