Rắn, chim và... chuột "nhân sâm"
Cũng phải nói thêm rằng khi xưa, các chính khách, thương nhân không ngại tốn thời gian ngồi trầm ở các nhà hàng sang trọng, bởi qua món ăn đó họ có thể thám dò được nội sự cung đình. Đột ngột nhà hàng đổi thực đơn có nghĩa đại nội sắp có biến đổi; món ăn mới thịnh hành có thể suy đoán ra nhân vật được cất nhắc.
Nhắc đến món ăn cổ xưa không thể bỏ qua chuyện một nhà vua mê ăn cá mà chết! Thời chiến quốc, Công Tử Quang, tướng Ngũ Tử Tư mưu sát vua nước Ngô là Ngô Vương Liêu nhưng bất thành, bởi vua Ngô không mê tửu sắc, tướng lĩnh khó tiếp cận. Tử Tư phát hiện vua chỉ mê mỗi món... cá nướng nên tìm cách chiêu dụ đầu bếp lang bạt Chuyên Chư. Món cá nướng do đầu bếp quái dị này nêm nếm chẳng giống ai, gia vị là mật ong trăm năm lấy trên mỏm núi cheo leo ! Chính món cá nướng có tên cầu kỳ "Tứ tai hi mật tiến" và cách rưới mật ong tạo mùi thơm khác thường làm vua Ngô thèm ăn quên phòng bị nên mới chết.
Xưa có 8 món ăn liệt vào bát trân và giờ nhắc lại không ít người vẫn còn tranh cãi về cái vị của nó. Bát trân gồm nước dãi yến, nem công, chả phụng, môi đười ươi, da tê ngưu, bàn tay gấu, thịt chân voi, gân nai. Các ngự trù được vua sủng ái, các đầu bếp được quan lại, nhà hàng trọng thị thì vinh lộc hưởng cả đời. Cho nên ngự trù, đầu bếp không ngừng biến tấu tìm những món lạ miệng phục vụ tầng lớp thượng lưu.
Quý bạn đọc còn nhớ Quách Tĩnh ( trong Xạ điêu anh hùng truyện ) may mắn uống máu mãng xà tăng cường công lực, ai cũng ngỡ đây là chi tiết nói dóc nhưng ngoài đời là có thật. Vốn huyết mãng xà thân màu xám nhưng do chủ nuôi cho nó ăn thức ăn cực xịn như sâm nhung, đan sa nên mới có dị hình đỏ như máu. Bồi bổ cho rắn để người ta mỗi ngày... hút máu nó hầu "cải lão hoàn đồng".
Rắn ăn sâm nhung nghe khôi hài và khó tin nhưng chim ăn sâm thì có thật và loài dị cầm này từng là món ăn tiến vua. Đó là giống chim di trú từ phương Bắc về phương Nam, tên chúng dân miền Bắc đều biết đến : sâm cầm. Thế thì nhân sâm giá đắt đỏ ở đâu có mà nuôi chim nổi, xin thưa trong hoang dã chúng đào bới ăn nhân sâm trên đỉnh các núi cao ở Trung Quốc, Hàn Quốc. Mấy năm trước chúng xuất hiện nhiều ở Hồ Tây, Hà Nội, nay số lượng rất ít bởi bị săn lùng tận diệt. Sâm cầm từng là món khoái khẩu của vua Tự Đức bởi truyền miệng chúng ăn nhân sâm chuyển thành máu huyết nên ăn thịt chim sẽ bồi bổ sinh lực, tinh thần minh mẫn.
Quanh chuyện rắn, chim ăn nhân sâm vẫn còn một món ăn cổ xưa khá ly kỳ : chuột nhân sâm. Đây là món ăn tốn kém chỉ có vua quan nhà Thanh mới đeo nổi. Người ta chọn những con chuột bạch và nuôi vỗ chúng bằng nhân sâm, khi chuột đẻ người ta loại chuột bố mẹ và nuôi tiếp chuột con bằng nhân sâm. Cứ thế qua ba bốn thế hệ ăn nhân sâm lúc này máu chuột đã như... nhân sâm, người ta bắt chuột con mới sinh thoa một lớp áo ngoài bằng bột, không chế biến xào nấu gì cứ thế mà đưa lên miệng nhai từ tốn.
Những món ăn lạ ngày nay
Nhà văn Sơn Nam từng ví von đuông chà là bằng cái tên thật ngộ : Hồ đa tử. Hình thù béo ú xấu xí hơn con sâu nhưng đuông chà là vẫn được ông Nguyễn Ngu Ý, tác giả lỗi lạc bộ đại từ điển Việt Nam cho là món ăn quý. Ở thôn quê miền Tây, đuông chà là, đuông dừa chẳng ai lạ gì bởi chúng là loài phá hoại cây dừa, chà là...
Cũng phải nói thêm rằng khi xưa, các chính khách, thương nhân không ngại tốn thời gian ngồi trầm ở các nhà hàng sang trọng, bởi qua món ăn đó họ có thể thám dò được nội sự cung đình. Đột ngột nhà hàng đổi thực đơn có nghĩa đại nội sắp có biến đổi; món ăn mới thịnh hành có thể suy đoán ra nhân vật được cất nhắc.
Nhắc đến món ăn cổ xưa không thể bỏ qua chuyện một nhà vua mê ăn cá mà chết! Thời chiến quốc, Công Tử Quang, tướng Ngũ Tử Tư mưu sát vua nước Ngô là Ngô Vương Liêu nhưng bất thành, bởi vua Ngô không mê tửu sắc, tướng lĩnh khó tiếp cận. Tử Tư phát hiện vua chỉ mê mỗi món... cá nướng nên tìm cách chiêu dụ đầu bếp lang bạt Chuyên Chư. Món cá nướng do đầu bếp quái dị này nêm nếm chẳng giống ai, gia vị là mật ong trăm năm lấy trên mỏm núi cheo leo ! Chính món cá nướng có tên cầu kỳ "Tứ tai hi mật tiến" và cách rưới mật ong tạo mùi thơm khác thường làm vua Ngô thèm ăn quên phòng bị nên mới chết.
Xưa có 8 món ăn liệt vào bát trân và giờ nhắc lại không ít người vẫn còn tranh cãi về cái vị của nó. Bát trân gồm nước dãi yến, nem công, chả phụng, môi đười ươi, da tê ngưu, bàn tay gấu, thịt chân voi, gân nai. Các ngự trù được vua sủng ái, các đầu bếp được quan lại, nhà hàng trọng thị thì vinh lộc hưởng cả đời. Cho nên ngự trù, đầu bếp không ngừng biến tấu tìm những món lạ miệng phục vụ tầng lớp thượng lưu.
Quý bạn đọc còn nhớ Quách Tĩnh ( trong Xạ điêu anh hùng truyện ) may mắn uống máu mãng xà tăng cường công lực, ai cũng ngỡ đây là chi tiết nói dóc nhưng ngoài đời là có thật. Vốn huyết mãng xà thân màu xám nhưng do chủ nuôi cho nó ăn thức ăn cực xịn như sâm nhung, đan sa nên mới có dị hình đỏ như máu. Bồi bổ cho rắn để người ta mỗi ngày... hút máu nó hầu "cải lão hoàn đồng".
Rắn ăn sâm nhung nghe khôi hài và khó tin nhưng chim ăn sâm thì có thật và loài dị cầm này từng là món ăn tiến vua. Đó là giống chim di trú từ phương Bắc về phương Nam, tên chúng dân miền Bắc đều biết đến : sâm cầm. Thế thì nhân sâm giá đắt đỏ ở đâu có mà nuôi chim nổi, xin thưa trong hoang dã chúng đào bới ăn nhân sâm trên đỉnh các núi cao ở Trung Quốc, Hàn Quốc. Mấy năm trước chúng xuất hiện nhiều ở Hồ Tây, Hà Nội, nay số lượng rất ít bởi bị săn lùng tận diệt. Sâm cầm từng là món khoái khẩu của vua Tự Đức bởi truyền miệng chúng ăn nhân sâm chuyển thành máu huyết nên ăn thịt chim sẽ bồi bổ sinh lực, tinh thần minh mẫn.
Quanh chuyện rắn, chim ăn nhân sâm vẫn còn một món ăn cổ xưa khá ly kỳ : chuột nhân sâm. Đây là món ăn tốn kém chỉ có vua quan nhà Thanh mới đeo nổi. Người ta chọn những con chuột bạch và nuôi vỗ chúng bằng nhân sâm, khi chuột đẻ người ta loại chuột bố mẹ và nuôi tiếp chuột con bằng nhân sâm. Cứ thế qua ba bốn thế hệ ăn nhân sâm lúc này máu chuột đã như... nhân sâm, người ta bắt chuột con mới sinh thoa một lớp áo ngoài bằng bột, không chế biến xào nấu gì cứ thế mà đưa lên miệng nhai từ tốn.
Những món ăn lạ ngày nay
Nhà văn Sơn Nam từng ví von đuông chà là bằng cái tên thật ngộ : Hồ đa tử. Hình thù béo ú xấu xí hơn con sâu nhưng đuông chà là vẫn được ông Nguyễn Ngu Ý, tác giả lỗi lạc bộ đại từ điển Việt Nam cho là món ăn quý. Ở thôn quê miền Tây, đuông chà là, đuông dừa chẳng ai lạ gì bởi chúng là loài phá hoại cây dừa, chà là...
Cá cháy - Ảnh: vietnamangling.com.vn
Nhắc đến đuông chà là không thể bỏ qua giai thoại vui ở xứ sở công tử Bạc Liêu, đó là hội đồng Điều, thông gia của hội đồng Trạch mê ăn đuông lắm. Để tìm ra vị lạ của các loài đuông, ông hội đồng Điều không cho chúng ăn cây dừa, chà là, cau mà ép phải ăn mía. Cứ 1 cây mía ông khoét lỗ rồi bỏ đuông vào, khi thấy cây mía xơ xác ông mới bổ mía lôi đuông ra ăn. Ngon lành chỉ mình ông biết nhưng cách ăn đuông lạ đời đã để lại câu chuyện nửa hư nửa thực bổ sung cho những câu chuyện ẩm thực kỳ thú đất Bạc Liêu.
Xưa miền Bắc có cá anh vũ rất nổi tiếng được vua chúa ưa thì ở miền Tây Nam bộ cũng có loài cá kỳ lạ là cá cháy. Chúng chỉ xuất hiện ở ngay khúc sông Hậu giáp ranh giữa Trà Ôn (Vĩnh Long) và Cầu Kè (Trà Vinh), còn trật ra khỏi đoạn này ít ai thấy chúng. Một điều kỳ lạ khi sương mù dày đặc là cá cháy lại lên mặt nước đớp khí, người ta cho rằng cá hấp thụ sương khí đất trời nên thịt mới dai, mềm, sạch ! Cá cháy màu trắng, con nặng lắm khoảng 2 kg, chúng mau chết lắm, lên khỏi mặt nước vài phút là lìa đời. Cá chỉ xuất hiện trước và sau tết nguyên đán, sau đó chúng bơi đi đâu biệt tích. Nhà sử học Trịnh Hoài Đức từng nếm thử mùi vị cá và không ngại ngần gọi cá cháy là thiều ngư. Cá cháy bây giờ khó tìm lắm.
Nói đến món ăn lạ thì không thể bỏ rươi qua một bên. Đây là giống hải trùng kỳ lạ cứ tới tháng 11, 12 ( âm lịch ) lại loi ngoi xuất hiện ven biển. Lạ một điều là chưa thấy loài nào yêu đương "tàn bạo" như rươi, cả đời chúng chỉ chờ đợi ái ân vài giây rồi buông mình chết. Ở miền Tây có nơi gọi rươi là con dời, còn nước mắm rươi gọi là... nước mắm dòi. Nghe tên thấy ớn, nhìn hình dạng thấy ghê nhưng rươi là loài sạch sẽ. Nước mắm rươi khi ủ không cần đuổi vì ruồi muỗi chẳng dám bay gần ! Lạ một điều nữa là rươi mềm sụm như cọng lá nhưng thịt chúng giàu chất đạm và có tác dụng bồi bổ xương người già, trẻ em. Một vài hộ ở thị xã Bến Tre đã tự tin bán nước mắm rươi 1 lít 12.000đ với dòng chữ : "Nước mắm rươi".
Theo: amthuc365