Căn cứ chủ yếu cho Nhạc Phi là tác giả của bài từ Mãn giang hồng đó là trong Tàng Nhất thoại du 藏一话腴 của Trần Úc 陈郁 đời Tống có đề cập thời của Nhạc Phi, ghi rằng Vũ Mục 武穆
Câu này nói rõ trong những trước tác thời bấy giờ đã có ghi chép về Mãn giang hồng. Thêm vào đó, trong bi lâm 碑林 nơi miếu Nhạc Phi tại huyện Thang Âm 汤阴 tỉnh Hồ Nam 湖南 có một tấm bia, bên trên có khắc toàn bài Mãn giang hồng. Bia được khắc vào năm Thiên Thuận 天顺 thứ 2 triều Minh, tức năm 1458, do Vương Hi 王熙, người cùng huyện với Nhạc Phi soạn. Gia tộc Vương Hi nối đời cư trú tại Thang Âm, nên có lẽ không dám nguỵ tạo.
Căn cứ chủ yếu cho rằng bài từ Mãn giang hồng không phải do Nhạc Phi sáng tác mà do người khác nguỵ tác là:
Trong những trước tác của hai triều Tống – Nguyên không có ghi chép về bài từ này, mà nó được thấy sớm nhất là vào năm Hoằng Trị 弘治 thứ 15 triều Minh, tức năm 1536; hơn nữa, trong tập Kim Đà tuý biên 金陀粹编 của cháu Nhạc Phi là Nhạc Kha 岳珂 cũng không chép bài từ này. Ngoài ra, nhìn từ nội dung của bài cũng khiến người ta hoài nghi. Sinh tiền, địa điểm mà Nhạc Phi đối kháng với quân Kim là tại vùng lưỡng Hồ, Hà Nam. Chí hướng của ông ở nơi đó, đánh phủ Hoàng Long 黄龙, trong địa phận tỉnh Cát Lâm phía đông bắc, còn Hạ Lan sơn 贺兰山 mà bài từ nói đến:
thì ở tại vùng Cam Túc, Ninh Hạ phía tây bắc. Chỉ đến thời Minh mới có mâu thuẫn kịch liệt với Thát Đát 鞑靼 ở tây bắc, đồng thời có chiến tranh tại vùng Hạ Lan sơn. Cho nên một số người căn cứ vào đó cho rằng, bài từ này xuất xứ từ một vị tướng lĩnh nào đó ở đời Minh. Đồng thời, học giả Đài Loan Tôn Thuật Vũ 孙述宇 trong bài Nhạc Phi đích ‘Mãn giang hồng’ – nhất cá văn học đích chất nghi 岳飞的 ‘满江红’ - 一个文学的质疑 đề xuất, những điều mà bài từ miêu tả là sự tích và điển cố về Nhạc Phi, dùng sự tích và điển cố tự thân để viết bài từ, dường như không thể tưởng tượng được; hơn nữa phong cách của bài từ khác xa bài Tiểu trùng sơn 小重山 của Nhạc Phi.
Từ hai điểm này kết luận, bài Mãn giang hồng không thể do Nhạc Phi sáng tác mà là nguỵ tác của người đời sau.
Hựu tác “Mãn giang hồng”, trung phẫn khả kiến
又作 “满江红”, 忠愤可见
(Lại sáng tác bài “Mãn giang hồng”, có thể thấy lòng trung trinh và căm phẫn)
Câu này nói rõ trong những trước tác thời bấy giờ đã có ghi chép về Mãn giang hồng. Thêm vào đó, trong bi lâm 碑林 nơi miếu Nhạc Phi tại huyện Thang Âm 汤阴 tỉnh Hồ Nam 湖南 có một tấm bia, bên trên có khắc toàn bài Mãn giang hồng. Bia được khắc vào năm Thiên Thuận 天顺 thứ 2 triều Minh, tức năm 1458, do Vương Hi 王熙, người cùng huyện với Nhạc Phi soạn. Gia tộc Vương Hi nối đời cư trú tại Thang Âm, nên có lẽ không dám nguỵ tạo.
Ngoài ra một ở số câu cụ thể trong bài từ, một số học giả cũng hồi đáp những nghi vấn mà những người phủ định nêu ra. Như học giả Đài Loan Lý An 李安 trong bài viết năm 1980, căn cứ vào những khảo chứng sử thực với những từ trong bài Mãn giang hồng đã đưa ra kết luận: với bài Mãn giang hồng, Nhạc Phi đã “biểu đạt cảm thụ chân thực của con người mình, sáng tác vào hạ tuần tháng 9 năm 1133 tại Cửu Giang 九江.”
Nghi điểm về bài Mãn giang hồng
Nghi điểm về bài Mãn giang hồng
Căn cứ chủ yếu cho rằng bài từ Mãn giang hồng không phải do Nhạc Phi sáng tác mà do người khác nguỵ tác là:
Trong những trước tác của hai triều Tống – Nguyên không có ghi chép về bài từ này, mà nó được thấy sớm nhất là vào năm Hoằng Trị 弘治 thứ 15 triều Minh, tức năm 1536; hơn nữa, trong tập Kim Đà tuý biên 金陀粹编 của cháu Nhạc Phi là Nhạc Kha 岳珂 cũng không chép bài từ này. Ngoài ra, nhìn từ nội dung của bài cũng khiến người ta hoài nghi. Sinh tiền, địa điểm mà Nhạc Phi đối kháng với quân Kim là tại vùng lưỡng Hồ, Hà Nam. Chí hướng của ông ở nơi đó, đánh phủ Hoàng Long 黄龙, trong địa phận tỉnh Cát Lâm phía đông bắc, còn Hạ Lan sơn 贺兰山 mà bài từ nói đến:
Giá trường xa đạp phá Hạ Lan sơn khuyết
驾长车踏破贺兰山阙
(Cưỡi chiến xa vung roi thẳng tiến, đạp bằng từng cửa khẩu ở Hạ Lan sơn)
thì ở tại vùng Cam Túc, Ninh Hạ phía tây bắc. Chỉ đến thời Minh mới có mâu thuẫn kịch liệt với Thát Đát 鞑靼 ở tây bắc, đồng thời có chiến tranh tại vùng Hạ Lan sơn. Cho nên một số người căn cứ vào đó cho rằng, bài từ này xuất xứ từ một vị tướng lĩnh nào đó ở đời Minh. Đồng thời, học giả Đài Loan Tôn Thuật Vũ 孙述宇 trong bài Nhạc Phi đích ‘Mãn giang hồng’ – nhất cá văn học đích chất nghi 岳飞的 ‘满江红’ - 一个文学的质疑 đề xuất, những điều mà bài từ miêu tả là sự tích và điển cố về Nhạc Phi, dùng sự tích và điển cố tự thân để viết bài từ, dường như không thể tưởng tượng được; hơn nữa phong cách của bài từ khác xa bài Tiểu trùng sơn 小重山 của Nhạc Phi.
Từ hai điểm này kết luận, bài Mãn giang hồng không thể do Nhạc Phi sáng tác mà là nguỵ tác của người đời sau.
Dịch giả: Huỳnh Chương Hưng
Nguyên tác Trung văn
“MÃN GIANG HỒNG” TỪ TÁC GIẢ THỊ THUỲ
“满江红” 词作者是谁
Trong quyển
TRUNG QUỐC VỊ GIẢI CHI MÊ
中国未解之谜
Biên soạn: nhiều tác giả
Chu Hải xuất bản xã, 2007.
No comments:
Post a Comment