Sunday, October 1, 2017

ÔNG GIÀ THỎ TRONG TẾT TRUNG THU

Trung Thu sắp đến, không biết các nước Đông Nam Á trong đó có VN và HK sẽ thấy trăng lớn đến cở nào ? Ở Úc những ngày rằm thường đôi khi trăng còn to hơn đêm Trung Thu rất nhiều.


Nói đến Trung Thu, người Hoa hay nói đến Thường Nga (Hằng Nga) & Hậu Nghệ, VN thì có tích chú cuội và cây đa, có tích về con thỏ ngọc. Đến hôm nay tôi mới biết thêm một tích khác cũng liên quan đến Trung Thu mà ít nghe ai nói đến. Mời các bạn đọc cho biết sự tích này. (LKH)

ÔNG GIÀ THỎ TRONG TẾT TRUNG THU 

Tết Trung Thu tại Bắc Kinh, Sơn Đông, dân gian có tập tục chơi với ông già thỏ. Ông già thỏ, lớn thì cao hơn 3 xích, nhỏ nhất thì cũng khoảng 3 thốn, đều có khuôn mặt bôi phấn trắng, đầu đội kim khôi, thân khoác chiến bào.
Truyền thuyết kể rằng vào thời xa xưa, trên cung trăng có một loại bánh thuốc tiên trị được bách bệnh, nhưng bà nguyệt chỉ biết lợi, đem bánh tặng cho những người người giàu có thường cúng bà, mà không ngó ngàng gì đến sự sống chết của những người nghèo khổ.
Có một anh chàng nghèo tên Nhậm Hán 任汉, mạo hiểm lên cung Quảng Hàn 广寒 lấy trộm bánh thuốc tiên. Để giúp Nhậm Hàn, thỏ ngọc đã hi sinh, lột da mình ra đưa Nhậm Hán khoác vào biến thành thỏ để thoát hiểm. Thỏ do Nhậm Hán biến thành đã lấy trộm bánh đem về nhân gian, đặt lên nguồn của 72 con suối ở Tế Nam 济南, cứu được người nghèo trong toàn thành. Để kỉ niệm thỏ ngọc và Nhậm Hán, mọi người bèn tôn làm Thố tử vương 兔子王.
Thố tử vương兔子王, Thố nhi gia 兔儿爷 đều là từ tôn xưng của dân gian đối với thỏ thần trong cung trăng. Để biểu hiện Ông già thỏ (Thố nhi gia 兔儿爷) là thỏ thần trên cung trăng, không phải thỏ phàm chốn nhân gian, nghệ nhân dân gian khi tạo hình tượng đã vận dụng các loại thủ pháp nghệ thuật nhằm thể hiện cái “thần”. Có người chú trọng biểu hiện thỏ ngọc giã thuốc, làm cho hai tay (chân trước) của Ông già thỏ hoạt động, bưng chày ngọc, dùng dây điều khiển, thỏ ngọc có thể giã thuốc lên xuống. Có người chú trọng biểu hiện thần lực của Ông già thỏ, đem Ông già thỏ biến thành vị tướng thần thân khoác chiến bào, đầu đội kim khôi, tay cầm binh khí, mắt nhìn trừng trừng, uy phong lẫm liệt. Có người vì muốn thể hiện thần uy của Ông già thỏ đã để Ông già thỏ cưỡi lên kì lân, hổ đen, điều này đối lập với hình thượng thỏ trong hiện thực cuộc sống, khi thấy hổ đã sợ đến nỗi chạy cong đuôi.


Chú của người dịch
Ông già thỏ (Thố nhi gia 兔兒爺) là đồ chơi truyền thống trong dân gian Bắc Kinh, sớm nhất bắt nguồn từ búp bê đất sét dùng để cúng trăng vào cuối thời Minh. Đến thời Thanh dần chuyển biến thành đồ chơi của trẻ con.
Mọi người cho rằng, hình tượng Ông già thỏ bắt nguồn từ thỏ ngọc trên cung trăng. Một câu chuyện truyền thuyết lưu truyền tương đối rộng rãi như sau:
Một năm nọ, trong thành Bắc Kinh đột nhiên xảy ra ôn dịch, dường như nhà nào cũng có người mắc phải, uống thuốc gì cũng không công hiệu. Thường Nga 嫦娥 trên cung trăng nhìn thấy tình cảnh dân gian thắp hương cầu khấn, trong lòng rất đau buồn, liền sai thỏ ngọc bên cạnh mình đến nhân gian trị bệnh cho bách tính. Thỏ ngọc biến thành một thiếu nữ đến thành Bắc Kinh, nàng đến từng nhà chữa bệnh cho rất nhiều người. Để cảm tạ thỏ ngọc, mọi người đều tặng cho nàng nhiều thứ. Nhưng thỏ ngọc không nhận thứ gì, chỉ mượn mọi người quần áo để mặc. Như vậy, thỏ ngọc đến một nơi nào đó liền thay trang phục, có lúc thành người bán dầu, có lúc giống thầy tướng số ….. một lúc thành đàn ông, lúc sau thành thiếu nữ. Để có thể trị bệnh cho nhiều người hơn nữa, thỏ ngọc liền cưỡi ngựa, cưỡi hươu, hoặc cưỡi cả sư tử, cọp, đi khắp trong ngoài thành Bắc Kinh. Thỏ ngọc trừ xong ôn dịch trong thành Bắc Kinh liền trở về lại cung trăng. Nhưng hình tượng xinh đẹp của nàng vĩnh viễn lưu lại trong lòng người dân Bắc Kinh. Vì thế mọi người đã dùng đất sét nặn thành hình tượng thỏ ngọc, có thỏ ngọc cưỡi hươu, có thỏ ngọc cưỡi phụng. Lại có thỏ ngọc khoác áo giáp, cũng có thỏ ngọc mặc các loại quần áo công nhân, muôn hình vạn trạng, vô cùng đáng yêu. Hàng năm cứ đến ngày rằm tháng 8 âm lịch, nhà nhà đều cúng thỏ ngọc, dâng hoa quả để cảm tạ thỏ ngọc đã mang lại cát tường và hạnh phúc cho mọi người. Mọi người còn gọi thỏ ngọc một cách thân thiết là “Thố nhi gia” 兔兒爺, “Thố nhi nãi nãi” 兔兒奶奶.
Sự ra đời của Ông già thỏ, kì thực bắt nguồn từ sự sùng bái của con người đối với mặt trăng và sự xác nhận đối với thần thoại. Truyền thuyết liên quan đến cung trăng đã sản sinh ảnh hưởng quan trọng ở đây. Truyền thuyết trên cung trăng có thỏ ngọc bắt nguồn từ thời Xuân Thu. Bức vẽ trên lụa phát hiện ở mộ số 1 đời Hán tại Mã Vương đôi 馬王堆 Trường Sa 長沙 đã phản ánh nội dung thần thoại: một vầng trăng sáng có con cóc ngậm linh chi và thỏ ngọc. Điều này nói rõ đời Hán vẫn lưu truyền thần thoại trên cung trăng có thỏ ngọc. Trên gạch cuối thời Tây Hán phát hiện tại Trịnh Châu 鄭州 Hà Nam 河南 có hình “Đông Vương Công cưỡi rồng” cũng xuất hiện hình tượng thỏ ngọc giã thuốc. Năm 1968 tại thành phố Đan Dương 丹陽 tỉnh Giang Tô 江蘇 phát hiện một lăng mộ thời Nam triều không rõ tên, trong mộ có hai viên gạch có vẽ hình, biểu hiện mặt trăng và mặt trời. Trên viên gạch mặt trăng có cây, dưới cây có một con thỏ ngọc đang giã thuốc. cối chày có đủ, vô cùng sinh động.
Trong dân gian, bách tính đều tuân thủ tục ước “nam bất tế nguyệt, nữ bất tế táo”, cho nên cúng trăng đa phần do phụ nữ đảm đương. Thường em bé luôn theo bên mẹ, chúng rất thích bắt chước hành vi của người lớn, nhân đó đã sản sinh tượng đất chuyên dành cho trẻ em cúng trăng: Thố nhi gia.
Dịch giả: Huỳnh Chương Hưng
Nguyên tác Trung văn
TRUNG THU TIẾT NGOẠN THỐ NHI GIA
中秋节玩兔儿爷
Trong quyển
TRUNG QUỐC DÂN TỤC VĂN HOÁ ĐẠI QUAN
中国民俗文化大观
(quyển trung)
Chủ biên: Dương Lợi Tuệ 杨利慧
Diên Biên nhân dân xuất bản xã, 2009

(Sưu tầm trên mạng)


兔儿爷

一般认为,兔儿爷的形象源自月中的玉兔,一个流传较广的传说故事是这样说的:有一年,北京城里忽然闹起了瘟疫,几乎家家都有病人,吃什么药也不见好。月宫中的嫦娥看到人间烧香求医的情景,心里十分难过,就派身边的玉兔到人间去为百姓们消灾治病。玉兔变成了一个少女,来到了北京城。她走了一家又一家,治好了很多病人。人们为了感谢玉兔,都要送给她东西。可玉兔什么也不要,只是向别人借衣服穿。这样,玉兔每到一处就换一身装扮,有时候打扮得像个卖油的,有时候又像个算命的……一会儿是男人装束,一会儿又是女人打扮。为了能给更多的病人治病,玉兔就骑上马、鹿,或者骑上狮子、老虎,走遍了北京城内外。玉兔消除了北京城的瘟疫,就回到月宫中去了。可是,她那美好的形象却永远留在了北京人的心中。于是,人们用泥塑造了玉兔的形象,有骑鹿的,有乘凤的,有披挂着铠甲的,也有身着各种做工人的衣服的,千姿百态,非常可爱。每到农历八月十五那一天,家家都要供奉她,给她摆上好吃的瓜果菜豆,用来酬谢她给人间带来的吉祥和幸福。人们还亲切地称她为“兔儿爷”、“兔儿奶奶”。



兔儿爷的产生,其实源于人们对月神的崇拜和对神话的确认。有关月亮的传说在此产生重要影响。月中有兔的传说始于春秋时代。长沙马王堆一号汉墓出土的帛画反映了神话的内容:一弯新月中并置着口衔灵芝的蟾蜍和奔跳的白兔。这说明汉代仍流传月中有兔子的神话。河南郑州出土的西汉晚期画像砖“东王公乘龙”也出现了玉兔捣药的形象。1968年,江苏省丹阳市发现了一座南朝佚名陵墓,墓中出土了两块画像砖,分别表现月亮和太阳,月亮砖中有一棵树,树下有一只捣药的玉兔,杵臼毕具,十分生动。
在民间,老百姓们都遵守着“男不祭月,女不祭灶”的俗约,所以,祭月多由妇女承当。通常总是跟在母亲身边的小孩子非常喜欢模仿大人的行为,因此产生了专供儿童祭月用的造像:兔儿爷。
维基百科
(網上搜查)

No comments: