"Ba đồng một miếng trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra?"
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra?"
Tương truyền bài ca dao này do Đào Duy Từ làm ra. Nguyên lúc bấy giờ, nước Việt Nam chia làm hai miền. Miền Bắc thuộc chúa Trịnh; miền Nam thuộc chúa Nguyễn. Hai họ tạo thành cuộc Nam Bắc phân tranh. Đào Duy Từ ở miền Bắc, người có tài nhưng không được chúa biết trọng đến và trọng dụng nên trốn vào Nam, được chúa Nguyễn Phúc Nguyên trọng đãi. Rồng đủ vi cánh lại gặp gió to, tài thao lược của họ Đào vang dậy đến Bắc Hà. Chúa Trịnh Tráng bấy giờ lấy làm hối tiếc, con người lén vào Nam, đem lễ vật quý báu dâng cho Đào, yêu cầu Đào trở lại giúp mình. Đào từ chối bằng mấy câu ca dao, mượn lời của một cô gái có chồng đã khéo léo từ khước người yêu mình để nhắn gởi chúa Trịnh, như nhà thơ Trương Tịch ở Trung Hoa.
Tuy vậy, chúa Trịnh không nản, vẫn tiếp tục theo đuổi, dụ dỗ. Đào Duy Từ lại phải gởi nhắn thêm hai câu thơ lục bát về Bắc, ý chí keo sơn kiên quyết của mình:
"Có lòng xin tạ ơn lòng.
Đừng đi lại nữa mà chồng em ghen."
Đừng đi lại nữa mà chồng em ghen."
Sơ lược tiểu sử:
Đào Duy Từ (chữ Hán: 陶維慈, 1572-1634) là người Thầy (quân sư) chính trị gia, quân sự, văn hóa và nhà thơ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, đệ nhất khai quốc công thần của các Chúa Nguyễn và nhà Nguyễn.
Ông làm quan với Chúa Nguyễn từ năm 1627 đến năm 1634 đã xây dựng cho nhà Nguyễn một định chế chính trị rất được lòng dân, cơ sở xã hội vững chắc và một quân đội hùng mạnh. Sau khi ông mất (1634) triều Nguyễn còn truyền được 7 đời (131 năm).
Đến năm 1735, Vũ Vương mất, thế tử chết, Trương Phúc Loan chuyên quyền, lòng người li tán, nhà Tây Sơn nổi lên chiếm đất Quy Nhơn, họ Trịnh lấy đất Phú Xuân, thì cơ nghiệp nhà Nguyễn mới bị xiêu đổ.
Sau khi Nguyễn Phúc Ánh diệt nhà Tây Sơn và khai sinh triều Nguyễn, năm Gia Long 4 (1805) nhà Nguyễn xét công trạng khai quốc công thần, Đào Duy Từ được xếp hàng đầu, được thờ ở nhà Thái miếu, được cấp 15 mẫu tự điền và sáu người trông coi phần mộ. Đến năm Minh Mệnh 17 (1836), triều đình lại sai dân sở tại sửa chữa lăng mộ cho ông. Năm 1932, vua Bảo Đại ra chiếu sắc phong Đào Duy Từ làm Thần Hoàng làng Lạc Giao, đất “Hoàng triều cương thổ” ở Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên.
Thời trẻ:
Đào Duy Từ, hiệu là Lộc Khê, quê ở xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hoa, Đại Việt. Cha ông tên là Đào Tá Hán, một xướng hát chuyên nghiệp. Mẹ ông là người họ Nguyễn. Ông thông minh, và học rộng biết nhiều. Ông đi thi hương ở Thanh Hoa. Hiếu ty cho Đào Duy Từ là con nhà phường chèo, gạch bỏ tên không cho vào thi. Ông buồn bực quay về, căm giận chế độ vô lý của họ Trịnh lúc bấy giờ.
Vào nam:
Một hôm ông nói với bạn rằng: Tôi nghe chúa Nguyễn hùng cứ đất Thuận Quảng, làm nhiều việc nhân đức, lại có lòng yêu kẻ sĩ, trọng người hiền... Nếu ta theo vào giúp thì chẳng khác gì Trương Lương về Hán, Ngũ Viên sang Ngô, có thể làm tỏ rạng thanh danh, ta không đến nỗi phải nát cùng cây cỏ, uổng phí một đời.... Rồi mùa đông năm Ất Dậu (1627). Đào Duy Từ trốn được vào xứ Đàng Trong. Đầu tiên, ông ở huyện Vũ Xương hơn một tháng để nghe ngóng tình hình. Sau biết khám lý Hoài Nhân là Trần Đức Hòa là người có mưu trí được chúa Nguyễn Phúc Nguyên tin dùng, ông vào Hoài Nhân, đi ở chăn trâu cho một phú ông ở xã Tùng Châu. Phú ông thấy Đào Duy Từ học rộng tài cao, biết ông không phải là người thường, liền đem nói với Trần Đức Hòa. Trần Đức Hòa cho gọi Đào Duy Từ đến hỏi chuyện. Thấy mọi chuyện ông đều thông hiểu, liền giữ ông lại và gả con gái cho ông. Khi Trần Đức Hòa xem bài Ngọa Long cương của Đào Duy Từ liền nói rằng: Đào Duy Từ là Ngọa Long đời này chăng.
Làm quan chúa Nguyễn:
Một hôm, Trần Đức Hòa đem bài Ngọa Long cương cho Nguyễn Phúc Nguyên xem, và nói: Bài này là do thầy đồ của nhà tôi là Đào Duy Từ làm. Đọc bài Ngọa Long cương, chúa Nguyễn biết Đào Duy Từ là người có chí lớn liền cho gọi Duy Từ đến. Mấy hôm sau, Đào Duy Từ và Trần Đức Hòa cùng vào ra mắt Nguyễn Phúc Nguyên. Thấy chúa Nguyễn Phúc Nguyên chỉ mặc áo trắng sơ sài và đứng cửa nách đợi; Duy Từ dừng lại không vào. Thấy vậy, chúa liền vào thay đổi triều phục, áo mũ chỉnh tề rồi mở cửa lớn ra đón Duy Từ vào nói chuyện. Đào Duy Từ cao đàm hùng luận, tỏ ra rất am hiểu việc đời. Nguyễn Phúc Nguyên mừng lắm, liền sau đó chúa họp bàn đình thần phong cho Đào Duy Từ làm Nha úy Nội Tán, tước Lộc Khuê Hầu, trông coi việc quân cơ ở trong và ở ngoài, tham lý quốc chính.
Từ đấy Duy Từ nói gì chúa Nguyễn cũng nghe. Ông bày mưu vạch kế giúp chúa Nguyễn làm nên nhiều việc lớn. Chúa Nguyễn thường nói với mọi người: Đào Duy Từ thật là Tử Phòng và Khổng Minh ngày nay.
Tháng 3 năm Canh Ngọ (1630), Đào Duy Từ khuyên chúa Nguyễn đắp lũy Trường Dục từ núi Trường Dục đến pha Hạc Hải nhằm ngăn chặn quân Trịnh ngược dòng sông Nhật Lệ vào đánh xứ Đàng Trong. Năm Tân Mùi (1631), theo lời Đào Duy Từ, chúa Nguyễn lại cho đắp một cái lũy nữa kiên cố hơn, dài 18 km bắt đầu từ núi Đâu Mâu qua cửa biển Nhật Lệ tiến lên phía đông bắc đến làng Đông Hải. Nhờ có hai cái lũy trên, chúa Nguyễn đã ngăn chặn được các cuộc tiến công của quân Trịnh trong một thời kỳ dài.
Ngoài giúp chúa Nguyễn đối phó chúa Trịnh, Đào Duy Từ còn nhiều lần khuyên khéo được chúa Nguyễn việc chính sự, ngoài ra còn tiến cử con rể của mình là Nguyễn Hữu Tiến cho chúa Nguyễn. Nguyễn Hữu Tiến về sau cũng trở thành một công thần của chúa Nguyễn như cha vợ mình.
Tháng 9 năm Canh Ngọ (1630), theo đề nghị của Đào Duy Từ, Nguyễn Phúc Nguyên cho mở cuộc tấn công vào châu Nam Bố chánh, và chiếm được châu này.
Qua đời:
Tháng mười năm Giáp Tuất (1634), Đào Duy Từ lâm bệnh nặng rồi mất, thọ 63 tuổi . Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đích thân đến thăm viếng. Đào Duy Từ khóc rồi thưa: "Thần gặp được thánh minh, chưa báo đáp được mảy may, nay bệnh đến thế này còn biết nói chi nữa" rồi Đào Duy Từ qua đời, thọ 63 tuổi, phụ chính cho chúa Nguyễn được 8 năm. Chúa Nguyễn vô cùng thương tiếc, cho táng tại Tùng Châu và phong làm "Hiệp đồng mưu đức công thần, đặc tiến Kim tử Vinh Lộc đại phu". Đến năm thứ 5 đời vua Gia Long thì tùng tự ở Thái Miếu, đến thời vua Minh Mạng truy phong là Hoằng quốc công. Năm 1836, cho sửa sang mộ phần.
(theo Wikipedia)