Cái chết là một phần của sự sống (ảnh minh hoạ: wallpaperaccess.com).
Mặc dù cuốn sách dành cho thiếu nhi, nhưng nó lại mang một ý nghĩa sâu sắc đối với người lớn. Người ta có lẽ giật mình nhìn lại sự sống và cái chết của con người; của chính bản thân mỗi người. Họ đã thấy được rằng sự sống không thể không có cái chết. Đó là cuốn sách “Nhà Tuck bất tử”
Câu chuyện “Nhà Tuck bất tử”
“Nhà Tuck bất tử” của Natalie Babbitt giống như một câu chuyện cổ tích. Câu chuyện nói về gia đình nhà Tuck, bao gồm có bố, mẹ và hai cậu con trai. Cuộc sống gia đình của họ đang yên ổn và mọi sự đều diễn ra bình thường như bao gia đình khác ở nơi họ sinh sống. Cho đến một ngày, khi tất cả các thành viên trong gia đình họ cùng nhau uống nước ở một con suối nhỏ trong khu rừng. Sau khi uống thứ nước kỳ diệu ấy thì cả gia đình họ đã trở nên bất tử. Kể từ đó không một ai trong gia đình nhà Tuck bị già đi. Không có bất kỳ một thứ gì trên đời có thể làm hại đến họ.
Câu chuyện “Nhà Tuck bất tử” cũng đã được dựng thành phim và mang lại giá trị sống rất cao cho những ai xem nó (ảnh: digit.in).
Ông Tuck đã thấy được cái chết là một phần của sự sống
Cuộc sống trường sinh bất lão là ao ước của bao người, bây giờ lại trở thành nỗi bất hạnh không dứt của họ. Thậm chí ông Tuck đã từng tuyệt vọng đến mức tự tay cầm súng bắn vào đầu mình. Nhưng ông vẫn không thể chết. Ông đã không còn cơ hội “được” chết.
Một rắc rối lớn nữa lại xảy đến với gia đình họ. Đó là vào một ngày, cô bé Winnie Foster đã tình cờ phát hiện ra bí mật của gia đình họ. Vì một lý do khiến họ buộc phải tạm thời bắt cóc cô bé với mục đích kể cho cô bé biết tường mọi chuyện. Bởi hơn ai hết, họ hiểu sự nghiêm trọng của điều mà họ đang phải chịu đựng. Do vậy họ muốn cô bé không thể tiết lộ bí mật này. Nếu con người biết và lại theo bước chân họ thì có thể tất cả loài người sẽ phát điên; có thể thế giới này sẽ bị đảo lộn và nhân loại sẽ tự đẩy mình vào một bất hạnh triền miên.
Lúc này cô bé Winnie Foster đang đặt mình trước lựa chọn rằng có nên giữ bí mật về dòng suối đó? Có nên cũng uống nước ở đó, để lớn lên cô sẽ cưới Jesse Tuck bất tử làm chồng và sẽ cùng nhau tham gia chuyến du hành bất tận xuyên thời gian?
Lời khuyên tốt của người “đang sống trong cái chết”
Ông Tuck nói với cô bé: “Con hãy nghe ta, chết đi chính là một vòng xoay theo quy luật tự nhiên; nó là sự tái sinh để rồi sẽ tạo cho con người sự lựa chọn trong hạnh phúc theo ước nguyện tốt đẹp của họ. Được sống trong vòng xoay đó là hạnh phúc của con người. Con thấy đó, cuộc sống của gia đình bác đây đang là một điều nặng nhọc; là nỗi bất hạnh khôn nguôi. Cuộc sống của gia đình bác đã trở thành vô ích, không hề có ý nghĩa. Con không thể sống mà không chết; đó không thể gọi là sống. Gia đình bác chỉ là tồn tại, như những hòn đá bên vệ đường”.
Cuối cùng cô bé Winnie đã lựa chọn ở lại trong vòng xoay của tạo hóa. Cô đã quyết định không uống thứ nước trường sinh đó. Cô cũng đã từ chối lời thỉnh cầu lãng mạn của chàng trai Jesses Tuck, là sẽ sống mãi với tuổi 17, sẽ cùng nắm thay nhau đi khắp thế gian, để tận hưởng cuộc đời dài rộng này.
Nhờ có cái chết mà con người biết trân quý sự sống hơn
Bằng một câu chuyện ý nghĩa và mang màu sắc cổ tích, Natalie Babbitt đã mang tới người đọc một thông điệp đầy giá trị về tâm linh cũng như giá trị làm người của con người. Nội dung câu chuyện khiến người ta không còn sợ cái chết. Bởi nếu sự sống không có cái chết sẽ trở nên vô nghĩa với chính bản thân nó. Cái chết chính là một phần của sự sống; là một phần tất yếu của vòng tuần hoàn bất tận của con người. Sự thực là nhờ có cái chết, mà con người ta mới học được cách sống có ý nghĩa hơn và biết trân quý cuộc sống này hơn.
(ảnh minh hoạ: wallpapercave.com).
Khi cái chết là một phần của sự sống thì sẽ khiến cho cuộc sống của con người có ý nghĩa hơn, khiến người ta xích lại gần nhau hơn.
Theo Afamily
Link tham khảo:
Ghi chú: Các bạn có thể tìm xem trọn bộ phim trên Youtube với tựa "Tuck Everlasting", phim dù cũ nhưng rất cảm động. Clip dưới chỉ là nhạc phim thôi.
No comments:
Post a Comment