- Từ nào còn thiếu trong câu ca dao sau: ".... ....nấu với cá trê/Ai đi lục tỉnh thì mê không về." ?
A. Bông súng B. Rau đắng
C. Rau răm D. Điên điển
CÁ TRÊ VÀNG NẤU CANH RAU ĐẤT ĐẮNG
Trong dân gian, người Nam bộ thường có câu:
Rau đắng nấu với cá trê,
Ai đi lục tỉnh thì mê không về.
để nói về món đặc sản cá trê nấu canh rau đắng khó quên này.
Rau đắng đất là loài cây mọc hoang cạnh mé ao, đìa hay trong các liếp mía, giồng khoai ở khắp vùng đất Tây Nam bộ. Khi mưa mùa chấm dứt cũng là lúc loài cây này vươn lên tươi tốt. Loài cây này cọng nhỏ bằng que tăm, có nhiều đốt. Lá rau đắng đất giống những chiếc lông chim màu xanh lục, bé bằng móng tay út, mọc từng đôi quanh thân cây.
Những buổi trưa hè công việc đồng ruộng đã xong, rảnh rang người ta cầm rổ ra vườn hái rau đắng đất về nấu canh.
Cá trê vàng tươi chạy lộp hay giăng lưới bắt được đem làm sạch nhớt, có thể để nguyên con hoặc khứa làm hai, ba tùy theo ý mỗi người, để ra rổ cho ráo.
Bắc nồi đun sôi, thả cả vào. Khi nước sôi trở lại vớt hết cặn, bọt, nêm nếm cho vừa ăn, rau đắng sắp sẵn vô tô, nêm ít bột ngọt, nước mắm ngon, vài gốc hành rồi múc nước luộc cá đang sôi chế vào. Để tô canh cá trê nấu rau đắng thêm đậm đà, người ta xắt thêm ít lát gừng tươi rắc lên phía trên. Cá trê tính hàn, dùng gừng để chế ngự mùi tanh của nó là kinh nghiệm bao đời mà dân gian truyền lại.
Bữa cơm canh rau đắng thường được dọn kèm với cá trê kho gừng. Tất cả thực phẩm ấy đều gần gũi, từ môi trường chung quanh, bằng trí tuệ của mình người bình dân đã tận dụng để phục vụ cho chính mình, điều đó đã trở thành nét văn hóa ẩm thực chống đồng quê. Hãy nghe lời một chàng trai nhà quê mượn món ăn dân dã để tỏ tình yêu:
Rau đắng nấu cá trê vàng,
Ngọt ngon vì bởi tay nàng nấu canh
Thật là đáo để hết chỗ nói vậy!
Út Tẻo
Theo: Dân Việt