Mọi người tìm đủ cách kéo voi lên nhưng không được. Trần Quốc Tuấn đành nuốt nước mắt bỏ voi lại. Voi ứa nước mắt nhìn chủ tướng, rống lên thảm thiết rồi từ từ chìm vào lòng đất. Tiếc thương voi chiến, Hưng Đạo Đại Vương phẫn khích tuốt gươm chỉ xuống dòng sông, hét lên thề rằng: “Nếu trận này không thắng giặc Thát, ta thề không trở lại bến sông này nữa!”.
Câu nói bất hủ ấy vẫn còn lưu truyền đến tận ngày nay thể hiện ý chí, tinh thần đánh giặc ngoại xâm… Nhắc đến điêu khắc gia Phạm Thông, ai cũng nghĩ ngay đến bức tượng Trần Hưng Đạo để đời nằm ở công trường Mê Linh, cuối đường Hai Bà Trưng, sát bờ sông Sài Gòn. Ít người để ý một chi tiết rằng tượng đài các anh hùng dân tộc ở Việt Nam khá nhiều: Quang Trung, Lê Lợi, Hai Bà Trưng…, nhưng ở những tỉnh thành khác nhau thì lại có hình tượng khác nhau của vị các anh hùng đó.
Chỉ riêng có tượng Trần Hưng Đạo thì ở ba thành phố lớn là Sài Gòn, Vũng Tàu và Qui Nhơn đều dùng chung một mẫu tượng của Phạm Thông. Hơn thế nữa, hình như mọi người Việt từ Nam chí Bắc đều mặc định rằng đó là hình tượng tiêu biểu của một trong những chiến binh lỗi lạc nhất của dân tộc, đã hơn một lần đại phá quân Mông Cổ hùng mạnh vào đời Trần. Ông Phạm Thông – Tác giả tượng đài Trần Hưng Đạo qua đời tại Hoa Kỳ.
Nguồn: Sài Gòn Vivu - Gurdian
Sơ lược tiểu sử điêu khắc gia Phạm Thông:
Phạm Thông (12/8/1943 - 03/11/2016) là một điêu khắc gia và nhà báo người Việt, đặc biệt là tác giả của nhiều pho tượng Đức ông Trần Hưng Đạo tại Việt Nam trước 1975 và sau này tại Hoa Kỳ.
Ông sinh ngày 12 tháng 8/1943 tại Thái Bình, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn năm 1965, mất ngày 03 tháng 11/2016 tại Houston, Texas.
Phạm Thông (12/8/1943 - 03/11/2016) là một điêu khắc gia và nhà báo người Việt, đặc biệt là tác giả của nhiều pho tượng Đức ông Trần Hưng Đạo tại Việt Nam trước 1975 và sau này tại Hoa Kỳ.
Ông sinh ngày 12 tháng 8/1943 tại Thái Bình, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn năm 1965, mất ngày 03 tháng 11/2016 tại Houston, Texas.
Tượng Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng, Sài Gòn
Ông được biết đến là tác giả bức tượng Trần Hưng Đạo ở Quận 1 bên bến sông Sài Gòn ở cuối đường Hai Bà Trưng. Địa điểm này thời Pháp thuộc là công trường Rigault de Genouilly. Sang thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam, rue Paul Blanchy đổi tên thành đường Hai Bà Trưng và công trường đó được gọi là công trường Mê Linh. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho xây tượng đài Hai Bà ở đó. Pho tượng này vì khuôn mặt được tạc theo chân dung của Trần Lệ Xuân và con gái Ngô Đình Lệ Thủy nên trong cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm vào năm 1963 tượng bị phá đi.
Năm 1966 đương kim thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ giao cho mỗi binh chủng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa dựng biểu tượng ở một vườn hoa công cộng trong đô thành Sài Gòn thì binh chủng Hải quân chọn bến Bạch Đằng để dựng tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, người được xem là thánh tổ hải quân và điêu khắc gia Phạm Thông lãnh nhiệm vụ đó. Tượng đài hoàn tất năm 1967.
Sau năm 1975
Sau năm 1975 Phạm Thông tỵ nạn sang Mỹ và lập tờ báo Con ong ở Texas. Cũng ở tiểu bang đó, ông đã thực hiện hai pho tượng lớn ở đài kỷ niệm chiến sĩ Việt Mỹ tại Houston, số 11360 đại lộ Bellaire.
Năm 2014 tại Little Saigon, Westminster, California, cộng đồng người Việt lập tượng Hưng Đạo Vương bằng đá trên đường Bolsa. Pho tượng có tư thế tương tự như pho tượng trên Bến Bạch Đằng, sông Sài Gòn của nhà điêu khắc Phạm Thông cách đây gần 50 năm. Một pho tượng khác bằng đồng được dựng ở Mile Square Park (Công viên Dặm vuông) vào Tháng Giêng, 2016, cũng theo dáng cũ với cánh tay phải chỉ về phía trước.
Vào lúc 12 giờ trưa chủ Nhật ngày 12 tháng 6 năm 2016, một tượng đài Trần Hưng Đạo khác mà tác giả cũng chính là ông đã được khánh thành tại khu Hà Nội Plaza trên phố Bolsa, thành Phố Westminster, California. Pho tượng này bằng đồng, cao 10 ft được đặt trên bệ cao 7 ft.
Theo: Wikipedia