Tô Thức, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thời Bắc Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống. Ngày thường ông thích cải trang dạo chơi khắp danh sơn cổ tháp, lui tới đàm đạo cùng các vị tăng nhân. Thiền sư nổi tiếng Phật Ấn là một người bạn tốt của ông.
Năm Hi Ninh thứ 4 (1071), Tô Thức giữ chức Hàng Châu thông phán, làm quan ở đây 3 năm. Một ngày nọ, ông đến một ngôi chùa ở Hàng Châu du ngoạn, đến lúc vừa mệt lại vừa khát, bèn đi vào trong chùa nghỉ tạm.
Phương trượng trong chùa thấy ông ăn vận quần áo giản dị bình thường, liền nghĩ đây chỉ là khách hành hương tầm thường nên tỏ ý xem thường không coi trọng. Vị phương trượng chỉ thản nhiên nói: “Ngồi”. Lại xoay người nói với tiểu hòa thường: “Trà”. Tiểu hòa thượng vì thế bưng lên một chén trà cũ đã nguội.
Sau khi hàn huyên vài câu chuyện, phương trượng cảm giác vị khách này ăn nói lưu loát, quả là không tầm thường, hơn nữa phong thái phi phàm, liền mời khách vào trong phòng đàm đạo. Sau khi vào phòng, phương trượng khách khí nói: “Mời ngồi!”. Lại bảo tiểu hòa thượng: “Kính trà!”.
Lại nói chuyện một hồi, Tô Đông Pha bèn cáo từ. Phương trượng nhanh nhảu nói: “Tô học sĩ hạ cố đến chơi, mời ngài đề lên mấy chữ làm lưu niệm”. Tô Đông Pha suy nghĩ một chút, mỉm cười múa bút, viết lên một câu đối.
Vế trên là: “Tọa, thỉnh tọa, thỉnh thượng tọa”. (坐, 请坐, 请上坐 Ngồi, mời ngồi, thỉnh mời ngồi).
Vế dưới là: “Trà, kính trà, kính hương trà”. (茶, 敬茶, 敬香茶 Trà, kính trà, kính trà thơm).
Vị phương trượng lúc đó mới thấy xấu hổ đỏ bừng mặt, không nói được lời nào.
Câu chuyện xưa tuy ngắn vậy thôi nhưng quả thực vô cùng thú vị, ý vị cũng sâu xa. Con người ta bình thường vẫn quen vội vàng đánh giá người khác qua dáng vẻ bề ngoài, rồi dựa theo thân phận mà đối nhân xử thế. Đối với người danh phận tầm thường thì tỏ vẻ coi thường ngạo nghễ, còn với ai có danh phận cao quý tiếng tăm thì mới tỏ vẻ quý phục. Làm một người tu luyện như vị phương trượng kia cũng không tu bỏ được cái tâm phân biệt này.
Vậy nên, đừng đánh giá con người chỉ qua dáng vẻ bên ngoài mà hãy nhìn vào bên trong tâm hồn họ. Bạn cần có thời gian nhất định, không thể vội vàng. Một cái nhìn thật sâu sắc, thật khách quan giúp bạn không đánh giá sai và để mất đi những con người quý giá.
Đã từng có không ít những câu chuyện chân thực khuyên bảo người ta lưu tâm về phương diện này, câu chuyện thú vị về câu đối của Tô Đông Pha ở trên một lần nữa nhắc nhở chúng ta.
Bảo An, theo kannewyork
Tôi có tìm thêm một bài chữ Hán đăng trong bách khoa Bách Độ Tri Đạo (百度知道) như sau:
"坐 请坐 请上坐 茶 敬茶 敬香茶”是什么意思?"苏东坡有一次到山里去游玩,一路看着美景,不知不觉走到了一座古庙前边,苏东坡挺高兴,就进了庙,打算歇歇脚。 庙里管事的老道,看进来的人穿着一身旧衣裳,心想:哪儿来的这么个“穷酸”,可又不能不招呼,他就坐在椅子上,带搭不理地冲苏东坡一点头,说:“坐。”又一扭脸对身边的小道士说:“茶。” 可老道跟苏东坡一搭上话,就吃了一惊:“这人学问不小哇!”马上站起来,把苏东坡让到了客房。一进客房,老道口气也变了,挺客气地对苏东坡说:“请坐。”然后又叫小道士:“敬茶。”老道再一细打听,真没想到,面前的这位“穷酸”,就是大名鼎鼎的苏学土!老道吓了一跳,赶紧起来让苏东坡:“请上座!”又喊小道士:“敬香茶!”还一个劲儿地向苏东坡赔不是。
老道觉得难得这位大学士来到庙里,可别错过机会。他就满脸堆笑地冲苏东坡说:“久闻学士的大名,今天您到这儿来,就请给庙里写副对子吧,贴出来,我们脸上也有光彩。”
东坡先生看老道点头哈腰的样子,觉得又可气又可笑。于是就写下了一副对子:
坐,请坐,请上坐;
茶,敬茶,敬香茶。
后来故事就这么流传下来。
No comments:
Post a Comment