Thursday, June 2, 2016

NGÂN HẠNH VÀNG 1,400 TUỔI

Ngồi đọc xong bài viết về cây Ngân Hạnh linh thiêng ở Trung Quốc mà tôi không biết Ngân Hạnh là cây gì, chỉ biết là một loại cây có lá vàng rực rỡ và làm vàng cả một vùng rộng lớn dưới gốc cây. Đẹp lắm!

Lên mạng tìm hiểu thì biết đó là cây Bạch Quả mà đôi khi ở nhà bà xã nấu chè Bạch Quả với tàu hủ ky, với trứng quậy và đường phèn, ăn cho mát và bổ. Cây Bạch Quả thì không lạ gì, ở Việt Nam tôi chưa thấy qua nhưng khi đi Trung Quốc thì dường như vài cảnh điểm cổ, người dẫn đoàn thường giới thiệu về cây bạch quả nếu có trồng trong khu vực đó nhưng chưa thấy qua màu vàng rực rỡ như trong bài post hôm nay.

Trước tiên mình mời các bạn đọc vài dòng giới thiệu về giống cây này theo Wikipedia trước:

BẠCH QUẢ

Bạch quả (tên khoa họcGinkgo biloba; 銀杏 trong tiếng Trung, tức là Ngân Hạnh hay 白果 là bạch Quả), là loài cây thân gỗ duy nhất còn sinh tồn trong chi Ginkgo, họ Ginkgoaceae. Người Việt Nam còn gọi là cây Rẻ Quạt hay Ngân Quả.
Bạch quả là ví dụ tốt nhất về hóa thạch sống, do bộ Ginkgoales đã không còn biết đến từ các hóa thạch kể từ sau thế Pliocen.
Trong nhiều thế kỷ, người ta cho rằng nó đã tuyệt chủng trong tự nhiên, nhưng hiện nay người ta biết rằng nó còn mọc tại ít nhất là ở hai khu vực nhỏ trong tỉnh Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc, trong khu vực bảo tồn Thiên Mẫu Sơn. Các cây bạch quả trong các khu vực này có thể đã được các nhà sư Trung Quốc chăm sóc và bảo tồn trong trên 1.000 năm. Vì thế, việc các quần thể bạch quả hoang dã bản địa có còn tồn tại hay không vẫn còn là điều chưa chắc chắn.



Quan hệ giữa bạch quả với các nhóm thực vật khác vẫn chưa rõ ràng. Nó đã từng được đặt lỏng lẻo trong ngành Thực vật có hạt (Spermatophyta) và ngành Thông (Pinophyta), nhưng đã không có sự đồng thuận nào trong việc xếp đặt như thế. Do các hạt của bạch quả không được bảo vệ trong thành bầu nhụy, nên về mặt hình thái học nó có thể coi là thực vật hạt trần. Các cấu trúc tương tự như của quả mơ do các cây bạch quả cái sinh ra về mặt kỹ thuật không phải là quả, mà là các hạt có vỏ bao gồm phần mềm và dày cùi thịt phía ngoài (sarcotesta), và phần cứng phía trong (sclerotesta).
Bạch quả là cây thân gỗ rất lớn, thông thường đạt tới chiều cao 20–35 m (66–115 ft), với một vài cây tại Trung Quốc cao trên 50 m (164 ft). Cây có tán nhọn và các cành dài, gồ ghề, thông thường có rễ ăn sâu có khả năng chống chịu sự tàn phá của gió, tuyết. Các cây non thường cao và mảnh dẻ, ít phân cành; tán lá trở nên rộng hơn khi cây lớn. Trong mùa thu, lá đổi màu thành vàng sáng và sau đó bị rụng, đôi khi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn (1–15 ngày). Sự kết hợp giữa khả năng kháng chịu sâu bệnh, gỗ có sức đề kháng mối mọt và khả năng sinh ra các chồi và rễ khí làm cho bạch quả có khả năng trường thọ, với một vài cây được cho là đã trên 2.500 năm tuổi: Một cây 3.000 năm tuổi được thông báo là tồn tại ở tỉnh Sơn Đông.
Một số cây bạch quả già sinh ra các rễ khí, gọi là chichi (nghĩa là "núm vú" trong tiếng Nhật) hay zhong-ru (tiếng Trung quan thoại), hình thành ở mặt dưới của các cành lớn và phát triển xuống phía dưới. Sự phát triển của các rễ khí này là rất chậm, và có thể phải mất hàng trăm năm để xuất hiện. Chức năng của các rễ khí dày này vẫn chưa được hiểu rõ......

Ngân hạnh vàng 1.400 tuổi nổi tiếng ở Trung Quốc




Thời điểm này hằng năm, cây ngân hạnh cổ thụ của một ngôi chùa ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc lại vàng rực và rụng lá, tạo thành 'biển vàng' ngay dưới gốc.

Đây là hình ảnh quen thuộc ở chùa Quan Âm trên núi Chung Nam, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào mỗi tháng 11 hằng năm, khi trời chuyển từ thu sang đông.
Một phần vì sự linh thiêng và một phần nhờ cây ngân hạnh đặc biệt này mà du khách thập phương đều đổ xô về đây vào dịp này.
Theo các nhà sư và người dân trong vùng thì cây ngân hạnh này đã có tuổi đời 1.400 năm, cao tới vài chục mét, sừng sững nổi bật giữa núi Chung Nam.
Ngân hạnh hay còn gọi là rẻ quạt, bạch quả được các nhà khoa học đánh giá là hóa thạch sống bởi sức sống bền bỉ ngay trong cả thời tiết khắc nghiệt nhất. Thậm chí nó có thể có tuổi thọ lên đến 200 triệu năm.
Bắt đầu từ tháng 10 hằng năm là lá cây ngân hạnh bắt đầu chuyển từ xanh sang vàng.
Trung Quốc được coi là một trong những quê hương của loài cây ngân hạnh.
Đến tầm cuối tháng 11 đầu tháng 12, lá ngân hạnh sẽ dần dần rụng xuống hết, để lại thân cây trơ trọi trong suốt mùa đông lạnh giá và sẽ tiếp tục hồi sinh vào mùa xuân ấm áp.
Hà Đan
(theo Thisiscolossal)
Đọc thêm tham khảo:

No comments: