Tuesday, January 19, 2021

CÁCH UỐNG RƯỢU SAKE: HƯỚNG DẪN CHỌN, MUA VÀ THƯỞNG THỨC RƯỢU SAKE Ở NHẬT BẢN

Học cách thưởng thức rượu sake sẽ giúp bạn hiểu hơn về Nhật Bản và nền văn hóa ẩm thực phong phú của nơi đây. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ đưa ra một vài hướng dẫn cơ bản dành cho người mới bắt đầu khi thưởng thức rượu sake Nhật Bản, hay còn được gọi là “nihonshu” trong tiếng Nhật. Bài viết sẽ giới thiệu về các loại rượu sake cơ bản và đặc điểm của từng loại, cũng như chỉ dẫn cho bạn cách đọc các thuật ngữ có in trên nhãn chai rượu khi mua rượu sake ở Nhật. Ngoài ra, bạn cũng sẽ bỏ túi thêm cho mình một số mẹo thưởng thức rượu sake ngon và đúng cách.


Chào mừng đến với thế giới của rượu sake!

Mặc dù có hương vị thơm ngon và nền văn hóa thú vị, nhưng rượu sake vẫn là một bí ẩn đối với nhiều người.


Hiểu rõ về rượu sake sẽ giúp bạn có thêm cái nhìn sâu sắc hơn về Nhật Bản cũng như về nền văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú của đất nước này. Hãy cùng tìm hiểu về loại rượu nổi tiếng này của Nhật Bản qua bài viết dưới đây nhé!

Các loại rượu Sake Nhật Bản

Tương tự như hầu hết các loại đồ uống có cồn, rượu sake có rất nhiều loại. Nhờ công nghệ sản xuất rượu khác nhau mà rượu sake có nhiều kiểu khác nhau cùng nhiều hương vị độc đáo đến kinh ngạc. Mặc dù điều này nghe có vẻ khá mới lạ, nhưng trước tiên, hãy bắt đầu cuộc hành trình tìm hiểu về rượu sake bằng cách làm quen với các loại rượu sake phổ biến dưới đây nhé!

Seishu (清酒)

Nếu bạn đã từng thử rượu sake trước đây thì chắc hẳn đó là rượu seishu. Rượu trong, đậm vị và thơm, có hương vị vừa ngọt vừa cay. Là “rượu sake tinh chế”, seishu là cơ sở để tạo ra những loại rượu sake khác. Nó được lên men, lọc, tinh chế và pha loãng, giúp cân bằng nồng độ cồn và làm dịu vị cồn. Đây là rượu sake phổ biến và bạn có thể tìm thấy tại bất kỳ cửa hàng bán rượu nào trên khắp Nhật Bản. Giá của loại rượu này phụ thuộc vào một vài yếu tố, như quá trình xay xát gạo và giá cả có thể dao động đáng kể. Loại rẻ nhất được gọi là futsushu (普通酒) và thường được bán trong thùng giấy.

Honjozo (本醸造)


Honjozo là loại rượu seishu được ủ một cách tinh vi với việc chú trọng vào hương vị. Tỷ lệ đánh bóng của gạo (hay seimai buai (精 米 歩 合) ) là bằng 70% hoặc thấp hơn, do đó gạo có chất lượng cao hơn futsushu. “Tỷ lệ đánh bóng” ở đây có thể hiểu là tỷ lệ xay xát gạo. Lõi tinh bột của gạo chính là chìa khóa quyết định rượu sake có ngon hay không, vì vậy tất cả các loại gạo nấu rượu đều phải được xay ở một mức độ quy định nào đó. Tỷ lệ đánh bóng 70% có nghĩa là ít nhất 30% bề mặt hạt bị loại bỏ, 70% còn lại được ủ. Ngoài ra, người ta cũng có thể sản xuất rượu Tokubetsu honjozo (特別本醸造), với tỷ lệ đánh bóng từ 60% trở xuống.

Ginjo (吟醸)

Là loại rượu sake hảo hạng với tỷ lệ xay xát gạo trong quá trình sản xuất từ 60% trở xuống, Ginjo được biết đến là loại rượu đậm vị và thường mang hương vị trái cây nên được gọi là ginjo-ka (吟醸香). Hãy thử uống loại rượu này để có thể cảm nhận được hương vị thơm ngon, hấp dẫn của nó!

Daiginjo (大吟醸)

Món rượu thơm ngon thượng hạng của nihonshu là Daiginjo có tỷ lệ xay xát gạo trong quá trình chế biến tối thiểu là 50%. Rượu Daiginjo là niềm tự hào của hầu hết các nhà máy sản xuất rượu, thường là sản phẩm có giá thành đắt nhất và được cung cấp với số lượng hạn chế. Nhẹ, thơm và đậm vị hơn ginjo, đây quả là một món rượu hảo hạng bạn không thể bỏ qua! 

Junmai (純米)

Rượu sake junmai được chế biến từ gạo nguyên chất và không sử dụng cồn từ nhà máy sản xuất rượu – loại chất được thêm vào trong các loại rượu seishu để khiến hương vị thêm đậm đà. Junmai là loại rượu sake tinh khiết nhất – không có gì khác ngoài nước, gạo và vi khuẩn lên men koji. Rượu Junmai vô cùng thơm ngon gồm hai loại Junmai ginjo và Daiginjo sake.

Nguồn ảnh: PIXTA

Namazake (生酒)

Namazake là loại rượu hoàn toàn không qua tinh chế, nên giữ được hương vị rượu nguyên chất, kết hợp với màu sắc vô cùng bắt mắt nhờ làm từ trái cây. Do không qua tinh chế nên loại rượu này chưa được làm nóng để tiêu diệt vi khuẩn lên men. Điều này có nghĩa là loại chất làm lên men trong rượu có thể mất đi một cách dễ dàng, vì vậy hãy luôn bảo quản rượu tại nơi thoáng mát và không để rượu lâu trong một thời gian dài! Namazake tương đối dễ uống, nên phù hợp với những người mới bắt đầu uống rượu! Loại rượu này thường có vào khoảng mùa xuân và mùa hè.

Genshu (原酒)

Không pha loãng với nước, loại rượu mạnh genshu có nồng độ cồn cao là loại rượu vô cùng lý tưởng dành cho những người có tửu lượng cao! Trong khi rượu sake bình thường có nồng độ cồn khoảng 15%, rượu genshu thường có nồng độ cồn lên đến gần 20% và thậm chí có thể thưởng thức với chút đá lạnh.

Cloudy

Là một loại rượu sake trông vô cùng bắt mắt, có màu trắng đục và đặc sánh, có vị ngọt, loại rượu sake này không trong như các loại rượu khác do chưa qua tinh chế, thậm chí, bạn còn có thể thấy một vài mẩu gạo lên men nhỏ vẫn còn trong chai. Có hai loại chính là doburoku (どぶろく) chưa qua tinh chế hoàn toàn và nigorizake (濁り酒) đã được tinh chế một phần. Đây cũng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo khác cho người mới bắt đầu uống rượu!

Nguồn ảnh: PIXTA

Và còn nhiều hơn thế nữa!

Mặc dù chúng tôi đã giới thiệu khá nhiều loại rượu bên trên, trên thực tế còn có rất nhiều loại rượu sake khác! Khi bạn cảm thấy đã trải nghiệm hết tất cả những loại trên, hãy thưởng thức cả các loại rượu koshu lâu năm, rượu kimoto nghiền bằng tay và các loại rượu theo mùa như rượu hiyaoroshi vào mùa thu nữa nhé!

Hướng dẫn mua rượu sake

tarin chiarakul / Shutterstock.com

Ngay cả khi bạn có thể nói trôi trảy tiếng Nhật, thì việc tìm đúng loại rượu sake mà mình muốn vẫn là một thử thách, bởi những chai rượu sake thường hay in những chữ Hán cổ rất khó đọc! Nhưng đừng lo lắng, bạn hoàn toàn có thể phân biệt các loại rượu bằng cách nhận biết một vài dấu hiệu có trên bao bì chai rượu.

Thuật ngữ ghi trên nhãn chai rượu sake

Hãy nhìn vào một chai rượu tiêu chuẩn. Bức ảnh dưới đây là loại rượu được sản xuất tại nhà máy rượu nổi tiếng Shime-haritsuru ở Niigata. Hãy nhìn từng con số được ghi trên nhãn để nhận biết được thông tin tương ứng về rượu. Lưu ý rằng không phải tất cả các chai rượu sake đều giống nhau và cảm nhận của bạn về các loại rượu cũng có thể khác nhau!


1. Tên của rượu sake. Trong khi một số nhà máy rượu thượng hạng đã bắt đầu in nhãn có ghi chữ romaji, thì một số vẫn còn để chữ kanji như thế này.

2. Tên và địa chỉ của nhà máy sản xuất rượu. Thông tin này không quá quan trọng trừ khi bạn là người muốn mua rượu từ một nhà máy sản xuất hoặc từ một khu vực nhất định, tuy nhiên, bạn có thể muốn ghi nhớ thông tin này khi tìm hiểu thêm về rượu sake. Vì rượu sake được làm từ nước và gạo, chất lượng của các thành phần cơ bản này là yếu tố quyết định hương vị và chất lượng của đồ uống. Do đó, các tỉnh sản xuất gạo nổi tiếng hoặc các khu vực nổi tiếng với nguồn nước tự nhiên thường là những nơi sản xuất rượu ngon nhất ở Nhật.

3. Thông tin về loại gạo chế biến rượu sake. Nó thường xuất hiện phía bên trên nhãn chai rượu. Loại rượu sake trong ảnh này là loại “tokubetsu honjozo.” Loại rượu này khá nhẹ và thường được thưởng thức cùng với các món ăn thuần Nhật. Thông tin này sẽ tiết lộ nhiều điều về loại rượu sake bạn sắp uống.

4. Thông tin về thời gian ủ rượu. Hãy cẩn thận với những chai rượu đã hơn một năm tuổi. 


5. Thông tin về loại rượu, thường được ghi là 日本酒 (nihonshu). Chai rượu shochu (焼酎) trông rất giống với nihonshu, vì vậy bạn hãy cẩn thận đừng mua nhầm nhé!

6. Kích thước tiêu chuẩn. Sake thường được bán trong ba kiểu chai khác nhau: chai 1.800ml được gọi là “issho bin” (一升瓶); chai 720ml, được gọi là “shi-go bin” (四合瓶); và chai 300ml.

7.
Thành phần cơ bản trong rượu – trong trường hợp này là gạo (米), kome koji (米麹, gạo mạch nha) và rượu (製造アルコール).

8. Tỷ lệ xay xát gạo.

9. Độ cồn. Thường sẽ từ 14% đến 20%.

10. Địa chỉ của nhà máy sản xuất.

Bên trong cửa hàng rượu

Pack-Shot / Shutterstock.com

Các cửa hàng rượu Nhật Bản không có bất kỳ kiểu trưng bày rượu sake nào cố định. Họ thường trưng bày rượu theo giá, từ hộp giấy futsushu rẻ tiền đến chai thủy tinh daiginjo cao cấp. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng tại mọi cửa hàng rượu. Nếu bạn không thể tìm thấy loại rượu mình muốn, hãy dùng thuật ngữ được giới thiệu dưới đây và thử hỏi nhân viên cửa hàng nhé!

Tôi nên mua loại rượu nào?

Dummy Origami / Shutterstock.com

Người mới bắt đầu uống rượu nên bắt đầu với rượu sake ngọt amakuchi (甘口), một loại rượu sake có độ cồn tương tự rượu vang trắng. Bạn cũng không nên cho người uống rượu lần đầu thử loại rượu hộp kém chất lượng, hãy thử rượu ginjo và daiginjo chất lượng cao, hai loại rượu này thường ngon hơn hẳn các loại rượu futsushu rẻ tiền.

Nigori và Namazake là hai loại rượu có thể chiếm được cảm tình của cả những người không thích rượu sake, vì vậy hai loại rượu này cũng có thể là loại bạn nên thử đầu tiên! Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh loại rượu karakuchi (辛口) trong lần thử uống rượu đầu tiên của mình. Khi bạn đã quen với rượu sake, bạn có thể sẽ thấy mình dần dần thích vị nồng của cồn hơn, nhưng đây cũng có thể là trải nghiệm không mấy tuyệt vời đối với người uống rượu sake lần đầu.

Cách thưởng thức rượu sake

Một “tokkuri” (bình đựng rượu sake) và bộ chén “ochoko” (chén rượu sake nhỏ)

Vậy bạn đã có đủ bình và chén để thưởng thức rượu! Đã đến lúc tận hưởng và uống thử một ly! Nhưng trước khi bắt đầu, bạn nên sẵn sàng tinh thần và hãy thử sức mình!

Dụng cụ thưởng thức rượu

Với đủ hình dạng, kích cỡ, màu sắc và chất liệu, bạn có thể thể hiện bản thân thông qua việc lựa chọn loại ochoko (chén đựng rượu sake) và tokkuri (bình đựng rượu sake). Nếu bạn thích rượu sake lạnh, hãy chọn loại ochoko nhỏ hơn được làm từ sứ, kim loại hoặc thủy tinh.

Nếu bạn muốn thưởng thức loại rượu nóng, hãy tránh những loại bình và chén làm từ thủy tinh và kim loại, sứ hoặc gốm. Nếu bạn không thích ochoko thì có thể sử dụng ly rượu thông thường, vì vậy đừng xấu hổ nếu bạn không có một chiếc ochoko nào cả!

Chuẩn bị sake


Cách uống rượu Sake lạnh

Nếu bạn muốn uống rượu sake lạnh, hãy đặt chai rượu vào tủ lạnh khoảng một giờ trước khi uống. Bạn cũng có thể đổ một lượng rượu vào tokkuri và làm lạnh.

Cách uống rượu Sake nóng

Để làm nóng, hãy ngâm tokkuri của bạn trong nước đun sôi vài phút và bạn sẽ có ngay một loại rượu sake ấm tuyệt vời sẵn sàng để thưởng thức ngay lập tức! Hãy dừng đun sôi nước khi tokkuri đã ngập trong nước, nhưng hãy thoải mái thưởng thức rượu ở các nhiệt độ khác nhau bằng cách ngâm chén rượu trong nước lâu hơn!

Thưởng thức sake ở nhiệt độ phòng

Tất nhiên, rượu sake ở nhiệt độ phòng hoàn toàn có thể chấp nhận được, và bạn có thể thưởng thức rượu sake ngay khi vừa về đến nhà! Các loại sake khác nhau nên được thưởng thức ở nhiệt độ khác nhau, ví dụ như Honjozo thường được làm ấm trong khi Daiginjo thường được làm lạnh. Hãy hỏi nhân viên cửa hàng về cách uống trong lúc mua hàng nhé!

Hãy thưởng thức!

Cách thưởng thức rượu sake vô cùng quan trọng, vì vậy nếu bạn có một cách độc đáo của riêng mình để uống rượu sake, hãy thoải mái thưởng thức theo cách của bạn. Tuy nhiên, đối với lần uống rượu đầu tiên, chúng tôi khuyên bạn nên nhấm nháp chậm rãi và cảm nhận hương vị và độ thơm của rượu. Không pha loãng với nước hoặc trộn với bất kỳ thứ gì khác – rượu sake phải được thưởng thức riêng! Điều quan trọng là phải ăn và uống nước với rượu sake, vì vậy hãy chuẩn bị một ít otsumami và uống đủ nước. Rượu sake thường gây ra những cơn nôn nao khó chịu vào ngày hôm sau, vì vậy đừng uống quá nhiều nhé!

lrosebrugh / Shutterstock.com

Một vài thuật ngữ liên quan đến rượu Sake

Ochoko (御猪口/おちょこ): Chén đựng sake

Tokkuri (徳利): Bình đựng sake

Kan (燗): Rượu sake ấm

Hiya (冷): Rượu sake lạnh

Jou-on (常温): Nhiệt độ phòng

Shi-go bin (四合瓶): Chai 720ml

Issho bin (一升瓶): Chai 1800ml

Shi-in (試飲): Uống thử

Kikizake (利き酒): Thưởng thức rượu

Amakuchi (甘口): Vị ngọt

Karakuchi (辛口): Vị cay

Umami (旨み): Hương vị thường thấy trong rượu sake

Jizake (地酒): Rượu sake địa phương

Sakagura (酒蔵): Nhà máy rượu sake

Jouzo (醸造): Chế biến rượu

Shuzou (酒造): Nấu rượu sake

Steve Csorgo / Nguồn: tsunagu Local


No comments: