Saturday, March 18, 2023

NGUỒN GỐC CHIẾC "HÀI BỒN HOA" CỦA CÁC PHI TẦN ĐỜI NHÀ THANH (清代花盆底鞋)

Những ai yêu thích phim truyền hình cổ trang Trung Quốc, không còn xa lạ gì với chiếc hài mà những vị cách cách, hoàng hậu đi. Chiếc hài có phải được tạo ra với mục đích là giày cao đế - nâng chiều cao cho các cách cách, phi tần, hoàng hậu.

Nguồn gốc chiếc ‘hài bồn hoa’ của các phi tần thời nhà Thanh. (Ảnh Epoch Times)

Những bộ phim nổi tiếng về thời nhà Thanh như: "Hoàn Châu cách cách", "Diên Hy công lược", "Như Ý Truyện"...có lẽ gắn với tuổi thơ của nhiều người.

Khi xem phim chắc hẳn khán giả sẽ trầm trồ, bị thu hút bởi nội dung đặc sắc, diễn xuất nhập vai của dàn diễn viên, bối cảnh, trang phục trong phim cho đến từng căn phòng, từng bộ trang phục đều được các nhà làm phim nghiên cứu và phục chế tỉ mỉ. Có ai bị ấn tượng bởi đôi "Hài bồn hoa" của các phi tần, cách cách thời đó không? Đôi hài có “lịch sử” ra đời của nó đấy, cùng tìm hiểu dưới đây.

Nguồn gốc của đôi hài

Căn cứ vào các ghi chép lịch sử còn sót lại, các chuyên gia đã đưa ra hai giả thiết.

Một là người Mãn Châu thời đó thường sống trong những khu rừng lớn, phụ nữ Mãn Châu phải lên núi kiếm thức ăn, để tránh bị rắn và côn trùng trong rừng cắn, họ buộc những khối gỗ vào đế giày.

Các phi tần Mãn Châu đều đi giày đế bồn hoa. (Ảnh toutiao)

Cũng có truyền thuyết kể rằng một tổ tiên của bộ tộc Mãn Châu, để vượt qua vũng lầy và giành lại lãnh thổ bị kẻ thù chiếm đóng, đã bắt chước chân của một con sếu và buộc một cành cây vào đế giày của mình.

Về sau, sau khi quân Thanh tiến vào Trung Nguyên, các phi tần và cách cách trong hậu cung dần dần được thừa hưởng những đôi giày như vậy và ngày càng trở nên tinh tế hơn, và cuối cùng trở thành đôi giày đế hoa ngày nay...

Đặc điểm của đôi hài (giày)

Trong các triều đại nhà Minh và nhà Thanh, việc bó chân của phụ nữ đặc biệt phổ biến. Tuy nhiên, phụ nữ Mãn Châu không bó chân. Thay vào đó, các phi tần Mãn Châu đều đi giày đế bồn hoa.

Đặc điểm của loại giày này là rất cao, chiều cao thường khoảng từ 5-10cm, một số đôi có thể lên tới 10-14cm, cao nhất là 25cm.


Gọi là giày đế hoa hay còn gọi là “giày cờ”, “giày đế cao”, vì nó có đặc điểm giống bình hoa, là đáy rộng, mặt trên hẹp. Viền đế thường có màu trắng và được trang trí bằng những hoa văn khác nhau. Vì gót cao như vậy nên người mang giày phải rất cẩn thận khi di chuyển.

Trên thực tế, có rất nhiều loại giày, “giày đế hoa” mà chúng ta thấy trong phim điện ảnh và phim truyền hình chỉ là một trong số đó, còn có các loại giày khác nữa: Giày đế xuồng, phần đế cao gắn liền với toàn bộ thân giày; còn một loại có dạng như hình thang ngược, đế móng ngựa.

Nguyên nhân các phi tần thời nhà Thanh đi giày đế hoa

Về nguyên nhân khiến các phi tần thời nhà Thanh đi giày đế hoa, chủ yếu có 3 nguyên nhân sau:


Đầu tiên là các phi tần Mãn Châu yêu thích cái đẹp.

Ai trong chúng ta cũng đều yêu mến cái đẹp, đặc biệt là các chị em phụ nữ và phụ nữ Mãn Châu cũng không ngoại lệ. Trong cung, cuộc đấu đá nội bộ kèn cựa về sắc đẹp giữa các phi tần trong hậu cung là điều khó tránh. Vì để làm nổi bật bản thân, đi giày đế hoa có thể khiến các phi tần trở nên duyên dáng và thướt tha. Vậy nên, việc đi giày đế hoa rất được ưa chuộng.

Do hình dáng đặc biệt của đế giày, phụ nữ phải vung tay qua lại khi bước đi, giày đế xuồng có thể làm cho thân hình cao hơn, giúp vóc dáng thanh mảnh hơn và trang trọng, thanh lịch khi bước đi.

Chiếc ‘hài bồn hoa’ của các phi tần thời nhà Thanh giúp vóc dáng thanh mảnh hơn và trang trọng, thanh lịch khi bước đi. (Ảnh Epoch Times)

Nguyên nhân thứ hai là các phi tần Mãn Châu thích mặc sườn xám, giày đế hoa có thể che đôi bàn chân to của họ. Bởi phụ nữ người Mãn Châu không có tục bó chân, phi tần trong cung nghĩ cách để bàn chân to của mình không bị người khác nhìn thấy do ảnh hưởng của bầu xã hội phụ nữ người Hán bó chân nhỏ lúc bấy giờ, vì vậy giày đế hoa là sự lựa chọn tốt nhất.

Lý do thứ ba là các loại giày này đều có thể chống lại cái lạnh. Giày Mãn Châu có nguồn gốc từ vùng lạnh giá Đông Bắc Trung Quốc, để tránh rét, những đôi giày đế dày đã trở thành lựa chọn hàng đầu của phụ nữ Mãn Châu, không chỉ có thể cản lạnh mà còn có thể giữ ấm.

Cũng giống như giày cao gót thời hiện đại, chiếc đế cao đã giúp tăng chiều cao đáng kể cho phụ nữ thời xưa. Vào thời nhà Thanh, hài bồn hoa là biểu tượng của phẩm giá, chỉ những người phụ nữ không cần làm việc và được nuông chiều mới có thể đi loại giày này.


Với tầng lớp quý tộc, hoàng thất khi di chuyển, họ thường có cung nữ hoặc thị nữ bên cạnh để hỗ trợ.

Trong cung đình nhà Thanh, hài bồn hoa còn được dùng để đánh giá thân phận và địa vị của các vị phi tần. Hoàng thất có những yêu cầu rất khắt khe cho các loại đế hài dựa trên phẩm cấp của người đi chúng: từ nền trắng đơn giản nhất đến loại có hoa văn, hoa văn màu rồi đến hoa văn phức tạp.

Tố Như / Theo: ntdvn
Link tham khảo:



No comments: