Vì mãi trông xa nên quên nhìn gần là thói quen của con người. Trong khi thầy thuốc khắp nơi hộc tốc nghiên cứu cách chữa bệnh Alzheimer, bệnh đụng gì quên nấy của người già, thì tình trạng đãng trí vừa nghe quên liền, thậm chí chưa nói xong đã quên của người trẻ đã từ lâu vượt xa mức báo động. Ai chưa tin xin thử làm một thống kê nho nhỏ trong giới bạn bè quanh mình xem có bao nhiêu người nhớ nổi số… chứng minh nhân dân! Bằng chứng là nhiều người quên tuốt luốt, quên giờ vô sở, quên luôn công việc, thậm chí quên cả vợ con, đến độ sau giờ làm việc phải ngồi hàng giờ ở bàn nhậu để cố nhớ nẻo về mái nhà xưa, quên hết đến độ dường như chỉ còn nhớ mỗi ngày… lãnh lương!
Không nói chi đến chuyện mất ngủ vì bệnh hoạn, không kể đến người mất ngủ nhưng không được vì lỡ chọn nghề trực đêm, thiếu ngủ vì thức quá khuya dường như là “mốt” của nhiều cư dân trong thành phố lớn kẹt là bộ não cần giấc ngủ để… làm việc! Chính vì chất lượng của trí nhớ gắn liền mật thiết với độ sâu của giấc ngủ, theo kết quả nghiên cứu hẳn hòi ở đại học Scheiwig-Hostein, mà người hay mất ngủ sớm muộn cũng mất luôn trí nhớ. Đó cũng chính là lý do khiến người cao niên dễ quên vì người lớn tuổi, bên cạnh việc ngủ ít, thường khó ngủ sâu. Nhưng nếu tưởng như thế rồi dùng thuốc ngủ để ngủ cho bằng được nhằm tăng cường trí nhớ thì lầm. Thuốc an thần tuy tạo được giấc ngủ nhưng não bộ đồng thời cũng mê một lèo khiến quên luôn công việc ghi vô bộ nhớ.
Không nói chi đến chuyện mất ngủ vì bệnh hoạn, không kể đến người mất ngủ nhưng không được vì lỡ chọn nghề trực đêm, thiếu ngủ vì thức quá khuya dường như là “mốt” của nhiều cư dân trong thành phố lớn kẹt là bộ não cần giấc ngủ để… làm việc! Chính vì chất lượng của trí nhớ gắn liền mật thiết với độ sâu của giấc ngủ, theo kết quả nghiên cứu hẳn hòi ở đại học Scheiwig-Hostein, mà người hay mất ngủ sớm muộn cũng mất luôn trí nhớ. Đó cũng chính là lý do khiến người cao niên dễ quên vì người lớn tuổi, bên cạnh việc ngủ ít, thường khó ngủ sâu. Nhưng nếu tưởng như thế rồi dùng thuốc ngủ để ngủ cho bằng được nhằm tăng cường trí nhớ thì lầm. Thuốc an thần tuy tạo được giấc ngủ nhưng não bộ đồng thời cũng mê một lèo khiến quên luôn công việc ghi vô bộ nhớ.
Đừng thấy não nhỏ mà xem thường khả năng hoạt động. Nói chung, não lúc nào cũng tiêu thụ không dưới 20% năng lượng của cơ thể riêng cho chức năng tư duy. Não vì thế rất cần nước và chất đường cho phản ứng sinh năng. Theo các chuyên gia ở đại học Erlangen, uống không đủ nước trong ngày lại thêm bữa ăn chiều thiếu chất ngọt, trừ khi đã bị bệnh tiểu đường, là một trong các lý do thường gặp khiến bao nhiêu tín hiệu thần kinh vừa vào lại ra ngay, cứ như nước đổ đầu vịt.
Bên cạnh nước và đường, chất béo loại cần thiết cho cấu trúc của tế bào thần kinh như 3-Omega, acid linoleic… là món ăn chính của bộ não. Đừng tưởng cữ chất béo thì tốt cho não. Trái lại là khác! Đừng để tăng chất mỡ trong máu vì đó là yếu tố bất lợi cho hoạt động của bộ não. Nhưng thiếu chất mỡ trong cơ thể cũng tai hại tương tự. Thêm vào đó, não không thể dán tín hiệu thần kinh, dù là hình ảnh hay âm thanh, vô bộ nhớ nếu thiếu dưỡng khí. Chính vì thế mà nhiều thầy thuốc khuyên dùng cây thuốc có công năng cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não bộ như nhân sâm, bạch quả, đinh lăng…, ngay cả cho người chưa phát hiện triệu chứng đãng trí.
Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng
No comments:
Post a Comment