1. Hỗ trợ chức năng gan
Ăn nhiều tỏi, bơ, nho, hạt hỗ trợ gan thải độc (Ảnh: puhhha/shutterstock)
Gan là tạng đặc lớn nhất cơ thể chúng ta. Đây là nơi gánh chịu hậu quả từ chế độ ăn uống và lối sống kém lành mạnh bao gồm thực phẩm đã xử lý hóa học, thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm biến đổi gen, các sản phẩm chăm sóc cá nhân độc hại, thuốc kê đơn, kim loại nặng, nước đã qua xử lý hóa chất, quá nhiều đường v.v…
Gan chịu trách nhiệm lọc và loại bỏ bất kỳ chất độc nào ra khỏi tuần máu. Vì vậy, gan khỏe mạnh sẽ duy trì con đường thải độc tốt nhất. Một số cách giúp gan thải độc, bao gồm:
- Dùng các loại thảo mộc hỗ trợ và tái tạo chức năng gan như cây kế sữa, bồ công anh, rễ ngưu bàng, atiso và nghệ (curcumin).
- Ăn nhiều tỏi, bưởi, bơ, quả óc chó và rau xanh
- Tiêu thụ thực phẩm lên men, bao gồm kefir
- Uống các loại trà hỗ trợ chức năng gan
- Thoa dầu thầu dầu bên ngoài vùng gan
Điều này còn giúp gan loại bỏ một lượng độc tố tiềm tàng trong quá trình thải độc.
2. Hỗ trợ chức năng thận
Uống các loại trà hỗ trợ chức năng thận và bàng quang. (Ảnh: manuel_adorf/iStock)
Thận là một cơ quan nhỏ nhưng chịu trách nhiệm thanh lọc khoảng 20% toàn bộ lượng máu được tim bơm ra. Mỗi ngày thận lọc khoảng 200 lít máu để loại bỏ các chất thải và dịch thừa. Máu đã qua thận trở lại cơ thể và chất thải sẽ được loại bỏ qua nước tiểu. Do khối lượng công việc nặng nề mà cơ quan nhỏ bé này phải làm, chúng ta cần giữ cho nó hoạt động hiệu quả bằng cách thực hiện những điều sau:
- Sử dụng nước ép nam việt quất nguyên chất, giấm táo và magnesium
- Sử dụng lá dâu gấu, râu ngô, quả bách xù, cỏ đuôi ngựa và các bài thuốc thảo dược giúp tăng cường chức năng thận
- Uống các loại trà hỗ trợ chức năng thận và bàng quang
Điều này hỗ trợ thận lọc máu khi bạn thực hiện các liệu trình thải độc.
3. Hỗ trợ nhu động ruột điều hoà và khỏe mạnh
Nhu động ruột có tác động lớn đến mức độ thải độc hàng ngày của bạn. Việc nhu động ruột không còn đúng tần số và tiêu hóa không điều độ khiến các chất độc tái hấp thu qua niêm mạc ruột, sau đó vào máu rồi lưu thông đến các nơi khác gây độc cho cơ thể. Để giúp hình thành và thúc đẩy nhu động ruột khỏe mạnh, chúng ta nên tiêu thụ nhiều loại thực phẩm và thảo mộc, bao gồm:
- Uống nhiều nước lọc, tinh khiết
- Ăn nhiều loại rau xanh và sản phẩm tươi sống
- Nha đam, tỏi, gừng, thì là và ớt cayenne
- Sử dụng đất sét bentonite, than hoạt tính, hoặc đất tảo cát để hấp phụ và loại bỏ độc tố
- Thực phẩm chứa nhiều magnesium
- Thực phẩm chứa vitamin C
Ngoài ra, độc tố tích tụ trong đường ruột có thể được loại bỏ bằng liệu pháp thủy sinh (hay phương pháp thải độc colonics) và thụt tháo. Đây là cách cung cấp nước cho đường ruột, loại bỏ các chất độc một cách hiệu quả, và ít gặp phản ứng khi thải độc hơn các phương pháp khác.
4. Làm thông thoáng lỗ chân lông trên da
Làn da là con đường thải độc lớn nhất theo diện tích bề mặt. Đây là lý do tại sao làn da hồng hào, khỏe mạnh là dấu hiệu của sức khỏe tốt và làn da khô, kích ứng, có mụn là dấu hiệu của các chất độc đang tích tụ hoặc đang cố gắng thoát ra ngoài do các cơ quan giải độc chính khác như gan và thận đang bị quá tải.
Có một số phương pháp giúp thông thoáng lỗ chân lông và tạo điều kiện loại bỏ chất độc, bao gồm:
- Xông hơi (tia hồng ngoại là tối ưu)
- Tắm nước nóng (thêm magnesium hoặc tinh dầu để tăng hiệu quả)
- Chải khô
- Tập thể dục.
Cơ thể của bạn cần năng lượng để thải độc đúng cách, nhưng khi sử dụng quá nhiều năng lượng để tập các động tác gắng sức, nó sẽ làm giảm khả năng thải độc. Vì thế nên lựa chọn các bài tập không đốt cháy nhiều năng lượng nhưng vẫn khiến bạn ra mồ hôi.
5. Hỗ trợ sự lưu thông của hệ bạch huyết
Hệ bạch huyết có chức năng loại bỏ tạp chất trong dịch ngoại bào. Điều này không chỉ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc mà còn cho phép các tế bào hoạt động tốt nhất.
Cũng cần lưu ý rằng hệ bạch huyết không hoạt động như máy bơm giống trái tim, vì vậy nó nhờ vào sự vận động của cơ thể để thúc đẩy và giữ nó ở trạng thái lưu thông tránh bị trì trệ.
Vậy phải làm gì để đảm bảo hệ bạch huyết vẫn lưu thông tốt và tiếp tục loại bỏ độc tố một cách hiệu quả? Vài lựa chọn tốt nhất bao gồm:
- Yoga
- Xoa bóp hoặc châm cứu
Điều này giúp hệ bạch huyết lưu thông và chất độc được loại bỏ hiệu quả.
6. Hít thở sâu
(Ảnh: Maridav/Shutterstock)
Phổi cũng là một con đường thải độc và việc hít thở là điều đơn giản mà tất cả chúng ta có thể thực hành để cơ thể thải độc tốt hơn.
Nhiều người trong chúng ta thường thở ngắn và nông do căng thẳng, lo lắng và không thể thư giãn. Thở theo cách này không giúp thải độc hiệu quả, và vì hơi thở được coi là một con đường thải độc tốt hơn da, đường tiểu tiện và đại tiện cộng lại, điều quan trọng ở đây là chúng ta phải làm đúng cách.
Thở chậm và sâu là cách đơn giản nhất có thể thực hành mọi lúc mọi nơi.
7. Khi bắt đầu liệu trình, hãy thực hiện một cách nhẹ nhàng
Khi tự mình thực hiện một liệu trình thải độc, bạn cần bắt đầu thực hiện một cách từ từ. để không gặp phải các triệu chứng và biến chứng không lường trước được. Đó là do các chất độc “tích tụ” lâu ngày và đột ngột bị tống khứ ra ngoài khiến các các con đường thải độc bị quá tải. Còn có một số vi sinh vật như nấm candida albicans chết đi và thải độc tố trực tiếp bên trong cơ thể bạn.
Vì hầu hết chúng ta không biết cách xử lý kiểu thải độc ồ ạt này (và sẽ không biết chúng thực sự độc hại như thế nào cho đến khi nó xảy ra), bạn cần phải thực hiện nhẹ nhàng từ đầu hoặc nhờ sự hỗ trợ của một chuyên viên sức khỏe.
Tác giả Derek Henry, huấn luyện viên sức khỏe toàn diện chuyên khoa Chữa lành cơ thể.
Do Derek Henry thực hiện
Thu Ngân biên dịch