Hashima nghĩa là “đảo biên giới“ vì nằm ở tận cùng tầm nhìn tính từ đảo chính, nhưng người Nhật kính cẩn gọi tên hòn đảo là Gunkanjima - đảo chiến hạm. Trông từ xa đây là hòn đảo có diện tích 6,3 ha với bờ tường bê tông bao quanh và các nhà cao tầng như tháp ống khói của một chiếc tàu thủy đang lướt sóng ra biển Hoa Đông.
Đảo Gunkanjima trước đây là tài sản của tập đoàn Misubishi. Đảo được thành lập năm 1887, là mỏ khai thác một túi than dưới đáy biển ngoài khơi Nagasaki.
Đảo Hashima cách Nagasaki 19km - nhìn từ xa hòn đảo giống như một chiếc chiến hạm. |
Anh Mizuta Yoshinori, một nhân viên văn phòng phát triển du lịch và văn hóa thành phố Nagasaki kể: "Nhưng từ năm 1974, người ta bắt đầu rời đảo về đất liền vì không còn than nữa. Họ quay về bờ sống, và hòn đảo được tập đoàn Misubishi trao lại cho thành phố Nagasaki." Kể từ đó hòn đâỏ được biết đến với cái tên hòn đảo ma vì mặc dù mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn nhưng không ai còn sống ở đây nữa.
Băng tải chuyền than vẫn còn nguyên vẹn, đã có 15 triệu tấn than được khai thác ở nơi đây. |
Thiếu đất trồng trọt, dân Hashima trồng rau củ trên sân thượng để cải thiện. Cái duy nhất mà họ thiếu là nghĩa địa: người chết ở đây được chôn trong hầm lò đã hết than hoặc thả xuống biển.
Các tòa nhà như trường học, bệnh viện vẫn còn nguyên vẹn. |
Từ một khu công nghiệp hóa cao, hôm nay Hashima chỉ còn là nhân chứng câm lặng cho một trang sử của kinh tế Nhật Bản thần kỳ.
Hashima trở thành hòn đảo "ma" khi đã không còn ai sống ở đây. |
Tháng Bảy 2015, bất ngờ Gunkanjima lọt vào danh sách di sản thế giới của UNESCO. Hòn đảo đã gặp phải nhiều phê phán khi nộp đơn vào danh sách di sản, vì nơi này được cho là đã có thời sử dụng lao động cưỡng bức trong Chiến tranh thế giới II. Mặc dù vậy đây vẫn là một địa điểm mang đậm dấu ấn lịch sử và nét độc đáo của một nước Nhật thuở xưa.
Mạnh Kiên
No comments:
Post a Comment