Bản đồ thế giới tại hồ Klejtrup, Đan Mạch. (Ảnh qua The Vintage News)
Bản đồ thế giới tại hồ Klejtrup nằm trên khu vực có diện tích khoảng 5.000 m2, được xây dựng bằng đất, đá và cỏ. Nó nằm gần làng Klejtrup, Viborg, Đan Mạch. Søren Poulsen, người tạo ra Bản đồ độc đáo này sinh ra ở Đan Mạch vào năm 1888. Sau khi sống ở Mỹ một thời gian, ông trở về làng bên cạnh hồ Klejtrup nơi ông sinh ra.
Cảm hứng xây dựng bản đồ của Poulsen đến vào năm 1943 khi ông đang làm hệ thống thoát nước cho đồng cỏ xung quanh hồ. (Ảnh qua The Vintage News)
Nước Ý. (Ảnh qua The Vintage News)
Trong suốt những tháng mùa Đông, với việc sử dụng các công cụ cơ bản, những tảng đá lớn được đặt cẩn thận trên băng – và khi mùa xuân đến, chúng có thể dễ dàng nghiêng vào đúng vị trí, và từ từ bản đồ thế giới được định hình.
Tìm thấy một hòn đá có hình dạng như Jutland (bán đảo làm thành miền tây Đan Mạch), Poulsen quyết định hoàn thành bản đồ thế giới của riêng mình bằng cách sử dụng nhiều vật liệu hơn từ khu vực gần đó. (Ảnh qua The Vintage News)
Bắc Mỹ và Nam Mỹ. (Ảnh qua The Vintage News)
Australia. (Ảnh qua The Vintage News)
Bản đồ thế giới được tạo ra từ năm 1944 đến năm 1969 với phạm vi 45m x 90m. Cứ mỗi 11km trên thực tế sẽ ứng với 27cm trên bản đồ. Do những khó khăn trong việc bố trí theo hình cầu của Trái Đất, vì vậy để đảm bảo khoảng cách chính xác giữa các quốc gia nên Bắc bán cầu được đánh dấu ở hai nơi. Các cột mốc đỏ đánh dấu đường xích đạo và đại diện mỗi quốc gia là một lá cờ nhỏ được cắm trên mặt đất.
The Great Lakes – Ngũ Đại Hồ ở Mỹ. (Ảnh qua The Vintage News)
Bản đồ Đan Mạch. (Ảnh qua The Vintage News)
Sau khi hoàn thành bản đồ chỉ vài tháng, Poulsen đã qua đời ở tuổi 81. Từ đó bản đồ không hề bị thay đổi. Ngày nay, “bản đồ thế giới tại Hồ Klejtrup” là điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng tại Viborg.
Cherry / Theo: TVN
Link tham khảo:
No comments:
Post a Comment