"Sài Gòn vẫn rất dễ thương
Cái tên dù lạ con đường vẫn quen."
Câu viện dẫn mà tôi hay sử dụng mỗi lần phải hồi âm một cánh thư từ phương xa nào đó. Thường để trả lời cho câu hỏi “Sài Gòn bây giờ ra sao?”
Tôi vẫn luôn cảm nhận một điều rằng Sài Gòn vẫn luôn như vậy dù có trải qua bao nhiêu thăиg trầm, bao nhiêu biến cố thì Hòn Ngọc Viễn Đông ngày nào vẫn không hề thay đổi. Sài Gòn của một thời tuổi thơ ngây dại, Sài Gòn của những con đường tình đã đi qua “Duy Tân, Trần Quý Cáp, Tú Xương, Công Lý”. Những buổi chiều dạo phố Lê Lợi, Tự Do. Những ngày hò hẹn cine. Món bánh tôm hẻm Casino chưa ăи đã thấy lòng háo hức. Những chiếc xe đẩy bán bò viên trên đường Nguyễn Thiện Thuật, bánh mì thịt chợ Trương Minh Giảng, gỏi đu đủ khô bò, nước mía Viễn Đông,… tất cả làm nên một Sài Gòn trẻ trung và xinh đẹp trong lòng tôi.
Sài Gòn sáng nắng chiều mưa. Những cơn mưa như được người ta lập trình sẵn. Cứ đến giờ là trút xuống hết bao nhiêu nước chất chứa xuống mặt đất. Cơn mưa chợt đến rồi chợt đi, trả lại cho Sài Gòn cái nắng chiều êm ả. Nắng Sài Gòn không quá gắt, trong cái chói chang, người ta vẫn cảm nhận có ngọn gió lướt qua nên chợt mát.
Sài Gòn trong tôi có những ngôi trường đã đi vào âm nhạc và văи thơ như đại học Văи Khoa, đại học Luật, Gia Long, Trưng Vương. Những con đường Lê Lai, Phạm Ngũ Lão,… Đất và hồn người quyện vào nhau trong những khúc tâm tình da diết.
Sài Gòn ngày xưa là nơi quốc vương Cam-bốt từng đến du học. Người Sài Gòn chê hàng Thái không thèm xài vì đã có hàng nội địa ngon lành hơn gấp bội.
Sài Gòn lúc nào cũng trẻ, luôn luôn trẻ. Trẻ không phải vì thiếu đi những nốt trầm lắng của phố cổ, cũng không phải do người Sài Gòn không thích “ra vẻ cụ” mà bởi Sài Gòn luôn dễ thương, hồn nhiên, chân thành và luôn mới.
Sài Gòn còn nhiều, nhiều hơn thế nữa. Không thể nào diễn tả hết chỉ bằng đôi ba dòng ngắn ngủi. Đơn giản, Sài Gòn trong tôi chỉ như một câu hát: “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi!”
Người Sài Gòn dù đi xa đến nơi đâu, chỉ cần về đến Cầu Sài Gòn hay cầu Bình Điền là cảm giác “về nhà” chợt ùa về. Nhiều người đã khóc cả ngày trời khi thương xá Tam Đa bị thiêu rụi. Lắm đứa thức cả đêm khi cư xá Eden bị phá bỏ. Dù biết rằng Sài Gòn sẽ đổi thay, sẽ đẹp hơn nhưng:
“Qua hành lang Eden ghi kỷ niệm
Buổi chiều mưa hai đứa đứng bên thềm
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím
Anh quen rồi, không lạnh – lính mà em!”
Những góc đường, những cư xá, những thân thương sẽ không bao giờ quay trở lại.
Hơn 60 năm làm người Sài Gòn với biết bao kiêu hãnh và tự hào chợt bất giác tự vấn rằng: “ Có khi nào một ngày kia, Sài Gòn biến mất không? Có khi nào chợ Bến Thành, bưu điện Sài Gòn,.. sẽ không còn nguyên sơ vẻ đẹp cổ điển mà thay vào đó là các trung tâm thương mại và cao ốc chọc trời?” Rồi chợt chạnh lòng vì những thứ đã mất đi.
Ôi! Sài Gòn của tôi!!
Tôi vẫn thường nói rằng mình giữ lại một Sài Gòn Xưa, giữ lại từng con đường, từng góc phố quen, giữ lại những buổi chiều hò hẹn những quán cóc ven đường, và giữ lại những dấu yêu ngày xưa.
Chợt lòng tôi se lại khi tưởng tượng ra viễn cảnh một ngày nào đó, Sài Gòn của tôi sẽ chỉ còn là hoài niệm, chỉ được tìm thấy một Sài Gòn trong những trang tư liệu hay những dòng hồi ức bị bỏ quên ở một tiệm sách cũ.
Sài Gòn ơi!
Tôi gặp lại họ tình cờ trong một tiệm sách cũ kỹ, nơi lưu lại những gì nhớ nhớ quên quên. Những trang giấy đã không còn một màu trắng tinh tươm như nó vốn dĩ. Những dòng chữ cùng dần nhạt nhòa theo năm tháng. Mặc dù vậy, hình dáng, nụ cười, ánh mắt của những yêu thương xưa vẫn còn nguyên vẹn. Thời mà tên tuổi của họ đã sống cùng những tháng năm Sài Gòn. Và họ được gọi một cách trang trọng là tài tử minh tình.
Tôi đam mê xem phim, dù chưa đến tuổi đi đến rạp một mình nhưng tôi vẫn thường tìm cách đến đó. Ngày đó xem phim là phải đến rạp. Mỗi lần một bộ phim hay được công chiều là rạp chật kín người. Rạp treo toàn là hình ảnh các tài тử minh tinh Việt Nam nhìn đẹp và hoành tráng.
Thời đó, những chương trình giao lưu ca nhạc, điện ảnh, ca sĩ tân nhạc tổ chức ấm cúng và thân quen, người nổi tiếng cũng không chạy sô như bây giờ. Họ hát say mê, diễn điên cuồng và hết mình cùng khán giả. Họ yêu nghề, tôn trọng nghề và sống chết với nghề.
Không ai nghe đồn Thẩm Thúy Hằng đi biểu diễn tân nhạc để kiếm thêm thu nhập, không ai thấy Kiều Chinh tham gia chương trình đại nhạc hội, cũng không nhận diễn 1 lần đến 2-3 bộ phim như vậy mặc dù đó là những tên tuổi kỳ cựu trong làng nghệ thuật.
Hồi Chuông Thiên Mụ với Kiều Chinh xuất thần, Người Đẹp Bình Dương với Thẩm Thúy Hằng, Kiều Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên bởi Thu Trang, Công chúa trong câu chuyện Thạch Sanh, Lý Thông,… Tôi yêu bọn họ bởi mỗi người một vẻ, mỗi người mỗi nét diễn khác nhau. Tất cả họ cộng hưởng thành một nền nghệ thuật phát triển rực rỡ với những tác phẩm không hề bị mai một.
Tình cờ gặp lại trong một tiệm sách cũ. Nơi quá khứ hòa chung với hiện tại, nơi thời gian dừng lại đôi chút để nhìn về những thứ cũ xưa, lòng tôi chợt ngậm ngùi đôi chút khi bắt gặp lại những con người đã từng ngưỡng mộ và yêu thương. Một thời tôi lớn lên từ những con người tuyệt vời ấy. Rồi tất cả ngày càng bị mai mốt đi, mất dần đi rồi đến lúc chẳng còn gì cả.
Một góc chụp khác của đường Minh Mạng
Tuy vậy, có một điều chắc chắn rằng, những gì đã có thì vẫn còn nằm đâu đó trong tim bạn. Rồi đến một lúc nào đó, đảo ngược thời gian mới thấy thèm lắm một cảm giác yên bình ngày cũ.
Và… thời gian đảo ngược tại tiệm sách cũ… một cách tình cờ.
Mẫn Nhi / Theo: thoixua
No comments:
Post a Comment