Từ bức tranh truyền thống đầu tiên của Trung Quốc cho đến những bức tranh sơn dầu, tranh in, tranh màu nước và tranh bột màu, v.v., đây là biểu hiện của sự chuyển giao từ thời đại này sang thời đại khác.
Tề Bạch Thạch (1864-1957) là một trong những bậc thầy về hội họa nổi tiếng nhất Trung Quốc thời hiện đại. Ông thành danh với các tác phẩm màu nước vẽ cảnh vật sơn thủy, nhân vật, hoa điểu, động vật,… vô cùng sinh động, đầy sức sống.
Tề Bạch Thạch. Nguồn ảnh: soundofhope
Ông ở cùng thời đại với Trương Đại Thiên, nhưng Tề Bạch Thạch hơn Trương Đại Thiên 30 tuổi, nhưng hai người có một mối quan hệ rất thân thiết với nhau.
Họ và Từ Bi Hồng thường xuyên liên lạc với nhau, giữa họ có một giai thoại thú vị.
Một lần, Từ Bi Hồng mời Trương Đại Thiên và Tề Bạch Thạch đến nhà mình, sau khi thưởng thức một vài tách trà, Từ Bi Hồng bắt đầu nói suy nghĩ của bản thân mình về hội họa.
Từ Bi Hồng bắt đầu mời hai người kiểm tra tại chỗ, Tề Bạch Thạch vẽ tôm giỏi nhất. Ông ấy vẽ một con tôm rất nhanh, điều này cho thấy kỹ năng vẽ tranh của ông thật phi thường.
Trương Đại Thiên cũng đã vẽ một con ve sầu, sau đó ông đã để Tề Bạch Thạch xem nó và hy vọng Tề Bạch Thạch có thể bảo ban thêm cho mình.
Sau khi xem xong bức tranh, Tề Bạch Thạch nói với Trương Đại Thiên: “Quý viên, bạn đã vẽ sai trong bức tranh này, bạn đã vẽ sai đầu của con ve sầu”.
Sau khi nghe điều này, Trương Đại Thiên hỏi một cách khó hiểu: “Thưa tiên sinh, đầu ve sầu của tôi được vẽ rất đúng, sai ở chỗ nào vậy?”
Tề Bạch Thạch nói với ông ấy rằng đầu của con ve sầu nên hướng lên, và điều đó là sai khi đầu hướng xuống. Trương Đại Thiên nghe vậy không thể tin được, lẽ nào cả đầu ve sầu đều ngửa lên, nhưng ông lại không dám phản bác.
Sau đó, khi Trương Đại Thiên đến thăm nhà Tề Bạch Thạch, ông đã thấy Tề Bạch Thạch cũng đã vẽ một bức tranh: “Một con ve sầu”, và đầu của con ve sầu trong bức tranh của Tề Bạch Thạch cũng hướng xuống dưới, vì vậy Trương Đại Thiên đã cười lớn: “Ông còn nói là tôi vẽ sai, ông cũng vẽ đầu con ve sầu cũng hướng xuống dưới?”.
Tề Bạch Thạch nói: “Lần trước tôi nói ông đã vẽ sai, là bởi vì con ve sầu của ông ở trên cành liễu, con ve sầu chỉ hướng đầu lên trên khi nó ở trên cành liễu và sẽ hướng đầu xuống ở những bông hoa, cây cỏ khác. Trong tranh của tôi vẽ, con ve sầu không ở trên cành liễu”.
Trương Đại Thiên sau khi nghe xong những điều của Tề Bạch Thạch nói thì bán tín bán nghi. Để chứng minh những gì Tề Bạch Thạch nói, ông đã đi quan sát những con ve sầu lúc ông rảnh rỗi, và thấy rằng mọi thứ đều như Tề Bạch Thạch đã nói, chỉ có những con ve sầu trên cây liễu là hướng đầu lên trên, còn những loại cây khác thì đầu con ve sầu hướng xuống dưới. Trương Đại Thiên cảm phục không ngớt.
Hình ảnh chú ve sầu khi được phóng to lên. Nguồn ảnh: Soha
Bức tranh vẽ con ve sầu của Tề Bạch Thạch hiện đang rất đắt hàng, được bán với giá ngất ngưởng 800 triệu nhân dân tệ trong một cuộc đấu giá (Gần 3000 tỷ đồng tiền Việt Nam). Có thể nhiều người cho rằng bức tranh trị giá 800 triệu nhân dân tệ là quá phóng đại. Sau này, một chuyên gia thẩm định đã phóng to bức tranh để thấy được giá trị thực của nó.
Mọi người đều biết rằng linh hồn của một con ve sầu nằm ở đôi cánh của nó, đôi cánh của nó là trong suốt, để vẽ được một con ve sầu, Tề Bạch Thạch đã rất chăm chỉ học thủ thuật này. Cánh ve sầu trong cây bút của ông trong suốt.
Emerson, người đại diện cho tinh thần văn hóa Mỹ, từng nói: “Chi tiết nằm ở sự quan sát, và thành công nằm ở sự tích lũy”. Lý do khiến Tề Bạch Thạch có được một đôi mắt tinh tường như vậy, ngoài sự học tập và rèn luyện chăm chỉ, là cũng không thể tách rời khỏi sự quan sát nghiêm túc của ông đối với cuộc sống.
Tề Bạch Thạch có một câu chuyện rất nổi tiếng là đã nuôi tôm và luyện vẽ tôm hàng năm trời để vẽ ra được hàng ngàn hình thái của tôm. Tương tự như vậy, để vẽ được một con ve sầu thật đến nỗi làm người ta cảm tưởng nó có thể chuẩn bị bay lên và cất tiếng kêu, ông cũng đã phải vẽ hàng ngàn, thậm chí hàng chục, hàng trăm ngàn con ve sầu mới có thể đạt được độ nhuần nhuyễn và ưng ý đến vậy. Với tài hoa và sự chỉn chu, tỉ mỉ như thế, Tề Bạch Thạch mới trở thành cái tên huyền thoại trong nền hội họa Trung Quốc.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: soundofhope (Lý Tĩnh Nhu)
Link tham khảo:
No comments:
Post a Comment