Nói đến lăng mộ cổ ở Hồ Bắc, điều đầu tiên người ta nghĩ đến là lăng mộ của Tăng Hầu Ất (vương hầu tên Ất ở nước Tăng) ở thời Xuân Thu và Chiến Quốc. Trên thực tế, ở vùng đất Kinh Sở (tên cũ của Hồ Bắc thời cổ) từ trước nay đã chôn cất rất nhiều hoàng thân quý tộc. Vào thời nhà Minh, có một vị Lương Trang vương nổi tiếng cũng được hạ táng ở đây, và lăng mộ của ông xét về quy mô chỉ đứng sau Hoàng lăng Định lăng của nhà Minh cùng nhiều vàng bạc châu báu.
Lương Trang vương Chu Chiêm Vỹ là con trai thứ chín của Minh Nhân Tông Chu Cao Sí. Ông sinh năm 1411 và được phong là Lương Vương ở tuổi 12, và được phong đất thái ấp ở Hồ Bắc. Đến năm 18 tuổi, ông chính thức nhậm chức, nhưng thật đáng tiếc chưa đầy 30 tuổi đã chết vì bệnh nặng. Tuy nhiên trong sử sách không thấy ghi chép ông bị bệnh gì.
Từ trước tới nay, mọi người vẫn nghĩ rằng "Minh sử" không nhắc nhiều đến ông, là vì ông không phải một nhân vật được coi trọng, cho tới khi giới trộm mộ dùng thuốc nổ phá tung ngôi mộ và đánh thức giấc ngủ ngàn thu của ông.
Vào đầu thế kỷ 21, lăng mộ của Lương Trang vương bị giới đạo mộ cho nổ tung và đào bới vơ vét, khi đó người dân địa phương phát hiện được đã báo tin lên trên.
Khi các điều tra viên của công an thành phố Trung Tường đến hiện trường, họ phát hiện ngôi mộ cổ đã bị chất nổ làm hư hại và thấm dột, hiện trường lộn xộn. Nếu không kịp thời khai quật khảo cổ, tu bổ lăng mộ thì rất có thể ngôi mộ cổ sẽ bị sập hoàn toàn.
Để cứu những di tích cổ vật văn hóa có khả năng còn sót lại bên trong, đoàn khảo cổ đã được Cục Di sản văn hóa chấp thuận cho phép khai quật cứu hộ. Do những kẻ trộm mộ đã dùng thuốc nổ để phá hủy cấu trúc của lăng mộ, khiến một lượng lớn nước đọng trong lăng mộ, nên các nhà khảo cổ phải mất nhiều ngày mới có thể loại bỏ được lượng nước đọng trong lăng mộ.
Sau đó, các chuyên gia phải mở cánh cửa đá nặng tới 500 cân, và rồi phát hiện ra một hiện tượng kỳ lạ - ở đầu kia của mộ thất, vẫn còn có một cánh cửa khác. Từ trên các vết tích lưu lại từ khung cửa, cảnh cửa đá này đã bị vỡ, nhưng họ lại không thấy các mảnh vỡ ở trên mặt đất.
Sau khi tiến vào trong mộ thất, các nhà khảo cổ học vốn nghĩ rằng cửa mộ bị phá thì chắc chắn bên trong đã bị trộm khoắng sạch. Nhưng khi bước chân vào, họ lập tức choáng váng đứng hình bởi vàng bạc châu báu vương khắp sàn nhà.
Có hơn 5.100 đồ tùy táng bằng vàng, bạc, ngọc, đá quý và sứ trong mộ cổ, số lượng và sự chế tác tinh xảo của những đồ vật này quả thật khiến người ta trầm trồ thán phục.
Trong số những món đồ bằng vàng, có những chiếc bình có nắp đậy bằng vàng, những chiếc trâm cài tóc hình phượng hoàng bằng vàng, những chiếc vương miện dát vàng, những bức tượng Phật bằng vàng ...
Rất nhiều văn vật, các nhà khảo cổ ngoại trừ từng nhìn thấy trong Minh Định lăng, thì xét về quy mô đều chưa từng thấy cái nào tương tự trong các lăng mộ hoang thất của nhà Minh.
Nhà Minh quy định, khi các thân vương thành thân thì được triều đình ban thưởng một thỏi vàng nặng 50 lượng. Điều đó cũng có nghĩa là Lương Trang Vương đã thành thân với hai người vợ trong đời.
Nói cách khác, thỏi vàng này được nhà ngoại giao, nhà hàng hải gia Trịnh Hòa mua từ nước ngoài trong chuyến du hành đến phương Tây. Về mục đích của hai thỏi vàng này, sau khi tham khảo tư liệu lịch sử của nhà Minh, các chuyên gia suy đoán rằng đó là đồ được ban tặng của triều đình khi thành thân.
Nhà Minh quy định, khi các thân vương thành thân thì được triều đình ban thưởng một thỏi vàng nặng 50 lượng. Điều đó cũng có nghĩa là Lương Trang Vương đã thành thân với hai người vợ trong đời.
Hóa ra khi Lương Trang Vương mười bảy tuổi, chính thất của ông là quý phi Kỷ thị đã mất sớm. Nỗi đau mất vợ đã khiến ông sống trong đau khổ và ở một mình suốt 5 năm.
Năm năm sau, tại lãnh thổ Hồ Bắc, ông gặp được Ngụy thị. Sự ân cần chu đáo và dịu dàng của Ngụy thị, cùng sự đồng cảm với việc mất đi người vợ thân yêu của mình, giống như một tia nắng chiếu vào cuộc đời u ám của Chu Chiêm Vỹ. Hai người nhanh chóng rơi vào dòng sông tình yêu, sau đó quyết định thành thân. Cuộc sống của họ rất hạnh phúc sau khi kết hôn và họ có hai cô con gái là Tân Ninh Quận chúa và Ninh Viễn Quận chúa.
Tuy nhiên, thời gian êm ấm chẳng kéo dài được bao lâu, sau khi hai người kết hôn, họ chỉ ở bên nhau được 8 năm thì Lương Trang Vương qua đời vì bạo bệnh. Lần này, vương phi Ngụy thị mất đi người mình yêu thương. Bà đau khổ tuyệt vọng đến mức nhiều lần muốn tự kết liễu đời mình nhưng đều bị người hầu gái ngăn cản.
Trước khi tắt thở, vương phi đã đặc biệt dặn dò phải chôn cất mình bên cạnh Lương Trang Vương. Tuy nhiên, lăng mộ của Lương Trang Vương khi đó vốn không được thiết kế để hợp táng. Bởi vậy những người hầu cận trong vương phủ không còn cách nào khác là phải đập bỏ cửa đá của lăng mộ Lương Trang Vương và sau đó xây một một thất bên cạnh dưới lòng đất.
Lúc này, Chính Thống hoàng đế là Chu Kỳ Trấn, con trưởng của Minh Tuyên Tông, tức cháu gọi thúc của Chu Chiêm Vỹ biết được tin này, cảm thấy rất có lỗi với người cô của mình, vì vậy đã ban hành một thánh chỉ bắt bà phải trân trọng tính mạng của mình và đảm nhận trách nhiệm của một người mẹ, bởi rốt cuộc bà vẫn còn hai con gái chưa trưởng thành cần được nuôi dạy.
Ngoài ra, Chính Thống hoàng đế còn đặc biệt ân chuẩn không đóng thái ấp và giữ lại cung điện của Lương Trang Vương cho đến khi nào bà muốn rời đi, để bà có bà có thể yên tâm nuôi dạy con cái.
Vì là thánh chỉ, Ngụy thị chỉ biết rũ bỏ ý định tự tử, làm theo ý hoàng đế và chuyên tâm nuôi dạy con gái của mình. Tuy nhiên, vương phi Ngụy thị vốn thể trạng yếu ớt, lại thêm ngày đêm nhớ thương chồng mình mà sinh tâm bệnh, nên cũng sớm đi theo Lương Trang Vương ở tuổi ba mươi tám, khiến người đời đều cảm thấy xót thương.
Trước khi tắt thở, vương phi đã đặc biệt dặn dò phải chôn cất mình bên cạnh Lương Trang Vương. Tuy nhiên, lăng mộ của Lương Trang Vương khi đó vốn không được thiết kế để hợp táng. Bởi vậy những người hầu cận trong vương phủ không còn cách nào khác là phải đập bỏ cửa đá của lăng mộ Lương Trang Vương và sau đó xây một một thất bên cạnh dưới lòng đất.
Bởi vậy mới có chuyện cửa đá bị phá vỡ nhưng các đồ vật tùy táng không bị bọn trộm lấy đi. Những kẻ trộm mộ khi đó đã sử dụng trái phép chất nổ khiến nước ngầm tràn vào làm ngập lăng, sau đó vì thiếu dụng cụ chuyên nghiệp nên không còn cách nào khác là phải bỏ cuộc.
Nhưng cũng vì có hành động liều lĩnh của những kẻ trộm mộ mà các nhà khảo cổ biết tới lăng mộ này. Từ đó, một số lượng lớn những cổ vật văn hóa quý giá được ra khỏi lòng đất, và đồng thời cũng cho phép câu chuyện tình sử thi này lưu danh trên thế giới.
San San (Sohu)
Link tham khảo:
No comments:
Post a Comment