Ảnh minh họa.
Giáp cốt (tiếng Trung Quốc là 甲骨, phiên âm là ‘jiǎ gǔ’, và theo nghĩa đen được dịch là ‘vỏ xương’) là một loại đồ tạo tác nổi tiếng nhất trong triều đại nhà Thương (khoảng từ năm 1600 TCN đến 1050 TCN) ở Trung Quốc cổ đại.
Những cổ vật này được sử dụng cho mục đích bói toán, nên những mảnh xương đã được gọi là “oracle bone” “xương để coi bói (giáp cốt)’ trong ngôn ngữ tiếng Anh. Ngược lại, trong ngôn ngữ Trung Quốc, tên của nó có nguồn gốc từ các loại vật liệu chế tạo, ví dụ như mai rùa và xương động vật. Ngoài việc cung cấp cho chúng ta những thông tin về tín ngưỡng của người dân dưới triều đại nhà Thương,giáp cốt cũng rất có ý nghĩa bởi chúng hình thành phần cốt lõi của chữ viết đầu tiên được biết ở Trung Quốc cổ đại.
Chế tạo các tấm giáp cốt
Như tên gọi theo tiếng Trung Quốc của nó, những tấm giáp cốt được tìm thấy từ một trong hai loại vật liệu – xương động vật hoặc mai rùa. Đối với vật liệu đầu tiên, phần xương chính của động vật được sử dụng để chế tạo giáp cốt là xương vai, hoặc xương bả vai. Loài bò dường như là sự lựa chọn ưa thích, bởi hồ sơ khảo cổ học cho thấy một số lượng lớn giáp cốt được làm từ xương bả vai của con vật này. Tuy nhiên, những tấm giáp cốt còn được tìm thấy làm từ xương bả vai của hươu, cừu và lợn.
Đối với loại vật liệu thứ hai, người ta sử dụng yếm (phía dưới khá bằng phẳng của những con rùa). Phần mai rùa (phần vỏ phía trên lồi lên của con rùa) là không phù hợp để làm giáp cốt vì viết lên trên bề mặt cong của nó là khó hơn rất nhiều.
Một tấm giáp cốt vănTrung Quốc cổ đại. (CC BY-SA 3.0)
Các hình thức tiên tri, bói toán (Osteomancy, Scapulimancy và Plastromancy)
Việc sử dụng xương để xem bói được gọi là osteomancy. Cụ thể hơn, việc sử dụng xương bả vai động vật cho mục đích bói toán được biết đến dưới tên là scapulimancy, trong khi việc sử dụng mai rùa được biết đến với tên gọi là plastromancy. Ngoài ra, bói toán bằng lửa được gọi là pyromancy.
Đối với các tấm giáp cốt triều đại nhà Thương, phương pháp bói toán được biết đến dưới tên gọi là Pyro-osteomancy, đây là một sự kết hợp của osteomancy và pyromancy. Điều này xuất phát từ một thực tế là ngoài xương động vật hoặc mai rùa thì ngọn lửa cũng đã tham gia vào quá trình dự đoán tương lai.
Quá trình xem bói tương lai với sự trợ giúp của tấm giáp cốt thường sẽ bắt đầu với một câu hỏi từ người cần xem bói. Những câu hỏi này liên quan đến rất nhiều chủ đề, bao gồm vấn đề khí tượng, nông nghiệp hay quân sự. Người coi bói sau đó sẽ sử dụng một công cụ sắc bén để viết câu hỏi vào xương/mai rùa, sau đó họ sẽ khoan một hoặc nhiều lỗ lên đó. Các tấm giáp cốt sau đó sẽ được đặt dưới nhiệt độ cao cho đến khi xuất hiện các vết nứt. Cuối cùng, các nhà tiên tri sẽ dựa trên các vết nứt này để xem bói cho khách hàng của họ.
Những chữ viết trên bộ xương rồng
Điều thú vị là người ta đã tái khám phá ra những tấm giáp cốt gần đây, vào khoảng năm 1899. Năm đó, Wang Yirong, Hiệu trưởng danh dự của Học viện Hoàng gia đã bị bệnh sốt rét. Phương thức chữa trị nổi tiếng nhất cho bệnh này ở Trung Quốc trong thời gian đó là một thứ được gọi là “xương rồng”, được tin rằng có tác dụng chữa bệnh thần kỳ. Thông thường, xương này được bán ở dạng bột. Tuy nhiên, trong dịp đó, Wang đã có được những mảnh xương chưa được bào chế.
Wang Yirong, chính trị gia và học giả Trung Quốc, là người đầu tiên nhận ra giáp cốt là chữ viết cổ. (Public domain)
Người ta nói rằng trong thời gian đó, Wang đã được một người bạn và cũng là học giả đồng nghiệp Liu E viếng thăm. Hai người đàn ông đã nhận thấy rằng đó chính là những chữ viết trên ‘xương rồng’, và bắt đầu nghiên cứu nó. Nhận thấy rằng đây có thể là một hình thức chữ viết Trung Quốc cổ xưa, Wang và Liu quay lại nơi bào chế thuốc để tìm hiểu về nguồn gốc của món thuốc này. Đương nhiên, nhà bào chế thuốc từ chối tiết lộ nơi ông ta tìm thấy xương, bởi ông đang kiếm được rất nhiều tiền từ việc bán chúng. Tuy nhiên, ông đã đồng ý bán tất cả các mảnh xương hoàn chỉnh có trong cửa hàng của mình.
Cuối cùng, tin tức về phát hiện này đã đến tai những học giả khác, và họ cũng bắt đầu truy vấn những nhà bào chế thuốc về nguồn gốc của “xương rồng”. Tuy nhiên, điều này đã không thu được kết quả bởi các nhà bào chế thuốc sẽ mất mát quá lớn nếu tiết lộ bí mật của họ. Cuối cùng, vào năm 1908, một học giả kiêm nhà triết học tên Luo Zhenyu đã phát hiện ra rằng xương này có ở khu vực bên ngoài thành phố An Dương, nơi vốn là thủ phủ của triều đại nhà Thương.
Kể từ đó, hàng ngàn tấm giáp cốt đã được tìm thấy. Các nghiên cứu về giáp cốt cho thấy con đường phát triển của chữ viếtTrung Quốc theo thời gian, mở đường cho hoạt động bói toán trong triều đại nhà Thương, và chứng minh rằng nhà Thương đã tồn tại, chứ không đơn thuần là một triều đại thần thoại trong lịch sử lâu đời của Trung Quốc.
Biên dịch từ Ancient-Origins
No comments:
Post a Comment