Thursday, June 8, 2017

TẠI SAO TUỒNG HÁT BỘI Ở VIỆT NAM CÓ BẢN KINH VÀ BẢN PHƯỜNG?

Bà Từ Dũ rất thích hát bội. Nhân lễ khánh tiết bà cho mời đoàn Thanh Bình vào hát trước cung Gia Thọ ( đời Khải Định đổi thành cung Diên Thọ). Hôm ấy đoàn hát tuồng truyện, vở Đường Chinh Tây, lớp “ Phần Lê Huê tru huynh, sát phụ”. Hát cho bà Hoàng Thái Hậu xem, các diễn viên tuồng hôm ấy đã cố gắng hát rất đạt. Đặc biệt vai Phàn Lê Huê do một kép giả đào đóng tài tình vô cùng.


Xem xong, bà Từ Dũ âu sầu với vẻ mặt khó chịu. Bà liền gọi đội trưởng vào bảo:

- Người Tàu đặt truyện ấy thật nghịch lý nhẫn tâm. Đã đặt cho Phàn Lê Huê tài phép đến thế ấy, tùng sử có chuyện chi gấp rút đến mấy đi nữa, thời với tài ấy cũng có thể tránh trút như chơi. Chớ chi đến nỗi phải giết cha, giết anh chẳng còn tình nghĩa gì hết. Người Tàu khác, người mình khác. Người đặt truyện đã đặt vậy, cớ sao người sao người soạn tuồng cũng soạn bậy luôn? Phải sửa lại đừng cho như vậy, mới là hợp lý và thuận với thời nước ta!

Đội trưởng đội Thanh Bình cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ sửa lại.


Tượng đài Hoàng Thái Hậu Từ Dũ tại bệnh viện Từ Dũ
Vua Tự Đức nghe mẹ phê phán đội Thanh Bình ông cũng cảm thấy mình có phần trách nhiệm. Sau đó, để chon những chuyện nghịch lý kiểu ấy khỏi xảy ra nữa, ông ra lịnh thu tất cả các bản tuồng đang lưu hành trong dân gian đưa về Kinh nhuận sắc. Vở nào không đúng với đạo lý Việt Nam- theo quan niệm của Tự Đức đều phải sửa. Kể từ đó, tuồng Việt Nam có bản Kinh và bản Phường.


Theo: Liệt Truyện Từ Dũ Hoàng Thái Hậu


No comments: