Những điều bạn cần lưu ý khi ăn cua, ghẹ để ngăn chặn các tình trạng ngộ độc, dị ứng gây tổn hại đến sức khỏe.
1. Luôn chọn cua, ghẹ còn tươi sống, đảm bảo
Cần đảm bảo chỉ nên chọn những loại cua, loại ghẹ còn sống, đang bò khi mua về để ăn. Cua, ghẹ ươn thường tích tụ khá nhiều vi khuẩn bên trong, chúng tụ tập nhiều ở phần thịt cua và xâm nhập vào cơ thể người khi ta dùng thịt cua. Từ đó phát sinh ra các chứng bệnh ngộ độc, dị ứng cũng như các chứng bệnh nguy hiểm khác, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Những mẹo chọn cua, ghẹ đảm bảo đang tươi sống là luôn có phần màu xanh đen ở trên mai, mai nhẵn bóng, bụng căng, chạm vào thấy cứng, trắng sạch. Cua, ghẹ sắp chết hoặc đã ươn thường có mai màu vàng, chan mềm, lật qua lật lại khó bởi thân đã yếu.
2. Luôn luộc chín, hấp, kĩ trước khi ăn
Cua, ghẹ sống ở biển, bò nhiều trên cát. Do vậy cần đảm bảo mua về được chế biến sạch sẽ, nấu chín, kĩ để ngăn không cho các loại vi khuẩn còn bám trong thâm cua , ghẹ phát triển. Nếu chưa làm sạch hoặc nấu chưa chín, vi khuẩn và các loại kí sinh trùng sẽ theo đó vào đường ruột của con người, gây ra tình trạng ngộ độc nghiêm trọng.
Một số vùng miền tại Việt Nam còn có món ăn sử dụng thịt cua, thịt ghẹ tươi ăn sống hoặc làm gỏi, điều này có thể gây ngộ độc tử vong. Trong thịt cua, ghẹ sống tồn tại một loại nang trùng hút máu nếu đi vào phổi có tên lungfuke, cùng những loại sán lá gây bệnh. Những loại khuẩn này khi đi vào cơ thể sẽ vô cùng nguy hiểm.
3. Không ăn quá nhiều cua
Cua hay ghẹ có tính hàn mạnh, ăn nhiều dễ khiến lạnh bụng, đau bụng, đi ngoài. Ở một số người bụng yếu, chỉ cần ăn một con cua/ ghẹ đã có thể bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy.
Một số món ăn không nên ăn cùng với cua, trước hoặc sau khi ăn cua. Đặc biệt là ở quả hồng và trà là hai thứ cấm kị khi ăn cua. Trước và sau khi ăn cua 1 tiếng không nên uống trà, bởi nước trà sẽ gây ra tác động làm loãng axit trong dạ dày, khiến các chất trong cua khi hấp thu trong dạ dày bị đặc lại, làm rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng, tiêu chảy.
Đối với hồng, do chất tannin gây ra vị chát trong hồng khi gặp protein thịt cua, ghẹ sẽ khiến lượng protein này chuyển thể thành chất rắn. Tồn đọng trong ruột rồi lên men, thối rữa bên trong gây ra các tình trạng đau bụng, tiêu chảy, hoặc hình thành sỏi bên trong.
Theo Đông y, cua biển hay ghẹ biển kị với kinh giới, do vậy không chế biến cua biển với kinh giới hoặc không ăn cua cùng kinh giới.
4. Không ăn cua, ghẹ có hình dáng khác với thông thường
Một số loài cua, ghẹ tuy nhìn bên ngoài khá giống với cua thông thường, nhưng lại có một số đặc điểm khác lại trên mai với những chấm đốm đen rõ rệt. Tuyệt đối không nên ăn những loại cua/ ghẹ này nếu chưa xác định được giống loại của cua/ ghẹ, nguy cơ tử vong do ăn cua độc thường xuyên diễn ra và khả năng cứu chữa thường rất thấp.
5. Những người không nên ăn cua, ghẹ
Những đặc điểm của thịt cua, thịt ghẹ có thể không phù hợp với những đối tượng sau:
– Người mắc chứng vị tư hàn khi ăn cua thường bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, ngộ độc hơn người bình thường.
– Người có các vấn đề rối loạn tiêu hóa, người bị sỏi thận, viêm túi mật, viêm dạ dày mạn tính, viêm loét hành tá tràng, viêm gan tuyệt đối không nên ăn cua biển, ghẹ biển dù nhiều hay ít.
– Phụ nữ mang thai giai đoạn đầu nếu ăn cua, ghẹ có thể gây sảy thai, sức khỏe bị ảnh hưởng, suy yếu.
– Mắc các chứng bệnh về da liễu nên hạn chế ăn cua, đặc biệt những người có tiền sử dị ứng cua/ ghẹ, viêm, lở loét, nổi mề đay khi ăn cua có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau.
– Khi bị cảm hàn, ho nhiều đờm ăn cua có thể gây ho nhiều hơn, cảm hàn nặng và lâu khỏi hơn thông thường.
– Người bị mỡ trong máu, huyết áp cao không nên ăn cua, ghẹ nhiều có thể khiến tăng lượng cholesterol, bởi trong thịt cua có chứa một lượng cholesterol cao hơn mức thông thường, khiến các chứng bệnh này biến chuyển tiêu cực hơn.
– Ăn cua, ghẹ nhiều, thường xuyên có thể gây tích tụ hàn khí, tổn thường dương khí tì vị gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, tác động đến dạ dày và ruột, gây tiêu chảy cấp nghiêm trọng hơn.
Lưu ý khi ăn cua, ghẹ để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh các triệu chứng dị ứng, ngộ độc là vô cùng cần thiết. Đặc biệt ở trẻ nhỏ không nên cho ăn cua hay ghẹ khi còn nhỏ, hoặc chưa xác định được trẻ có bị dị ứng với cua, ghẹ hay không. Dùng cua/ ghẹ nhiều cũng không tốt, nên hạn chế ăn loại hải sản này thường xuyên.
Theo: dinhduong.online tổng hợp
No comments:
Post a Comment