Wednesday, November 30, 2022

DUNG TỤC HÓA HÌNH TƯỢNG THẦN PHẬT, QUẢ BÁO KHÔN CÙNG

Đặc biệt là trong thời gian gần đây rộ lên phong trào khắc ba vị tam đa Phúc - Lộc - Thọ bằng nhân sâm Hàn Quốc, củ cây đinh lăng sau đó đem ngâm rượu uống với mong muốn cầu tài đắc lộc, gia đình may mắn...

Theo thời gian, xã hội thay đổi, quan niệm của con người cũng đổi thay khiến cho việc thấu hiểu về Phật pháp, về tín ngưỡng càng ngày càng lệch xa khỏi cái gốc ban đầu. Từ đó mà dẫn đến bao chuyện dở khóc dở cười, tưởng kính hóa nhờn, làm sai chẳng biết, gây thành tội nghiệp.

Trong Văn Hoá phương Đông nói chung và tâm thức của ba đời người Việt xưa nay, tôn kính trời đất, tin vào Thần Phật, vào đạo lý nhân quả thiện ác hữu báo chính là nhân sinh quan nền tảng, là cốt lõi văn hoá dân tộc Việt cũng như văn hóa phương Đông nói chung. Tuy nhiên theo thời gian, xã hội thay đổi, quan niệm của con người cũng đổi thay khiến cho việc thấu hiểu về Phật pháp, về tín ngưỡng càng ngày càng lệch xa khỏi cái gốc ban đầu. Từ đó mà dẫn đến bao chuyện dở khóc dở cười, tưởng kính hóa nhờn, làm sai chẳng biết, gây thành tội nghiệp.

Nhớ khi xưa, đức Phật Thích Ca vốn dĩ là một vương tử hoàng tộc Gautama (Cồ-Đàm) của tiểu quốc Shakya (Thích-ca) ở Kapilavastu (Ca-tỳ-la-vệ), sau khi thấu cảnh thế nhân danh lợi tình tiền, sinh lão bệnh tử, hợp tan đau khổ, đâu đâu cũng chỉ là buồn nhiều vui ít nên ngài đã từ bỏ vương vị, cung tần mỹ nữ , cung vàng điện ngọc để lên đường tìm đạo. Trải qua nhiều năm tu luyện khổ hạnh gian truân, cuối cùng ngài đã giác ngộ con đường chánh đạo, thoát khỏi bể khổ bến mê, từ bỏ tham sân si, thất tình lục dục... để đến cõi giải thoát vĩnh hằng. Ngài trở thành bậc Giác Giả thấu tỏ vạn sự vạn vật trong trời đất, là bậc trí tôn đại đức, thế tục phàm trần đã không còn gì có thể ràng buộc được ngài nữa.

Khác xa với con người ngày nay, người xưa tin Thần, kính Phật không phải là để cầu may, xin lộc phát tài mà để nhắc nhở chính mình vạn sự trên đời ấy đều do nhân quả, làm người đối nhân xử thế cần có thiện lương, lấy đạo đức để ước chế chính mình không phạm điều sai trái. Bản chất của việc thờ cúng, bái lạy chư Thần cũng như ông bà tổ tiên không phải là cầu may, xin lộc. Khi con người bái lạy Thần Phật chính là lúc soi xét chính mình, kiểm điểm tự thân, tìm những chỗ chưa đúng để từ động sửa đổi, đưa bản thân trở về gần với bản ngã thiện lương, gần với đạo.

Và đương nhiên, khi một người tin vào nhân quả thiện ác hữu báo, thường xuyên cung kính Thần Phật ắt cũng sẽ được Thần Phật bảo hộ, che chở, cuộc đời cũng tự khắc cũng được an lạc.

Nhưng ngày nay, người ta phần lớn đã không còn sự liên hệ với văn hóa truyền thống, đặt mình vào trong tâm thức của tiền nhân để hiểu ý nghĩa của việc cứu độ chúng sinh thoát khổ của các vị Phật. Trái lại, người ta coi các bậc ấy là đối tượng để cầu cạnh, xin xỏ. Và vì cũng không hiểu được sự vĩ đại của hành trình tu luyện đầy gian khổ để từ người bình thường thăng hoa lên cảnh giới chí cao vô thượng của các bậc Giác Giả, cho nên con người dễ vô tình phạm phải những hành động khinh nhờn, bất kính, mà một biểu hiện rõ rệt nhất đó chính là việc ứng xử với những hình tượng Phật trong đời sống tâm linh. Những biểu hiện ấy như thế nào? Hậu quả của nó ra sao và phải làm thế nào mới đúng?… đó là nội dung của bài viết này.

Người xưa tin Thần, kính Phật không phải là để cầu may, xin lộc phát tài mà để nhắc nhở chính mình vạn sự trên đời ấy đều do nhân quả, làm người đối nhân xử thế cần có thiện lương, lấy đạo đức để ước chế chính mình không phạm điều sai trái. (Ảnh: Shutterstock)

Những biểu hiện của việc thiếu tôn kính hình tượng Thần Phật

Trong xã hội ngày nay thật không khó để chúng ta bắt gặp những bức tượng Phật, tranh Phật được đặt tại tư gia, nơi phòng khách, thậm chí là để ở trong phòng ngủ, phòng trà, ngoài vườn... như một vật phẩm trang trí. Hoặc người ta đặt những bức tượng Phật A Di Đà hay Quan Thế Âm Bồ Tát trên nóc xe hơi đi đưa đám ma hoặc đặt hẳn tượng các vị trong nghĩa địa âm u hoang vắng. Cùng không thiếu những người lấy tượng Phật, tượng Chúa Jesu làm mặt dây chuyền đeo trên người với mong muốn được chư Phật bảo hộ bình an. Đặc biệt là trong thời gian gần đây rộ lên phong trào khắc ba vị tam đa Phúc - Lộc - Thọ bằng nhân sâm Hàn Quốc, củ cây đinh lăng sau đó đem ngâm rượu uống với mong muốn cầu tài đắc lộc, gia đình may mắn... Thật là coi tượng Phật chẳng khác khối thạch cao, viên đá, hay cái rễ cây… hoàn toàn trong tâm niệm không có một chút kính ngưỡng dành cho một bậc vĩ đại tôn quý vượt xa người thường.
 
Liệu có đúng là không biết thì không có tội?

Nhiều người cho rằng không biết không có tội, hình tượng Phật mà người ta trưng bày hay đeo trên người ấy cũng đều là xuất từ tâm thiện niệm, vì có lòng tín ngưỡng mới làm vậy.

Điều đó có đúng hay không?

Trong cuốn Đại Bổn Kinh có chép, trước Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng có 6 vị Phật nguyên thủy đến thế gian truyền Pháp độ nhân. Vị Như Lai thứ 7, tức vị gần với thời của Phật Thích Ca nhất chính là Ca Diếp Như Lai, hay còn gọi là Phật Ca Diếp (Kashyapa).

Thời Phật Ca Diếp có một tỳ kheo trẻ rất giỏi ca hát. Khi cùng hát tụng với các tỳ kheo khác các hát, tỳ kheo trẻ tự cho rằng giọng mình trong trẻo âm vang, nên tỏ vẻ coi thường người khác, thường hiển thị ra tâm kiêu ngạo.

Trong nhóm tăng đoàn có một tỳ kheo già có giọng khàn đặc, không giỏi hát tụng nên hay bị vị tỳ kheo trẻ này chê cười giễu cợt, cho rằng giọng hát tỳ kheo già chỉ khiến người nghe chán ghét. Nhưng tỳ kheo trẻ nào có biết tỳ kheo già đã chứng ngộ quả vị La Hán rồi.

Một hôm tỳ kheo già hỏi tỳ kheo trẻ: “Cậu có biết tôi không?”

“Tôi biết ông lâu rồi, ông là tỳ kheo già khi hát tụng thì giọng khàn đặc khiến không ai chịu nổi” – tỳ kheo trẻ trả lời.

“Tuy tôi không biết hát tụng nhưng tôi đã giải thoát khỏi sự trói buộc của sinh tử rồi, không còn hết thảy khổ não thế gian nữa” – tỳ kheo già nói.

Tỳ kheo trẻ nghe vậy kinh hoàng mãi vì biết mình đã vô minh mà đắc tội với La Hán, cảm thấy vô cùng xấu hổ, sám hối với tỳ kheo già. Nhưng tội lỗi đã làm thì nghiệp phải gánh. Sau này vị tỳ kheo trẻ phải chịu quả báo ác khẩu do mình gây ra trong 500 đời. Mãi cho đến khi Phật Thích Ca tại thế mới được giải thoát. 

Quan niệm vô Thần khiến lòng người mất đi thiện niệm, đánh mất đi lòng tôn kính, niềm tin vào Thần linh, trong u mê mà phạm tội lỗi. Trong ảnh là Khách sạn Thiên Tử với hình dạng ba vị Phúc - Lộc - Thọ tại Lang Phường, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)

Phỉ báng Phật Pháp gặp phải quả báo

Vào triều đại nhà Đường, thiền sư Quốc Thanh thường dùng những lời dạy bảo của Phật để thiện hóa dân chúng, vì thế rất nhiều người đã đến chỗ ông để nghe kinh. Nhưng ở địa phương, có một viên quan từ trước đến nay không tin Thần Phật. Khi thấy nhiều người đến nghe kinh thì vô cùng ghen ghét, tức giận. Viên quan bèn vu oan rồi cho người bắt trói thiền sư lại, đánh hai mươi gậy lớn.

Đêm hôm ấy, viên quan này mơ thấy người cha đã quá cố của mình trở về. Người cha ấy vô cùng tức giận và khóc lớn, nói với viên quan rằng: “Con dám làm ô nhục thiền sư, Diêm Vương vì chuyện này cũng đã phạt ta hai mươi gậy sắt, ngay cả chức quan của con cũng đã bị bãi bỏ rồi!”. Quả nhiên, mấy ngày sau, viên quan này bị tước bỏ chức vị.

Bảo vệ Phật đường, được tăng 30 năm tuổi thọ

Thái Bình quảng ký có chép câu chuyện như sau. Vào năm Khai Nguyên thứ 15 triều đại nhà Đường (năm 727), hoàng đế ra lệnh trong 3 ngày phải phá hủy hay đóng cửa hết thảy Phật đường trong thiên hạ. Lệnh ban ra, chốn thanh tu nơi nơi đều náo loạn. Duy chỉ có ở huyện Tân Đức ở Dự Châu là các Phật đường bình yên vô sự. Nguyên do là quan huyện vùng này tên là Lý Dư có nổi giận hạ lệnh: ““Trong địa hạt ta quản lý, nếu có người nào dám phá Phật đường thì nhất loạt đều xử tử”.

Ông này thường ngày không phải người nhân đức, tính tình nóng nảy, hay uống rượu, thường làm việc trái đạo nghĩa. Nhưng vì thời hạn mà lệnh trên ban ra quá gấp gáp nên ông ta phẫn nộ, quyết cưỡng lại.

Sau đó một năm, Lý Dư mắc bệnh rồi qua đời, nhưng được nửa ngày thì sống lại, kể chuyện dưới âm phủ. Khi gặp Diêm Vương, thấy tội lỗi của Lý Dư chồng chất trong sổ thiện ác, Diêm Vương lệnh cho quỷ tốt dùng nhục hình với Lý Dư. Lý Dư vội vàng kể lại câu chuyện bảo vệ Phật đường. Diêm Vương lệnh mang sổ phúc đức ra đối chiếu, thấy quả có việc đó, liền cho Lý Dư quay lại dương gian, đồng thời tăng thêm 30 năm tuổi thọ.

Vô minh tạo nghiệp nhưng quả báo thì khôn cùng

Kỳ thực khinh nhờn hình tượng Phật chính là việc làm phạm vào đại tội, không thể dung thứ. Cổ nhân xưa nay vẫn nhìn nhận Thần Phật là bậc tôn kính uy nghiêm, là bậc đại biểu cho trời đất, con người ở những nơi không thanh tịnh thì không được phép nhắc đến. Khi có bái tạ, cổ nhân cần phải tắm rửa trai tịnh sạch sẽ trước rồi mới được phép dâng hương kính bái. Người xưa chẳng dám tùy tiện gọi tên Phật, mỗi lần niệm Phật hiệu thì trong lòng dâng dâng niềm kính ngưỡng vô hạn; đến tượng Phật mà họ cũng chẳng dám tùy tiện sờ mó, nhưng phải giữ cho hình tượng Phật được sạch sẽ và bày biện ở những nơi cao ráo trang trọng nhất trong gia đình hay đền chùa… ấy là vì họ có tâm kính Đạo, trọng Đức, mà Phật chính là một bậc đạo đức siêu việt.

Ấy vậy mà con người ngày nay lại đem cả Thần Phật vào bình để ngâm rượu uống như một cách để cầu may, lấy tượng phật bày trong phòng như một vật trang trí, hay đeo trên người xem đó như một món bùa hộ mệnh. Thử hỏi khi đeo trên người, những lúc sinh hoạt cá nhân, hay khi tắm gội, vệ sinh, sinh hoạt vợ chồng, khác nào người ta làm những chuyện xú uế đó trước mặt chư Thần? Việc làm đó chẳng phải là tội bất kính hay sao? Đó chẳng phải tội phỉ báng Thần Phật quá lớn hay sao? Ngay như con cái trong nhà trong sinh hoạt bình thường cũng không thể có những hành vi khiếm nhã trước mặt bố mẹ, huống chi đây là lại Thần Phật? Hỏi rằng tội đó đền sao cho đặng?

Vì sao con người ngày nay lại phải chịu đựng quá nhiều những thiên tai nhân họa. Phải chăng cũng một phần vì buông lơi đạo đức, khinh mạn Thần Phật? Thiết nghĩ mỗi người chúng ta, trong thời khắc trời đất chuyển mình này, hãy dành cho tâm mình một khoảng lặng để nghĩ suy những điều phải trái, để quy chính nhân tâm, tín Phật kính thiên mới được Thần Phật bảo hộ.

Minh Vũ / Theo: NTDTV

No comments: