"Đứng núi này, trông núi nọ" là một câu thành ngữ ông cha luôn khuyên chúng ta nên tránh. Trông cái hào nhoáng của người khác mà mơ ước, trông cái giàu sang của người mà mong muốn, trông cái hạnh phúc của người mà đố kỵ,....mà quên rằng mình là mình, người ta là người ta. Sống chỉ biết so sánh, bon chen, đố kỵ...là cuộc sống đau khổ vô cùng.
Ở đây tôi không muốn nói cái "ta" mà muốn các bạn hiểu cái "tâm", không chỉ nhắc cái "tri túc" mà muốn nói luôn cái "duyên số" sau khi đã cố gắng hết mình. Cái gì của mình sẽ là của mình, cái gì không phải của mình thì cố giành giật để cướp đoạt thế nào đi nữa, nó cũng không về phía mình. Thành ngữ TQ có câu "Không phải tiền tài của mình, không bao giờ vào túi của mình" (Ngô hệ nễ tài, ngô nhập nễ đãy 唔係你財 唔入你袋).
Học hỏi kinh nghiệm sống, mời các bạn đọc bài sau đây" (LKH)
HÂM MỘ NGƯỜI KHÁC KHÔNG BẰNG MÌNH SỐNG CHO TỐT HƠN
Chúng ta sở dĩ không vui vẻ, là bởi vì mọi người đều muốn “làm một người khác” mà không muốn “sống với chính mình”.
Có một truyện ngụ ngôn rằng: Heo nói nếu cho tôi sống thêm một lần, tôi muốn làm một con Trâu, dù làm việc vất vả, nhưng thanh danh tốt, lại được người yêu thương; Trâu nói nếu cho tôi sống thêm một lần, tôi muốn làm một con Heo, ăn no ngủ kỹ, không phải làm gì, không chảy mồ hôi, cuộc sống như thần tiên; Ưng nói nếu cho tôi sống thêm một lần, tôi muốn làm một con Gà, khát có nước, đói có gạo, ở có phòng, còn được người bảo vệ; Gà nói nếu cho tôi sống thêm một lần, tôi muốn làm một con Ưng, có thể bay lượn trên bầu trời, vân du tứ hải, tùy ý bắt thỏ giết gà.
Đó cũng là điều mà chúng ta vẫn thường làm— rất ít người muốn là mình bây giờ.
Chúng ta luôn không tự chủ mà hâm mộ đồ vật của người khác, hâm mộ công tác của người khác, hâm mộ con cái ưu tú của người khác, hâm mộ chiếc xe mới mua của người khác. Hôm nay thấy Trương Tam mua nhà mới, liền phàn nàn chồng mình không có bản sự; ngày mai thấy gia đình Lý Tứ thật hạnh phúc, liền cảm giác mình gặp phải người tệ hại. Duy chỉ không để mắt đến một điểm, mỗi chúng ta cũng là đối tượng hâm mộ của người khác.
Người khác có thể hâm mộ bạn tài hoa, hâm mộ cuộc sống thanh nhàn hoặc con cái ngoan hiền của bạn, chỉ là bạn không biết mà thôi. Trái lại, bạn cũng không biết người bạn hâm mộ, họ có thể đang chịu đựng nhiều áp lực, ăn không ngon ngủ không yên, hoặc đang kìm nén câu chuyện buồn mà không thể san sẻ cùng ai.
Ai có thể nhìn thấy đằng sau ánh hào quang của người khác đây?
Vài ngày trước, một người bạn học cũ gọi điện cho tôi, nói chuyện về một người bạn khác gặp cơ duyên tốt, anh ấy nói người bạn đó sau khi tốt nghiệp kết hôn với mối tình đầu, từ trước hay sau kết hôn đều là người khiến mọi người hâm mộ, chồng bạn ấy không những có sự nghiệp thành công, còn biết quan tâm, lại giúp vợ làm việc nhà, hơn nữa còn vui đùa với con, nào ngờ sau khi kết hôn được 20 năm, người chồng đó quan hệ với tình nhân, còn có con nữa, gần đây đưa đơn ra tòa đòi ly hôn. Thật là không thể nào hiểu được!
Chúng ta nhìn người khác từ bên ngoài, bởi vì chỉ có thể thấy bề ngoài mà thôi, và chúng ta thoáng nhìn qua đều thấy họ thường hơn mình. Người khác cũng chỉ thấy bề ngoài của chúng ta, họ không biết nội tâm chúng ta có gì, có lẽ dù chúng ta chỉ là cười miễn cưỡng, họ cũng không hề hay biết.
Trước kia tôi thường hâm mộ những đồng nghiệp thường xuyên có thể ra nước ngoài hội họp, tưởng tượng họ có thể không dùng tiền túi mà vẫn có thể ra nước ngoài đi dạo khắp nơi, sau này đến lượt tôi tự kinh nghiệm, mới cảm thấy nó cũng không hẳn là tốt. Ngồi máy bay đường dài không những ăn không ngon, ngủ không yên, miệng đắng lưỡi khô, còn đau lưng nữa, như vậy đã đủ mệt mỏi rồi, vậy mà khi về còn phải viết báo cáo.
Vì vậy, đừng chỉ xem bề mặt của sự tình, con người đều sợ mất thể diện, thậm chí muốn biểu hiện cái tốt của mình cho mọi người thấy, ai có thể thật sự nhìn thấy đằng sau ánh hào quang của người khác chứ?!
Họ có lo toan của họ, bạn có hạnh phúc của mình.
Hạnh phúc như một người uống nước, ấm hay lạnh chỉ tự mình biết. Bạn không phải tôi, sao biết chặng đường tôi đã đi qua, trong tâm tôi là vui cười hay buồn khổ?
Bạn hâm mộ bạn bè học thật giỏi, nhưng bạn có biết người bạn ấy mỗi ngày đều tận lực, thức đêm khổ đọc? Bạn hâm mộ minh tinh vóc người xinh đẹp, nhưng bạn nào biết mỗi ngày luôn phải tính toán hàm lượng calo, ăn kiêng, mỗi ngày chỉ ăn một bữa?
Bạn hâm mộ người nào đó có được thật nhiều điều, nhưng điều đó cho thấy người đó phải gánh chịu trách nhiệm và chịu rủi ro nhiều hơn người khác; bạn hâm mộ người nào đó có thể đi đây đi đó, nhưng điều đó cho thấy họ phải lo lắng cho sự nghiệp của mình, nếu không túi tiền cũng sẽ vì chi phí đi lại mà ngày càng mỏng, không phải vậy sao?
Mỗi một chuyện đều giống hai mặt của đồng xu, có mặt phải thì có mặt trái. Khi chúng ta hâm mộ người khác, cũng là lúc chúng ta không nhìn thấy những đau đớn và phiền não sau lưng hay trong nội tâm mà họ không hề muốn người khác biết.
Không có cuộc đời nào hoàn mỹ, cho nên đừng hâm mộ người khác. Chỉ cần hiểu, anh ấy có phiền não của anh ấy, bạn có hạnh phúc của bạn. Hạnh phúc của người khác không liên quan gì đến bạn, nếu bạn biết bạn muốn gì, vậy bạn cũng sẽ không hâm mộ hạnh phúc của người khác; nếu không biết mình muốn gì, thì dù bạn có được hạnh phúc, thì vẫn cảm thấy chưa đủ.
Thử nghĩ, nếu Trương Tam hâm mộ sự nghiệp của Lý Tứ, Lý Tứ lại hâm mộ gia đình của Trương Tam, vậy làm sao có thể vui vẻ được?
Làm sao mới có thể vượt qua ghen tị hay hâm mộ?
Một, xem những điều mình hâm mộ như tấm gương để khích lệ chính mình. Gần với người ưu tú, hãy thưởng thức người ưu tú đó. Thay đổi tâm tình của mình, có người tốt hơn bạn thì hãy ca ngợi người đó, khẳng định người đó; bạn không cần phải tốt hơn người đó, nhưng ít nhất bạn và người đó có mối quan hệ tốt, có thể học tập từ người đó, không phải sao?
Hai, đi tìm họ và hỏi một chút: “Bạn có vui vẻ không?” Trên thế giới này không tồn tại thập toàn thập mỹ, khi chúng ta hâm mộ người khác cũng là lúc chúng ta cần chấp nhận những điều không như ý của họ, bởi vì cái gọi là “Mỗi một gia đình đều có những trải nghiệm khó vượt qua của riêng mình”.
Ba, hỏi chính mình: “Mình vì sao lại ghen tị với anh ấy (cô ấy)?” Dẫu bạn ghen tị với ai, nghĩa là bạn không bằng người đó, cũng không được như người ta, vậy có gì phải ghen tị đây?
Bốn, hỏi chính mình: “Mình vì sao hâm mộ anh ấy (cô ấy)?” Người với người luôn hâm mộ lẫn nhau. Hâm mộ người khác sẽ trả một cái giá rất lớn, thường thường chính là đánh mất bản thân mình. Vì sao không để chính mình trở thành đối tượng hâm mộ của người khác?
Hà Quyền Phong
Trích từ “Tầm Mắt Quyết Định Thế Giới Của Bạn” của Nhà Xuất bản Cao Bửu.
(Sưu tầm trên mạng).
羡慕别人 还不如做好自己
作者:何权峰
作者:何权峰
人之所以不快乐,在于大家都想“做别人”,而不想“做自己”。
有这么一则寓言:猪说假如让我再活一次,我要做一头牛,工作虽然累点,但名声好,让人爱怜;牛说假如让我再活一次,我要做一头猪,吃饱睡,睡饱吃,不出力,不流汗,活得赛神仙;鹰说假如让我再活一次,我要做一只鸡,渴有水,饿有米,住有房,还受人保护;鸡说假如让我再活一次,我要做一只鹰,可以翱翔天空,云游四海,任意捕兔杀鸡。
这其实也是人们一直在做的事─ ─很少有人想做现在的自己。
我们总是不自主地会去羡慕别人所拥有的东西,羡慕别人的工作,羡慕别人的孩子优秀,羡慕别人买的新车。今天看到张三买了新房,就抱怨丈夫没本事;明天看到李四家庭美满,就感觉自己遇人不淑。唯独忽视了一点,我们自己也是别人所羡慕的对象。
别人也许羡慕你有才华,羡慕你的日子悠闲或是孩子贴心,只是你不知道而已。反过来,你并不知道你所羡慕的对象,他可能有很多债务的压力,有失眠的困扰,或是心里藏着一段不可告人的伤心往事。
又有谁能真正看到别人风光背后呢?
几天前,一位老同学打电话来,话题聊到另一个同学先生外遇的八卦,他说这个同学大学毕业就嫁给初恋的先生,从婚前到婚后一直都是让人羡慕的对象,先生事业有成,不但体贴、又会帮忙做家事,而且还会陪小孩,没想到就在结婚二十年后,这个好好先生竟搭上夜店女公关,还生了小孩,最近正在打离婚官司。真没想到!
你从每个人的外在去看他们,因为只有外在是看得见的,每个人都觉得别人“看起来”比自己好。别人也只看到你的外在。他们不知道你的内在,也许你只是强颜欢笑,他们不知道。
以前我常羡慕那些经常可以出国开会的同事,想像他们不用自己花钱就可以出国到处玩,后来轮到自己亲自经历时,才觉得并不是那么一回事:坐长途飞机不但吃不好、睡不好,口干舌燥,还腰酸背痛的,这已够累人了,而且一回来还要写报告。
所以,别只看事情的表面,人都爱面子,都想把自己风光的一面展示给人,又有谁能真正看到别人风光背后呢?
所以,别只看事情的表面,人都爱面子,都想把自己风光的一面展示给人,又有谁能真正看到别人风光背后呢?
他有他的烦恼,你有你的幸福
幸福如人饮水,冷暖自知。你不是我,怎知我走过的路,心中的乐与苦。
你看同学功课好而心生羡慕,但是你可知他每天用尽“脑汁”,熬夜苦读?你羡慕某名星身材好,但你可知她总在计算卡路里、吃减肥餐,而且一天只吃一餐?
你羡慕某人拥有很多,但这代表他们必须承担比一般人更多的责任与风险;你羡慕某人可以无拘无束的到处旅行,但这表示他正处于无业的状态,否则荷包也会因为旅费的支出而越来越薄,不是吗?
每件事都像硬币一样有两面,有正面就有负面。当我们羡慕别人的同时,我们根本看不到他们背后或者内心不为人知的心酸和烦恼。
没有完美的人生,所以不要羡慕别人。只要了解,他有他的烦恼,你有你的幸福。别人的幸福与你无关,如果你知道自己要什么,那么就不会羡慕别人的幸福;如果你不知道自己要什么,那么就即使你得到幸福,仍觉得不够。
试想,假如张三只羡慕李四的事业,李四只羡慕张三的家庭,这样又怎么可能快乐?
要如何克服妒嫉或羡慕:
一 .将他们当作激励自己的榜样。仅次于优秀者的,就是欣赏优秀的人。改变自己的心态,有人比你好就赞美他、肯定他,你不需要比他好,但至少你与他关系好,就能从他身上学习,不是吗?
二 .去找他们问问:“你快乐吗?”这个世界上并不存在十全十美,那些我们所羡慕的人同时也在承受着他们的不如意,正所谓“家家有本难念的经”。
三 .问自己:“我为什么妒嫉他?”不管你妒嫉谁,表示你不如人,既不如人,又有什么好妒嫉?
四 .问自己:“我为什么羡慕他?”人总是在互相羡慕的。羡慕别人的代价,常常就是失去自己。为什么不让自己成为别人羡慕的对象?
─ ─摘自:《眼界,决定你的世界》高宝出版提供
(網上搜查)