Saturday, November 26, 2016

ĐƯỢC CHIM BẺ NÁ, ĐƯỢC CÁ QUÊN NƠM

Giai thoại văn học:
Việt Nam có thành ngữ "Được chim bẻ ná, được cá quên nơm", thì "Được chim bẻ ná" có ý nghĩa giống với thành ngữ "Thố tử cẩu phanh" (兔死狗烹 thỏ chết thì chó săn bị đem nấu) của Trung Hoa, còn "Được cá quên nơm" thì ý nghĩa tương đồng với thành ngữ "Điểu tận cung tàng" (鳥盡弓藏 chim hết thì cây cung bị cất đi".


Quan đại phu Phạm Lãi dưới triều Việt Vương Câu Tiễn, từng đem hết tài sức phục vụ cho nước Việt của ông.
Nước Việt và nước Ngô có chiến tranh, nước Việt vì quân sự yếu kém nên bại trận, Phạm Lãi khuyên Câu Tiễn nên nhẫn nhục đầu hàng.
Đến lúc thời cơ đã chín mùi, tình thế đã hoàn toàn thuận lợi, Phạm Lãi đã thảo kế hoạch hưng binh đánh Ngô, kết quả là đã giúp Câu Tiễn trả được mối thù lớn lúc xưạ
Đối với Câu Tiễn, và cả nước Việt, thì Phạm Lãi là đệ nhất đại công thần. Đáng lẽ sau khi đánh bại được nước Ngô, làm cho nước Việt được độc lập và hưng thịnh trở lại, Phạm Lãi sẽ yên hưởng vinh hoa phú quý, thụ. hưởng sựđền ơn của Câu Tiễn, nhưng Phạm Lãi đã không làm như vậy, mà lại xin cáo quan, bỏ hết chức tước bổng lộc, địa vị quyền uy, để sống nếp sống mây ngàn hạc nội của 1 ẩn sĩ.


Sau đó, Phạm Lãi lại viết thư, gửi cho 1 bạn đồng liêu cũ của mình là quan đại phu Văn Chủng, khuyên Văn Chủng cũng nên cáo quan, từ bỏ chức tước bổng lộc, thì mới mong tránh được tai họa xảy tới sau nàỵ Trong lá thư đó, Phạm Lãi có viết những câu như sau:

高鳥盡, 良弓藏.
狡兔死, 走狗烹.

Cao điểu tận, lương cung tàng.
Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh.

Nghĩa là, chim ở trên cao đã bị bắn chết, thì cây cung tốt được cất đi, loài thỏ chạy nhanh đã bị săn đuổi chết hết, thì con chó săn bị đem làm thịt.
Từ lá thư này của Phạm Lãi gửi cho Văn Chủng, người đời sau rút ra thành ngữ "Thố tử cẩu phanh" (Thỏ chết thì chó săn bị đem nấu) để nói về người vong ân bội nghĩa, lúc khó khăn nghèo hèn thì nhờ cậy người khác, đến khi thành công sung sướng thì phản bội những người giúp mình lúc trước.
Cũng từ sự tích trên, người Tàu còn có thành ngữ "Điểu tận cung tàn", tuy cùng nguồn gốc với thành ngữ "Thố tử cẩu phanh", nhưng ý nghĩa có đôi chút khác nhaụ
Thành ngữ "Điểu tận cung tàng" 鳥盡弓藏 (Chim hết thì cây cung bị cất đi) hỉ nói về sự quên ơn mà thôị Bởi vì chim bắn hết, cây cung không còn dùng làm gì nữa, nó bị đem cất đị Cây cung bị cất đi, nhưng nó không bị tổn hại gì. Nghĩa là nói về kẻ thành công quên ơn người đã giúp mình lúc trước mà thôị


Còn thành ngữ "Thố tử cẩu phanh" 兔死狗烹 (Thỏ chết thì chó săn bị đem nấu) chẳng những nói về sự quên ơn, mà còn nói về sự phản bộị Bởi vì sau khi những con thỏ bị chết hết, thì con chó săn bị chủ đem ra làm thịt, nghĩa là nó bị hại, đến nỗi tính mạng không còn. Nghĩa là nói về kẻ làm hại ngay cả người đã giúp mình lúc trước.
Ngoài ra, cùng ý nghĩa với thành ngữ "Thố tử cẩu phanh" còn có thành ngữ "Hữu sự kiến dụng, vô sự hoạch tội" 有事見用,無事獲罪 (Khi hữu sự thì được dùng, khi vô sự thì bị tội).
Các thành ngữ của VN và Tàu nói trên còn ngụ ý khuyên rằng khi chịu ơn của người khác, nếu không trả ơn được, thì cũng phải tỏ ra biết ơn, chứ đừng vô ơn bạc nghĩạ

(Sưu tầm trên mạng)

No comments: