Hồi nào tới giờ 2 quan niệm; "Ăn đề mà sống hay sống để mà ăn" đối với tôi không phải là một vấn đề chánh. Không hiểu tại sao với tôi ăn không phải là vấn đề trọng yếu nhưng bản thân tôi biết ngày càng chán thịt cá nhưng lại không muốm ăn lạt.
Tôi dùng từ "ăn lạt" để không muốn tự cho mình là người tu hành dù tôi tin "Phật" và tôi cũng rất phản cảm khi người khác khuyên chớ đừng nói là dạy tôi phải ăn chay. Có những lúc chán ăn thịt, tôi vào tiệm ăn và kêu món "cơm La Hán chay", người bán quá quen hỏi tôi: "Anh Hưng bữa nay ăn chay thiệt? ". Tôi nói ;"Bữa nay không thích ăn thịt nhưng cho thêm một tô súp xương."
Tôi dùng từ "ăn lạt" để không muốn tự cho mình là người tu hành dù tôi tin "Phật" và tôi cũng rất phản cảm khi người khác khuyên chớ đừng nói là dạy tôi phải ăn chay. Có những lúc chán ăn thịt, tôi vào tiệm ăn và kêu món "cơm La Hán chay", người bán quá quen hỏi tôi: "Anh Hưng bữa nay ăn chay thiệt? ". Tôi nói ;"Bữa nay không thích ăn thịt nhưng cho thêm một tô súp xương."
Hôm nay có một bài viết của BS Hoàng phân tích và nghiên cứu về các cách ăn hàng ngày của mọi người. Tôi muốn share để mọi người cùng đọc:(LKH)
CHAY TRƯỜNG HAY NGÃ MẶN?
Nếu ai đó bước vào một siêu thị bất kỳ ở Đức chắc chắn sẽ tìm thấy quầy hàng riêng biệt, trình bày sang trọng để giới thiệu các mặt hàng cho người… ăn chay! Vượt ra ngoài ý nghĩa tôn giáo, số người chọn hình thức ăn chay ở Âu Mỹ, nghĩa là tránh thịt cá, đang ngày càng tăng nhanh với tiến độ không ngờ, song song với tầm nhận thức về mối nguy hại của thực phẩm thịt mỡ công nghệ. Trên thực tế, các giới răn kiêng cữ như người theo đạo Phật ăn chay vào ngày rằm và đầu tháng, người theo đạo Thiên Chúa chọn ngày thứ sáu mà kiêng thịt, tín đồ Hồi giáo hàng năm có kỳ nhịn ăn cho thanh sạch tâm hồn… đều hàm chứa cơ sở khoa học. Bộ máy nào có thể vận hành mà không cần bảo quản? Nhiều đồng nghiệp ở Đức vì thế vẫn theo đuổi phương pháp bắt bệnh nhân “nhịn đói định kỳ và ngắn hạn” nhằm tạo điều kiện sinh học thích hợp cho cơ thể để qua đó đánh thức sức kháng bệnh. Hiệu quả của phương pháp này đã từ nhiều thập niên là một hiện thực không thể phủ nhận. Qua bài viết này, tôi không có ý đề cao hình thức ăn chay. Cá nhân tôi không thể và cũng không muốn ăn chay trường, khi còn quá nhiều món… ngon! Vấn đề chỉ là liệu có cách nào ứng dụng ưu điểm của hình thức ăn chay trong cuộc sống thường ngày?
CHAY TRƯỜNG HAY NGÃ MẶN?
Nếu ai đó bước vào một siêu thị bất kỳ ở Đức chắc chắn sẽ tìm thấy quầy hàng riêng biệt, trình bày sang trọng để giới thiệu các mặt hàng cho người… ăn chay! Vượt ra ngoài ý nghĩa tôn giáo, số người chọn hình thức ăn chay ở Âu Mỹ, nghĩa là tránh thịt cá, đang ngày càng tăng nhanh với tiến độ không ngờ, song song với tầm nhận thức về mối nguy hại của thực phẩm thịt mỡ công nghệ. Trên thực tế, các giới răn kiêng cữ như người theo đạo Phật ăn chay vào ngày rằm và đầu tháng, người theo đạo Thiên Chúa chọn ngày thứ sáu mà kiêng thịt, tín đồ Hồi giáo hàng năm có kỳ nhịn ăn cho thanh sạch tâm hồn… đều hàm chứa cơ sở khoa học. Bộ máy nào có thể vận hành mà không cần bảo quản? Nhiều đồng nghiệp ở Đức vì thế vẫn theo đuổi phương pháp bắt bệnh nhân “nhịn đói định kỳ và ngắn hạn” nhằm tạo điều kiện sinh học thích hợp cho cơ thể để qua đó đánh thức sức kháng bệnh. Hiệu quả của phương pháp này đã từ nhiều thập niên là một hiện thực không thể phủ nhận. Qua bài viết này, tôi không có ý đề cao hình thức ăn chay. Cá nhân tôi không thể và cũng không muốn ăn chay trường, khi còn quá nhiều món… ngon! Vấn đề chỉ là liệu có cách nào ứng dụng ưu điểm của hình thức ăn chay trong cuộc sống thường ngày?
Để tìm cách giải đáp cho câu hỏi có nên ăn chay hay ngã mặn, các chuyên gia ngành dinh dưỡng ở Anh đã tiến hành một công trình nghiên cứu đầy lý thú trên ba nhóm mô hình như sau:
• Nhóm I bao gồm các đối tượng theo sát chế độ dinh dưỡng xây dựng hoàn toàn trên thịt mỡ, bơ sữa, rượu bia… nghĩa là hình thức ăn uống hiện rất thường gặp trên đường phố Sài Gòn.
• Nhóm II chỉ ăn rau cải, mễ cốc đúng nghĩa “chay trường” của tín đồ đạo Phật.
• Nhóm III tuy vẫn có thịt cá trong khẩu phần nhưng bao giờ thành phần rau cải, trái cây tươi cũng chiếm tối thiểu 60%.
Kết quả sau nhiều năm thống kê cho thấy đối tượng thuộc nhóm II rõ ràng có lượng chất mỡ trong máu lành mạnh hơn nhóm I. Nhóm này nhờ đó cũng ít mắc bệnh tim mạch hơn nhóm “thiếu thịt thì mất ngủ”. Nhưng bên cạnh đó, lại có điều bất ngờ cho các nhà nghiên cứu vốn muốn chứng minh ưu điểm của hình thức ăn chay. Chính nhóm III, nhóm có chế độ dinh dưỡng phối hợp nhưng với tỷ lệ hợp lý mới là nhóm khỏe mạnh, với xác suất nhiễm bệnh ung thư chỉ bằng một phần tư nhóm ăn chay trường! Thừa thắng xông lên loạt công trình nghiên cứu kế tiếp đã tiếp tay chứng minh nhiều thành phần như chất xơ, chất nhày, chất đắng… trong rau cải, trái cây, mễ cốc chính là chìa khóa giải quyết mọi bế tắc trong quy trình biến dưỡng. Trái với thành tâm diệt dục của người thích ăn chay, hoạt chất trong rau trái lại rất “tham sân si”. Tác chất trong thực phẩm màu xanh chủ động truy diệt cho bằng được độc chất trong cơ thể qua nhiều cơ chế cộng hưởng như:
• Ức chế hoạt tính của các loại vi trùng gây hại trong khung ruột.
• Điều hòa quy trình biến dưỡng chất béo.
• Yểm trợ chức năng kháng độc của trục gan-mật.
Cho dù với định kiến hay hoàn toàn vô tư, không có công trình nghiên cứu nào đến nay có thể phủ nhận một kết quả hiển nhiên: đối tượng có thói quen dùng nhiều rau đậu, trái cây tươi và chủ động giới hạn thực phẩm công nghệ trong chế độ dinh dưỡng là người ít vướng mắc các loại bệnh thời đại như nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, dị ứng, suy nhược thần kinh và thậm chí ung thư! Hàng trăm kết quả kiểm nghiệm trên cả chục ngàn bệnh nhân cho thấy cơ thể người biết dùng thịt mỡ trong tiết độ rõ ràng ít rơi vào tình trạng già nua quá sớm vì các cơ quan giải độc không bị ép buộc làm việc đến kiệt sức. Người biết cách “ăn chay” đúng lúc trên thực tế lại có đủ nguồn dự trữ hơn đối tượng quanh năm chỉ mạnh miệng với thịt mỡ vì cơ thể không gặp cảnh thặng dư hàng “dỏm”!
Như thế, nếu thành tâm chay trường nhưng quên đa dạng hóa khẩu phần với rau trái tươi, lại thêm thường ngày không bổ túc ly sữa đậu nành loại không đường để đừng khiếm khuyết thành phần sinh tố, khoáng chất vốn có nhiều trong thịt cá, thì ắt hẳn là điều thiếu sót. Nhưng với người chỉ ăn toàn thịt mỡ, lại thêm rượu chè, cà-phê, thuôc lá… thì chắc chắn đó là một sai lầm trầm trọng về tri thức dinh dưỡng. Giới hạn không đồng nghĩa với kiêng cữ tuyệt đối. Giới hạn cũng không có nghĩa giảm thiểu thường trực. Giới hạn đúng nghĩa là đường cong uyển chuyển trong hình tượng âm dương, theo đó trong phần âm bao giờ cũng điểm nhẹ chút dương và ngược lại.
Người sáng suốt chủ động áp dụng hình thức “ăn chay” định kỳ, người biết cách linh động sắp xếp khẩu phần sao cho thực phẩm gốc rau trái luôn chiếm ưu thế, là người giác ngộ được đạo trung dung để ung dung tự tại ngoài vòng cương tỏa tục lụy của bóng tối bệnh tật. Sinh-lão-bệnh-tử là điều khó tránh. Mục tiêu của dinh dưỡng dựa trên tri thức khoa học chính là làm sao để kéo thật dài khoảng thời gian sinh-lão. Đường đời tuy đúng là bể khổ, nhưng đã lỡ một lấn cất bước thì tốt hơn nên đi cho trọn quảng đường dài để khỏi phụ lòng bạn đồng hành.
(trích từ Thuốc đắng đã tật”)
Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng