Thursday, January 26, 2017

BÁ VƯƠNG HOA (霸王花)

Bữa nay tôi kể cho các bạn một chuyện lạ, nó lạ đối với tôi vì tới bây giờ mới biết. Các bạn biết không, người TQ rất thích uống canh, gần như bữa cơm nào cũng phải có một tô canh. Nếu là người Quảng, món canh của họ phải được ngào lâu lắm như vậy canh mới ngon mà họ hay gọi là canh đủ hỏa hầu (老火湯 Lão Hỏa Thang).


Có môt món canh mà ở VN thời trước chưa từng nghe qua chớ đừng nói là uống qua. Khi qua Úc, đi ăn ở nhà hàng Tàu, thường món canh được cho uống trước. Món canh này không tính tiền, họ gọi là canh (thông) lệ (例湯 Lệ Thang). Món họ thường nấu là canh cải khô, canh đậu phọng ngó sen, canh sâm bổ lượng....và đôi khi họ nấu canh bông Bá Vương (霸王花湯).
Món canh này rất ngon, họ dùng bông Bá Vương khô nấu với chân gà và xương heo thật lâu cho đủ hỏa hầu, món canh rất bổ, thanh nhiệt giải độc, tốt cho những người hay hút thuốc. Theo tự điển TQ loại hoa này vị ngọt, tính hơi lạnh, có tác dụng điều nhiệt phổi, ho, để điều trị bệnh lao, viêm phế quản, lao bạch huyết cổ, quai bị...


Tôi sống ở Úc mấy chục năm, uống canh này không biết bao nhiêu lần mà nói thật tôi cũng không biết "Bá Vương Hoa" là bông gì? của cây nào? thuộc loại hoa hay lá, hoặc là củ?
Tối nay đi ăn về, nhà hàng cho uống canh bông Bá Vương, về đến nhà lục lọi lung tung trên mạng. Mạng VN không có, mạng TQ có: Đó là loài hoa của một giống xương rồng (仙人掌 Tiên Nhân Chưởng). Có nguồn gốc từ Mexico, trồng nhiều ở Quảng Tây, Quảng Châu, Triệu Khánh, Phật Sơn, Lĩnh Nam và các nơi khác trong vùng Đông Nam Á...
Nhìn qua hình, tôi giật mình, tưởng mình trông lộn, rõ ràng là cây Thanh Long chớ còn gì nữa.Tôi vội qua mạng VN xem cây Thanh Long như thế nào, cách giải thích về xuất xứ cũng gần như giống nhau, Trên mạng cũng có vài người hỏi: bông Bá Vương có phải là bông Thanh Long không? Câu trả lời không cụ thể, có lẽ người trả lời cũng không chắc chắn lắm. Có thể cây Bá Vương, cây Thanh Long, cây Quỳnh cùng một họ thực vật nhưng có những khác biệt đôi chút về hoa và trái. Hoa có thể giống nhau nhưng trái thì có loại lớn loại nhỏ nên có người thu hoạch trái (Thanh Long), người thu hoạch hoa (Bá Vương).


Tôi có một kinh nghiệm rất chắc chắn: Tôi có trồng rất nhiều giống hoa Quỳnh có hoa to như hoa Thanh Long, thân cây thì nhỏ hơn nên lúc ra trái nó nhỏ xíu như trái banh bàn nhưng hình dáng thì giống hệt trái Thanh Long, tôi hái ăn thì mùi vị ngọt ngon như Thanh Long và nhất là bên trong thịt trắng và có hột đen y hệt trái Thanh Long.
Lúc tìm tòi trong mạng VN, thấy có nhiều bài đề cập đến thương nhân TQ qua VN thu mua hoa Thanh Long, có thể họ mang về để bán như hoa Bá Vương bời vì ở TQ có rất nhiều món ăn ở Quảng Châu và HK được biến chế từ loại hoa này (trên mạng kể hơn 20 món, biến chế từ hoa tươi hay hoa khô)
Ở VN không biết bây giờ có bán hoa Bá Vương chưa? nhưng nếu ở Úc, bạn có thể mua ở các tiệm tạp hóa,sau đó mua thêm chân gà và xương heo nấu một nồi canh để uống vừa mát vừa bổ trong mùa Hè oi bức năm nay (nhớ hầm ít nhất phải 2-3 giờ trên lửa riu riu)
Nếu các bạn đọc được chữ Hoa thì nên tham khảo thêm bài chữ Hoa sau đây nhé. (LKH)


霸王花(剑花、霸王鞭、量天尺)
霸王花,又名剑花、霸王鞭、量天尺、风雨花、假昙花等,为仙人掌科量天尺属多年生肉质多浆的攀缘草本植物,以花器为蔬。
原产墨西哥、广西一带,现全世界的热带、亚热带地区均有栽培。我国主要分布在广东、广西,以广州、肇庆、佛山、岭南等为主产区,是广东肇庆有名的特产。
霸王花性凉味甘,功能清热痰、除积热,《岭南采药录》说它能“止气痛,理痰火咳嗽”;蜜枣性平味甘,功能益气生津,润肺;猪肺性平,味甘、咸,有补肺,治咯血的作用。对治疗脑动脉硬化、肺结核、支气管炎、颈淋巴结核、腮腺炎、心血管疾病有疗效,具有清热润肺,除痰止咳,滋补养颜之功能,是极佳的清补汤料。


食花一族 勿忘新鲜霸王花上市好时节(图)
刚来广州时就喝过一个名叫霸王花的汤,那会感觉这东西很神奇,汤甘甜甘甜的,花吃起来黏黏滑滑的。从那一后我就记住了这名字,自己也试过几次用霸王花煲猪骨汤,每次都能令自己很满意。近日去市场时又看到了新鲜的霸王花,才知道霸王花上市的时节又到了,于是赶紧买些回来。
家公家婆不认识这花,都满脸疑问:东西该怎么吃呢?其实两年前第一次在市场看到霸王花时我也是这么问摊主的,摊主很简单的告诉我炒来吃就行。我玩不出什么花样,但感觉就这么清炒出来也已经很好了。炒好的霸王花清甜,口感滑腻,做为一顿饭的青菜来搭配很不错。霸王花的很多食疗作用对老年人都很有益处,尤其对心血管疾病,在加上其清润的效果,家婆一听马上对这菜分外的感兴趣。


清洗霸王花前应将花切做两半再顺其静脉撕成小条絮状,多用水淘洗几遍就可以了。在热油锅里直接炒,快起锅前加盐少量鸡精调味就好。
以前我还问过广州的同事这霸王花是不是火龙果的花,得到的回到是否定的。查阅资料后得知霸王花,学名剑花、别名量天尺,为仙人掌科量天尺属多年生肉质多浆的攀缘草本植物,以花器为蔬。霸王花性味甘微寒,具有清热润肺、止咳的功效,能治疗肺结核、支气管炎、颈淋巴结核、腮腺炎等。


霸王花可鲜食,或干制后食用,主要作为汤料,配以猪肉、猪肺、猪骨等,并加蜜枣几粒煲汤,有清肺热和滋补的功效。以广东肇庆七星岩产的七星剑花为上品,性微凉,有清热润肺的功效,用它煲出的汤带有清甜的味道,适合炎热的夏天或者体内燥热的人饮,去痰火、清热、润肺。这么好的食材,大家应乘着上市的时节多些食用哦!(新浪网友汤匙妈妈 图/文)



No comments: