Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, năm 1696, Ngô Sách Tuân (1648-1697, người Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay), được triều đình giao chức phó chủ khảo trường thi Thanh Hoa (Thanh Hóa). Trước khi đi, ông đến yết kiến quan tham tụng (tể tướng) Lê Hy.
Chấm từ trượt thành đỗ
Có ý đồ từ trước, Lê Hy bèn đem hình dáng giấy đóng quyển thi của các con mình cho Ngô Sách Tuân biết và ngỏ ý nhờ giúp đỡ.
Trước đó, Ngô Sách Tuân tố cáo Lê Hy lên triều đình về chuyện ông lén lút đưa con trai và học trò không có năng lực vào quan trường. Vì không đủ bằng chứng kết tội Lê Hy, Ngô Sách Tuân bị giáng chức. Ngô Sách Tuân muốn dịp này xóa bỏ ân oán nên nhận lời.
Sau khi chấm bài, thấy các con Lê Hy không được xếp vào hạng trúng cách (đỗ), Ngô Sách Tuân lấy quyển thi của sĩ tử con quan lớn này đưa cho các giám khảo, bảo họ phê lấy đỗ.
Quan Đề điệu trường thi là phó đô ngự sử Ngô Hải biết chuyện, thề với Ngô Sách Tuân sẽ giấu kín. Quan tham chính Phan Tự Cường phát giác đã tâu lên.
Triều đình giao cho các quan văn võ họp bàn, khép Ngô Sách Tuân tội giảo (thắt cổ). Ngô Hải bị bãi chức. Các quan giám khảo và phúc khảo đều bị phạt. Phan Tự Cường được thăng chức thiêm đô ngự sử.
“Có mỗi một khoa thi hương, kẻ đỗ cao nhất cũng chỉ là cử nhân, vậy mà hỏng một cách thảm hại lại là bốn vị tiến sĩ lừng danh: Lê Hy, Ngô Sách Tuân, Phan Tự Cường và Ngô Hải, nhục thay”.
Trích sách “Việt sử giai thoại” của Nguyễn Khắc Thuần.
Tiếng xấu muôn đời
Chỉ vì sai lầm khi làm giám khảo coi thi, cuộc đời cũng như danh tiếng của Ngô Sách Tuân, nhanh chóng tiêu tan, để lại tiếng xấu muôn đời.
Không chỉ phải mất mạng, Ngô Sách Tuân còn để lại vết nhơ trong lịch sử khoa bảng nước nhà, gia đình thân bại danh liệt. Đó là bài học đắt giá cho hậu thế mai sau.
Còn với tham tụng Lê Hy và con trai của ông ta, dù không bị xử phạt vì luật pháp lúc bấy giờ vẫn còn nhiều sơ hở, nhưng cũng không thể tránh được tiếng xấu muôn đời.
Chỉ vì sai lầm khi làm giám khảo coi thi, cuộc đời cũng như danh tiếng của Ngô Sách Tuân, nhanh chóng tiêu tan, để lại tiếng xấu muôn đời.
Không chỉ phải mất mạng, Ngô Sách Tuân còn để lại vết nhơ trong lịch sử khoa bảng nước nhà, gia đình thân bại danh liệt. Đó là bài học đắt giá cho hậu thế mai sau.
Còn với tham tụng Lê Hy và con trai của ông ta, dù không bị xử phạt vì luật pháp lúc bấy giờ vẫn còn nhiều sơ hở, nhưng cũng không thể tránh được tiếng xấu muôn đời.
Lê Hy là người tài, từng đỗ tiến sĩ khi mới 18 tuổi, nắm giữ vận mệnh dân tộc trong tay, vết nhơ “chạy” điểm cho con khiến ông mất uy tín rất nhiều. Sử quan triều Nguyễn đã chép trong “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục” rằng:
“Lê Hy làm tể tướng một nước, thế mà gởi gắm con mình cho viên quan giữ việc chấm thi và Ngô Sách Tuân xu nịnh với riêng bậc đại thần mà mình nhận lời ký thác. Đặt trong phép nước mà xét thì tội hai người như nhau, vậy mà chỉ mình Ngô Sách Tuân bị trị, còn cha con Lê Hy thì không ai xét hỏi gì đến, như thế thì còn gọi là phép nước làm sao được nữa”.
Theo Zing
No comments:
Post a Comment