Taksin Đại đế (tên tiếng Thái: ตากสินมหาราช; 17 tháng 4, 1734 – 7 tháng 4, 1782) là vua Xiêm La từ 1767 đến 1782. Tên tiếng Hoa là Trịnh Chiêu (chữ Hán: 鄭昭; bính âm: Zhèng Chāo) hay Trịnh Tín (鄭信). Sách sử tiếng Việt còn gọi ông là Trịnh Quốc Anh hay Trình Quốc Anh. Vua Taksin có 21 người con trai và chín người con gái.
Ông sinh tại Ayutthaya và được đặt tên là Tín. Cha ông Hai-Hong (鄭鏞 - Trịnh Dong) là người gốc Hoa xuất thân tại Triều Châu, mẹ ông là người Thái tên là Nok-lang. Lúc lên 7, ông bắt đầu được giáo dục ở một ngôi chùa Phật Giáo. Sau 7 năm học, ông được cha mình gửi đi làm tiểu đồng hoàng gia. Theo truyền thuyết, khi ông và bạn là Tong-Duang còn là tín đồ mới, họ đã gặp một ông thầy bói người Hoa nói rằng cả hai có chỉ tay may mắn trong lòng bàn tay và cả hai sẽ trở thành vua. Không ai coi trọng chuyện này, nhưng Tong-Duang sau này là vua kế vị của vua Taksin Rama I. Tín đã là phó thống đốc và sau đó là thống đốc của tỉnh Tak, và do đó ông có tên là Tak-Sin, tuy tên hiệu chính thức của ông là Phraya Tak. Khi ông được bổ nhiệm chức thống đốc tỉnh Kamphaeng Phet, ông phải trở về Ayutthaya. Người Miến Điện tấn công vào lúc này và vây khốn kinh thành của Thái. Taksin dẫn đầu một cánh quân bảo vệ đô thành. Ngay sau khi Ayutthaya thất thủ năm 1767, Taksin mở đường thoát khỏi thành cùng với một toán quân nhỏ. Hành động này đã không bao giờ được giải thích một cách thỏa đáng do khu vực hoàng thành và cả Ayutthaya nằm trên một hòn đảo; làm sao Taksin và tùy tùng thoát khỏi vòng vây của quân Miến Điện vẫn còn là một điều bí ẩn.
Ông sinh tại Ayutthaya và được đặt tên là Tín. Cha ông Hai-Hong (鄭鏞 - Trịnh Dong) là người gốc Hoa xuất thân tại Triều Châu, mẹ ông là người Thái tên là Nok-lang. Lúc lên 7, ông bắt đầu được giáo dục ở một ngôi chùa Phật Giáo. Sau 7 năm học, ông được cha mình gửi đi làm tiểu đồng hoàng gia. Theo truyền thuyết, khi ông và bạn là Tong-Duang còn là tín đồ mới, họ đã gặp một ông thầy bói người Hoa nói rằng cả hai có chỉ tay may mắn trong lòng bàn tay và cả hai sẽ trở thành vua. Không ai coi trọng chuyện này, nhưng Tong-Duang sau này là vua kế vị của vua Taksin Rama I. Tín đã là phó thống đốc và sau đó là thống đốc của tỉnh Tak, và do đó ông có tên là Tak-Sin, tuy tên hiệu chính thức của ông là Phraya Tak. Khi ông được bổ nhiệm chức thống đốc tỉnh Kamphaeng Phet, ông phải trở về Ayutthaya. Người Miến Điện tấn công vào lúc này và vây khốn kinh thành của Thái. Taksin dẫn đầu một cánh quân bảo vệ đô thành. Ngay sau khi Ayutthaya thất thủ năm 1767, Taksin mở đường thoát khỏi thành cùng với một toán quân nhỏ. Hành động này đã không bao giờ được giải thích một cách thỏa đáng do khu vực hoàng thành và cả Ayutthaya nằm trên một hòn đảo; làm sao Taksin và tùy tùng thoát khỏi vòng vây của quân Miến Điện vẫn còn là một điều bí ẩn.
Sau khí phá hủy Ayutthaya và cái chết của vua Thái, đất nước được chia ra làm 6 phần, Taksin kiểm soát bờ biển phía Đông. Cùng với Tong-Duang, giờ đây là tướng Chao Phraya Chakri, ông đã chỉ huy quân đẩy lùi quân Miến Điện, đánh bại các đối thủ trong nước và thống nhất đất nước. Ngày 28 tháng 12 năm 1767, ông đăng quang vua Xiêm ở kinh đô mới tại Thonburi. Sau 2 năm sau, vua Taksin mở cuộc chiến tranh với các chúa Nguyễn giành quyền kiểm soát Campuchia. Sau những thất bại ban đầu, liên quân Xiêm-Miên đã đánh bại quân đội chúa Nguyễn năm 1771 và 1772. Các thất bại này đã giúp cho việc kích động nội chiến của quân Tây Sơn loại bỏ các chúa Nguyễn khỏi quyền lực. Năm 1773, chúa Nguyễn ký hòa ước với vua Taksin, trao trả lại các vùng đất kiểm soát ở Campuchia.
Vua Taksin đã phải chiến đấu gần như liên tục trong phần lớn thời gian trị vì của ông để duy trì độc lập cho đất nước của mình. Các nhà sử học người Thái chỉ ra rằng sự căng thẳng đã để lại dấu ấn của mình và vị vua này đã trở thành một người cuồng tín. Năm 1781 Taksin đã thể hiện các dấu hiệu ngày càng tăng của bệnh điên. Ông tin rằng mình là vị Phật của tương lai và ông đã đánh các nhà sư nào không chịu tôn sùng ông như vậy. Một vài nhà sử học cho rằng chuyện này có thể đã được tạo ra như là lý do giải thích cho việc lật đổ ông. Tuy nhiên, các bức thư của một linh mục người Pháp đã có mặt tại Thonburi vào thời điểm đó hỗ trợ cho các miêu tả về hành vi kỳ cục của vị vua này.
Với sự đe dọa của Miến Điện vẫn còn, một vị vua mạnh mẽ là yêu cầu cần thiết để đối phó. Vua Taksin bị công bố là điên và một cuộc đảo chính loại bỏ ông khỏi ngai vàng. Dù ông đã thỉnh cầu được đi tu, vị vua bị phế bỏ này bị hành quyết ngay sau cuộc đảo chính vào ngày 7 tháng 4 năm 1782. Ông bị bỏ vào một cái bao nhung và bị đập chết bằng một dùi cui bằng gỗ đàn hương theo truyền thống cổ xưa là không một giọt máu hoàng gia nào chạm đất. Việc hành quyết ông được xem là cần thiết để phòng tránh sau này ông lại trở thành trung tâm của một cuộc nổi dậy chống lại người kế vị.
Khi cuộc đảo chính nổ ra, tướng Chao Phraya Chakri đang viễn chinh ở Campuchia, nhưng ông đã nhanh chóng quay về kinh đô Thái. Khi ông đến Thonburi, phiến quân đã đầu hàng và tôn Chakri lên ngôi với vương hiệu Rama I. Một quan điểm nhìn sự kiện khác cho rằng tướng Chakri thực lòng muốn trở thành vua và trước đó đã cáo buộc vua Taksin là người Hoa. Tuy nhiên, giả thuyết này đã bỏ qua thực tế là Chao Phraya Chakri cũng là người có một phần gốc Hoa. Tuy nhiên, trước khi trở về Thonburi, Chao Phraya Chakri đã triệu tập con trai của Taksin đến Campuchia và hành quyết. Năm 1981, nội các Thái đã thông qua một nghị quyết phong tặng vua Taksin danh hiệu "đại đế". Ngày Taksin đăng quang, 28 tháng 12 là ngày tôn kính chính thức nhưng không phải là ngày nghỉ. Một giả thuyết khác cho rằng Taksin không bị hành quyết mà sống một cuộc sống tu hành. Vị vua này được người Thái gốc Hoa tôn kính và gọi là vua của Thonburi. Tượng của Taksin cưỡi ngựa đặt tại bục giao thông Wongwien Yai (Bục giao thông lớn) ở Thonburi, một khu vực nổi tiếng ở Bangkok.
(sưu tầm trên mạng)
Link tham khảo:
No comments:
Post a Comment