Khang Hy là vị hoàng đế đông con cháu, ông có 35 người con trai và 97 người cháu trai. Điều này cũng chính là vấn đề khiến cho hoàng đế nhà Thanh luôn phải đau đầu trong việc lựa chọn thái tử kế vị.
Đầu triều đại nhà Thanh không áp dụng kế vị con trai cả như thời nhà Hán, điều này dẫn đến việc các con trai của hoàng đế tranh giành ngôi vị thái tử không ngừng, Khang Hy vô cùng lo lắng về cuộc tranh giành thái tử trong những năm cuối đời, và thậm chí có thời điểm còn có “chín người con trai tranh nối ngôi”, điều này cũng khiến Khang Hy đau đầu không biết nên chọn ai làm người thừa kế thích hợp?.
Trong sự kiện “Cửu tử đoạt đích” việc tranh bá ngôi vị thái tử, hoàng tử Dận Chân (người sau này trở thành hoàng đế Ung Chính) ban đầu không có lợi thế gì nhưng cuối cùng lại được chọn nối ngôi. Nhiều người cho rằng điều này có liên quan nhiều đến con trai của ông là Hoằng Lịch (tức vua Càn Long sau này). Sau này khi tìm hiểu lịch sử, người ta đã phát hiện câu chuyện khá thú vị về mối quan hệ của 3 vị vua triều Thanh là Khang Hy, Ung Chính và Càn Long.
Sự kiện “Cửu tử đoạt đích” triều nhà Thanh. Ảnh minh họa trên phim
Đương thời hoàng đế Khang Hy có nhiều con trai nên đương nhiên cũng có rất nhiều cháu trai, thậm chí rất nhiều cháu trai của hoàng đế lớn lên ở ngoài cung nên chưa từng gặp qua, Khang Hy hàng ngày có rất nhiều việc phải xử lý nên không có cơ hội gặp mặt họ. Càn Long Lần đầu tiên gặp ông nội mình là hoàng đế Khang Hy vào năm 12 tuổi.
Càn Long là con trai thứ tư của Ung Chính, có vẻ ngoài tuấn tú, thông minh, thích đọc sách, cộng với sự giáo dục và huấn luyện nghiêm khắc của Ung Chính nên từ nhỏ Càn Long đã thể hiện rất tốt về mọi mặt, điều này cũng khiến Ung chính rất hài lòng.
Vào thời khắc quan trọng tranh ngôi vị thái tử, Ung Chính đã dùng con trai Càn Long (cũng chính là cháu nội của hoàng đế Khang Hy) làm vũ khí chính trị.
Ung Chính đã từng yêu cầu Càn Long đọc thuộc lòng Tứ thư và Ngũ kinh trước mặt những người hầu thân cận của Hoàng đế Khang Hy, và Càn Long đã làm tốt những gì cha mình yêu cầu, và không hề sợ hãi trước mặt mọi người, thậm chí Càn Long còn đọc ngược lại, điều này đã vô tình lọt vào tai của Khang Hy.
Càn Long Lần đầu tiên gặp ông nội mình là hoàng đế Khang Hy vào năm 12 tuổi. Ảnh Internet
Năm 1722, Ung Chính mời cha mình, Hoàng đế Khang Hy, đến ngắm hoa mẫu đơn trong vườn của mình, và Khang Hy vui vẻ nhận lời.
Chính cuộc gặp gỡ này, hoàng đế Khang Hy đã lần đầu tiên gặp cháu trai là Càn Long – đây cũng chính là lần đầu tiên ba vị hoàng đế vĩ đại nhất của nhà Thanh là Khang Hy, Ung Chính và Càn Long gặp nhau.
Lúc đó Càn Long mới chỉ 12 tuổi, nhìn thấy ông nội Khang Hy uy nghiêm, so với các anh em của mình, Càn Long không hề bối rối, mà rất điềm đạm, lễ phép, ăn nói khéo léo. Khi lần đầu nhìn thấy người cháu nội Càn Long này, Khang Hy giật mình một lúc và nhanh chóng đặt ly rượu trên tay xuống bàn.
Hoàng đế Khang Hy giật mình được cho là vì thấy tướng mạo của Càn Long lộ rõ sự điềm tĩnh, nói năng trôi chảy, bộc lộ sự thông minh mà không hề có chút sợ hãi khi gặp bậc đế vương. Người cháu này có phong thái của một người lãnh đạo trong tương lai.
Điều này khiến vua Khang Hy vô cùng hài lòng. Sau cuộc gặp này, ông dành nhiều tình thương yêu cho Càn Long. Thậm chí, ông còn sai người xem sinh thần bát tự của cháu nội và biết được Càn Long có mệnh đại phú đại quý thì càng vui mừng hơn.
Khang Hy không hề mê tín, nhưng rất vui khi biết tử vi của Càn Long tốt đến không ngờ. Chưa đầy một tháng sau, Khang Hy lại đến thăm phủ của Ung Chính, lần này hoàng đế Khang Hy quyết định đưa Càn Long về cung nuôi nấng.
Lần đầu tiên nhìn thấy Càn Long, hoàng đế Khang Hy nhất quyết đưa về cung nuôi nấng. Ảnh Internet
Khang Hy có 97 cháu trai, ngoại trừ con trai của hoàng tử Dận Nhưng bị phế truất, ông chưa bao giờ quan tâm đến bất kỳ cháu trai nào như vậy, đây là một tín hiệu chính trị, và là tin tức cực kỳ phấn khích đối với Ung Chính.
Sau khi đưa Càn Long về cung nuôi, Khang Hy càng hiểu sâu hơn về đứa cháu trai này, ông càng yêu mến tài năng của Càn Long, hơn nữa từ nhỏ Càn Long đã đọc nhiều sách vở, có thể đối đáp trôi chảy trước các câu hỏi của Khang Hy Đế. Khang Hy tin tưởng rằng: Đứa cháu trai này nhất định sẽ đạt được thành tựu phi thường trong tương lai!.
Nhờ con trai được ông nội yêu quý, Ung Chính dần chiếm ưu thế trong cuộc chiến ngai vàng. Quả thật, trước lúc băng hà, vua Khang Hy đã quyết định nhường ngôi vị hoàng đế cho Ung Chính.
Mặc dù đến nay không có dữ liệu lịch sử nào chứng minh rằng Khang Hy đã chỉ định rõ ràng Càn Long là người kế vị trong tương lai, song nhiều người cho rằng một trong những nguyên nhân khiến Ung Chính được Khang Hy chọn làm người kế vị là vì ông có người con trai thông minh, giỏi giang là Càn Long.
Có thể Hoàng đế Khang Hy biết rằng, chỉ có chọn Ung Chính lên ngôi hoàng đế thì Càn Long mới có thể kế vị hoàng đế Ung Chính trong tương lai, và nhà Thanh mới có người tài trị vì đất nước.
Quả đúng như dự tính của Khang Hy, sau khi Ung Chính qua đời, Càn Long, 25 tuổi, trở thành tân vương của nhà Thanh. Càn Long kế thừa và mở rộng sự phát triển tốt đẹp mà ông cha để lại, giúp chính trị, kinh tế, văn hoá của Trung Quốc đạt được sự phát triển ở mức độ cao hơn trong thời kỳ trị vì của mình.
Khải Minh biên tập
Nguồn: xuehua