Các câu chuyện thần thoại và cổ tích còn lưu truyền mãi ước mơ về một thế giới hoàn hảo ở một nơi xa xôi nào đó sau một đỉnh núi cao, băng qua đại dương hoặc trong khe núi. Plato đã tả về lục địa Atlantis huyền bí tựa như nó đã từng tồn tại. Trong thời hiện đại, James Hilton viết về xứ sở “Shangri- La” (Hương Cách Lí Lạp) dựa trên một thành phố Phật giáo Tây Tạng huyền bí. Và như C.S Lewis đã nói, chúng ta đều thích nghĩ rằng có một cái tủ thần kỳ ở trong nhà.
Một nhà thơ sống vào thế kỷ thứ nhất ở Trung Quốc cũng viết về một nơi thật đáng kinh ngạc mà một vài người tin rằng nó thực sự tồn tại. Đào Uyên Minh từ Vũ Lăng ở gần hồ Động Đình trong thời Tây Yên thuộc triều đại nhà Tấn (376-396) – đã kể một câu chuyện về một người dân chài, người đã tìm ra một nơi tuyệt diệu khi đi đến tận cùng của một dòng sông.
Mỗi buổi sáng, người dân chài nọ đều dong thuyền đi đánh cá. Thỉnh thoảng cá cắn câu, có lúc thì chẳng có con nào. Thường thì ông bán cá ở chợ gần nhà và mang về vài đồng bạc. Ông làm ra đủ sống và ông khá bằng lòng với điều này.
Một hôm cũng giống như mọi ngày, ông lên thuyền và chèo đi. Nước khẽ đập vào thuyền khi ông đưa mái chèo. Sâu trong tâm khảm, ông không biết rằng mình đã đi bao xa. Và ông ngước nhìn lên.
Nhìn ra xa, dọc bờ sông ông thấy một vườn hoa anh đào. Những bông hoa anh đào tung bay, xoay tròn trong gió. Ông lão đánh cá có thể ngửi thấy cả mùi cỏ xanh non dưới tán cây. Ngạc nhiên quá, ông tiếp tục chèo thuyền, miệng há ra vì kinh ngạc. Ông tự hỏi vườn hoa đào này trải dài tới tận đâu.
Ông cứ chèo mãi chèo mãi cho đến khi ông đi tới tận cội nguồn con sông. Ở nơi đó, cây mọc thưa dần, và ông để ý thấy có một ngọn núi. Một ánh sang kỳ lạ phát ra từ trong khe núi.
Ông nhảy ra khỏi thuyền, và đi đến khe núi. Dường như nó đủ lớn để ông có thể len người vào và ông bước vào trong một hang tối. Ông càng đi vào sâu thì hang lại càng rộng.
Ông nhảy ra khỏi thuyền, và đi đến khe núi. Dường như nó đủ lớn để ông có thể len người vào và ông bước vào trong một hang tối. Ông càng đi vào sâu thì hang lại càng rộng.
Chẳng mấy chốc, ông đến một nơi có những ngôi nhà sạch sẽ, với những cánh đồng được chăm sóc cẩn thận và những cái hồ lấp lánh, những cây dâu tằm và những rặng tre. Những con đường được lát tỏa ra khắp mọi hướng. Ông nghe thấy tiếng gà gáy, chó sủa. Đàn ông và phụ nữ làm việc trên những cánh đồng. Họ mặc những bộ trang phục rất kỳ lạ. Già trẻ dường như đều rất hạnh phúc và vô tư.
Một vài người chào đón ông lão đánh cá với sự tò mò, họ hỏi ông từ đâu đến, và ông đã giải thích tường tận cho họ. Họ mời ông vào nhà, mang rượu từ dưới hầm lên, thịt gà và mở một bữa tiệc linh đình gồm toàn món ngon. Khi những người dân làng khác biết ông đến thăm, họ cũng đến gặp ông.
Ông lão đánh cá cũng có những thắc mắc, và một già làng giải thích cho ông rằng, “Tổ tiên chúng tôi đến đây cùng với gia đình và bạn bè trong thời nhà Tần (221-206 trước Công nguyên) để tránh những trận chiến triền miên. Chúng tôi chưa bao giờ rời khỏi đây, và vì thế cũng không biết gì về thế giới bên ngoài.”
Họ hỏi vị khách của họ rằng hiện triều đại nào đang thống trị. Họ không quan tâm đến các triều đại sau nhà Tần, nhà Hán và nhà Ngụy, và tất nhiên cũng không biết gì về triều đại nhà Tấn hiện nay. Họ nghe say mê khi ông lão kể cho họ chuyện từ thế giới của ông.
Ông lão ở lại thêm vài ngày, hưởng thụ lòng hiếu khách của họ cho tới khi họ nói rằng ông cần phải trở về nhà. Những người dân làng khẩn nài ông đừng nói cho thế giới bên ngoài biết về sự tồn tại của họ. Một vài người còn tiễn ông ra tận cửa hang.
Mắt ông rơi lệ trước cảnh tượng lộng lẫy. Sau đó, ông vẫy chào tạm biệt, quay đầu và đi về phía bóng tối của hang.
Ông lách mình vào giữa vách hang. Thuyền của ông vẫn còn nguyên ở nơi ông bỏ nó lại. Trên đường về, ông cố gắng ghi nhớ nhiều cột mốc nhất có thể. Vừa về đến nhà, ông đến ngay nơi quan huyện để kể lại phát hiện lạ thường của mình.
Quan huyện phái vài người đi theo ông lão đánh cá, để tìm ra ngôi làng trong hang đá. Nhưng chẳng mấy chốc, ông lão quên đường và không thể tìm đến ngôi làng.
Một người quý tộc tên Lưu Tri Kỉ từ phía bắc tỉnh Nam Dương nghe câu chuyện và cũng cố tìm đến ngôi làng, nhưng không thể hoàn thành cuộc tìm kiếm của mình. Ngay khi ông bắt đầu chuyến đi thì ông đã mắc một căn bệnh kỳ lạ và chẳng mấy chốc đã qua đời.
Thực ra, con người không ngừng tìm kiếm một vùng đất đẹp đẽ với những con người hạnh phúc. Người đời sau gọi nó là “Thiên đường ở phía sau những cây hoa anh đào.” Chính từ câu chuyện này mà trong tiếng Trung Quốc có câu “Thế ngoại đào viên" (世外桃園) hay “vùng đất của sự bình yên và hài hòa vĩnh cửu.”
Thiện Minh T/H
Theo: vandieuhay
Link tham khảo:
No comments:
Post a Comment