Tuesday, January 3, 2017

CHUYỆN KỂ VỀ TRÁI ĐÀO LỘN HỘT

Một hôm trong một khu rừng rộng lớn, tổ chức một buổi lễ vui. Tham dự buổi lễ có đủ mọi loài súc vật lớn bé: từ con voi khổng lồ cho đến mọi loài rắn rết côn trùng. Sinh sống ở bên ngoài bìa rừng có một trái đào tò mò muốn được dự cuộc vui nên thầm ước mong: “Ước chi mình được thoát ra khỏi cái thế giới đen tối này để xem coi sự việc bên ngoài thế nào”. Cùng lúc đó, có nàng tiên đi qua cây đào, nàng cũng muốn đi đến dự buổi lễ vui trong rừng nhưng không có bạn.


Nàng tiên dừng lại bên cây đào, và hột đào từ trong trái đào tiến ra khẩn khoản nài xin: “Nàng tiên ơi, xin cho con ra khỏi trái đào này đi để con được xem thấy ngày vui hiếm có ở khu rừng vắng vẻ này”. Nàng tiên động lòng thương xót và rồi với quyền phép trong tay, nàng đụng vào trái đào và lập tức hột đào lộn ra ngoài. Lần đầu tiên được nhảy nhót nhìn thế giới bên ngoài, hột đào sung sướng kêu lên: “Ôi, thế giới này đẹp quá”.

Suốt buổi lễ hôm đó, hột đào sinh sống ngồi trên trái đào như một cái ngai vàng treo lủng lẳng trên cây bên cạnh nàng tiên xinh đẹp. Từ trên cao, hạt đào có thể nhìn xuống và nhìn ra suốt cả khu rừng nhộn nhịp trong ngày lễ hiếm có. Hột đào thích quá nên không ngớt van nài nàng tiên đừng để mình trở lại vào trong trái đào nữa. Sau buổi lễ, khu rừng trở lại yên tĩnh như trước. Gió lốc thổi mạnh, mưa rơi tầm tã, sấm chớp tứ bề làm hạt đào ướt đầm đìa và run sợ. Hột đào cảm thấy bất hạnh hơn bao giờ hết và thầm nghĩ: “Trước kia, khi còn ở trong lòng trái đào, mặc dầu tứ bề đen tối, nhưng ít ra còn được che mưa che nắng không phải run sợ. Bấy giờ hột đào quay sang nàng tiên khẩn khoản van lơn cho được trở lại trong lòng trái đào ấm cúng. Nhưng đã quá muộn, nàng tiên đã ra đi từ lúc nào. Và từ đó, trái đào mang tên là “Đào lộn hột”.



Các bạn thân mến, ý nghĩa câu chuyện cổ tích của trái đào lộn hột trên đây thật qúa rõ và dễ hiểu. Thật vậy, chinh phục đầu tiên và lớn nhất của mỗi người chính là biết chấp nhận chính mình với tất cả những gì mình có: Tài năng cũng như hạn hẹp thiếu sót.

Mỗi người đều được Thượng Đế ban tặng những món quà khác nhau, nhưng nó có giá trị riêng của nó.Khi nào hiểu được , thì chúng ta mới cảm thấy mình hạnh phúc.


(Sưu tầm trên mạng)



CÂY ĐIỀU (ĐÀO LỘN HỘT)


Điều hay còn gọi là đào lộn hột, danh pháp khoa học: Anacardium occidentale L.; đồng nghĩa: Anacardium curatellifolium A.St.-Hil. là một loại cây công nghiệp dài ngày thuộc họ Đào lộn hột. Cây này có nguồn gốc từ đông bắc Brasil, nơi nó được gọi bằng tiếng Bồ Đào Nha là Caju (nghĩa là "quả") hay Cajueiro ("cây"). Ngày nay nó được trồng khắp các khu vực khí hậu nhiệt đới để lấy nhân hạt chế biến làm thực phẩm.


Cây điều (đào lộn hột) cao từ khoảng 3m đến 9m. Lá mọc so le, cuống ngắn. Hoa nhỏ, màu trắng có mùi thơm dịu. Quả khô, không tự mở, hình thận, dài 2–3 cm, vỏ ngoài cứng, mặt hõm vào, cuống quả phình to thành hình trái lê hay đào, màu đỏ, vàng hay trắng. Do vậy người ta thường có cảm tưởng phần cuống quả phình ra là quả, còn quả thật đính vào là hạt, do dó mà có tên đào lộn hột (tức đào có hột nằm ngoài quả). Hạt hình thận, có chứa dầu béo.


Tính vị, tác dụng:


Cuống quả có vị ngọt hơi chua với hương vị đặc biệt, dùng ăn mát và giải khát; nước ép của nó, cho lên men làm rượu có tác dụng lợi tiểu, còn làm săn da và cầm ỉa chảy. Vỏ quả thật chứa dầu gây bỏng da mạnh. Hạt bổ dưỡng, làm nhầy, làm dịu. Vỏ cây làm chuyển hoá và săn da. Gôm tiết từ cây cũng như từ vỏ cứng của quả chống kích thích, làm sung huyết da, làm bỏng, có thể phá huỷ thịt thừa. Rễ làm xổ.


Công dụng của đào lộn hột

- Quả già đào lộn hột (cuống quả) được xem như một nguồn vitamin c rất quan trọng dùng dưới hình thức “quả” tươi hay đóng hộp. Người ta thường ăn quả dưới hình thức thái thành từng miếng mỏng, thêm muối, ớt (châu Á) hay thêm đường (châu Mỹ). Từ “quả” tươi có thể ép được dich ép vị ngọt, cho lên men thành một thứ rượu nhẹ thơm ngon có tác dụng lợi tiểu; dùng ngoài xoa bóp trong những trường hợp đau nhức, súc miệng chữa viêm họng, nhấm nháp để chống nôn mửa.


- Nhân đã loại hết vỏ nhân, ngon bùi như hạt dẻ hay hạt hạnh nhân, được dùng như hạt hạnh nhân trong việc chế biến bích quy, kẹo, bánh kẹo sôcôla. Dùng tươi hay rang lên. Khi rang cấn chú ý cho tinh dầu bay hết đi để tránh tái dụng kích ứng.


- Bôm đào lộn hột dùng chữa chai chân, vết loét, nứt nẻ chân.

- Dầu nhân được dùng chế thuốc hay để ăn giống như dầu hạt dẻ và dầu hạnh nhân đắng.

Các bộ phận làm thuốc của cây đào lộn hột


- Thuốc an thần: 20 – 30g lá Điều phơi khô thái nhỏ sắc với 400ml nước, lấy 100ml uống (Rau hoa quả chữa bệnh).

- Chữa kiết lỵ: Nhân hạt Điều cùng với Măng cụt, hạt cau già và rau má, mỗi thứ 30g, sắc đặc uống.

- Chữa tiêu chảy, viêm họng: Vỏ cây phơi khô, thái mỏng sắc lấy nước uống.

- Chữa đau nhức: Dùng rượu Điều (nước quả giả lên men) xoa bóp (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).

- Chữa chai chân, nứt nẻ chân, vết loét: Bôi dầu vỏ.

- Chữa viêm họng: Súc miệng bằng rượu Điều.

- Chống nôn mửa: Nhấm nháp rượu Điều.


Điều là cây đặc sản của miền Nam. Điều không những là cây thực phẩm quý, cho vị thuốc tốt mà còn là cây phủ đất trồng đồi trọc, cây chắn gió, chắn cát. Chúng ta nên phát triển cây Điều trong những điều kiện khác nhau để cuộc sống và môi trường được cải thiện tốt hơn.

(Sưu tầm trên mạng)