Sunday, January 8, 2017

THU NHẬT TỨC SỰ - HỒ XUÂN HƯƠNG


Thu nhật tức sự - Hồ Xuân Hương

Tây phong tạc dạ áp hàn chi, 
Ly cúc tiêu sơ tuyết vị phi. 
Mật vũ tà si phân thuỷ diện, 
Cô vân miêu chức viễn sơn my. 
Liên dư tàn hạ lưu xuân đới, 
Liễu bạng nhiêu hương lão thuý y. 
Đề điểu mạc phi tri ngã huống, 
Thanh thanh trường động cố hương ty (tư).



秋日即事 - 胡春香
西風昨夜壓寒枝, 
籬菊蕭疏雪未飛。 
密雨斜篩紛水面, 
孤雲描織遠山眉。 
蓮餘殘夏留春帶, 
柳徬饒香老翠衣。 
啼鳥莫非知我況, 
聲聲長動故鄉思。


Ngày thu tức cảnh (Người dịch: Bùi Hạnh Cẩn)
Đêm qua lành lạnh gió tây về, 
Dậu cúc đìu hiu tuyết chửa đi. 
Mưa nặng sông chia mờ vẻ mặt, 
Mây trơ non thẳm vẽ đường mi. 
Sen tàn hạ cuối dây thơm sót, 
Liễu ngả xuân thừa biếc áo che. 
Chim hót nỗi mình chăng có thấu? 
Lời lời dài đọng nỗi lòng quê.

Nguồn: Hồ Xuân Hương thơ chữ Hán - chữ Nôm & giai thoại, Bùi Hạnh Cẩn, NXB Văn hoá - Thông tin, 1999


Sơ lược tiểu sử tác giả:
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.
Tiểu sử của Hồ Xuân Hương đến nay vẫn còn nhiều điểm gây tranh cãi; thậm chí có một vài ý kiến còn cho rằng những bài thơ được xem là của Hồ Xuân Hương hiện nay do nhiều người sáng tác, nghĩa là không có ai thực sự là Hồ Xuân Hương. Dựa vào một số tài liệu lưu truyền, những bài thơ được khẳng định là của Hồ Xuân Hương, các nhà nghiên cứu đã tạm thừa nhận một số kết luận bước đầu về tiểu sử của nữ sĩ:
Hồ Xuân Hương thuộc dòng dõi họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đây là một dòng họ lớn có nhiều người đỗ đạt và làm quan nhưng đến đời Hồ Phi Diễn - thân sinh của bà - thì dòng họ này đã suy tàn.
Năm sinh năm mất ,thân thế cuộc đời và thơ văn của bà đến nay vẫn còn sơ khai...Lai lịch của bà không biết rõ


Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ Xuân Hương như Nguyễn Hữu Tiến, Dương Quảng Hàm thì bà là con ông Hồ Phi Diễn (sinh 1704) ở làng Quỳnh Ðôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông thi đậu tú tài năm 24 tuổi dưới triều Lê Bảo Thái. Nhà nghèo không thể tiếp tục học, ông ra dạy học ở Hải Hưng, Hà Bắc, để kiếm sống. Tại đây ông đã lấy cô gái Bắc Ninh, họ Hà, làm vợ lẽ - Hồ Xuân Hương ra đời là kết quả của mối tình duyên đó.
Bà sống vào thời kỳ cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn, tức 1772-1822. Do đó bà có điều kiện tiếp thu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của quần chúng và chứng kiến tận mắt sự đổ nát của nhà nước phong kiến.
Bà xuất thân trong một gia đình phong kiến suy tàn, song hoàn cảnh cuộc sống đã giúp nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi với quần chúng lao động nghèo, lăn lộn và tiếp xúc nhiều với những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội.
Hồ Xuân Hương ít chịu ảnh hưởng của Nho giáo, vậy tại sao lại có chuyện "cổ nguyệt đình"?. Bà không dùng chữ nho cũng đâu thể cho rằng bà ít chịu ảnh hưởng của nho giáo, mà phải xem lại xã hội thời đó, bà là một nhà thơ nên cũng là một minh chứng cho xã hội thời đó về mặt nhân sinh quan cũng như về phương diện văn chương.


Bà là một phụ nữ thông minh, có học nhưng học hành cũng không được nhiều lắm, bà giao du rộng rãi với bạn bè nhất là đối với những bạn bè ở làng thơ văn, các nhà nho. Nữ sĩ còn là người từng đi du lãm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước.
Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc. (Nhưng theo tài liệu của GS Hoàng Xuân Hãn và ông Lê Xuân Giáo thì nữ sĩ có tới 3 đời chồng chứ không phải hai: Tổng Cóc, quan Tri phủ Vĩnh Tường, và cuối cùng là quan Tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiển).
(Sưu tầm trên mạng)

No comments: