Chuyện tình buồn của nhạc sĩ Châu Kỳ: 'Đừng nói xa nhau cho tâm hồn đau khổ'
Năm 1947, chàng nghệ sĩ lãng tử Châu Kỳ rời bỏ đoàn Hồng Thu của bà chị ruột ở Huế để vào Sài Gòn. Một năm sau, nàng thiếu nữ tài sắc Phạm Thị Ngà của đất cảng Hải Phòng cũng đặt chân dến Sài Gòn. Nàng tập tễnh đi hát và được nhạc sĩ Lê Thương đặt cho nghệ danh Mộc Lan. Họ gặp và quấn quýt lấy nhau...
Khúc ly ca…
Sau khi lấy nhau, Châu Kỳ đưa vợ về Huế ra mắt họ hàng. Được ông Thái Văn Kiểm - giám đốc Nhà Thông tin và Đài Phát thanh Huế nâng đỡ tạo điều kiện cho cả hai vợ chồng được hát thưòng xuyên trên đài với mức lương rất hậu hỉ. Ở Huế, danh tiếng của cặp Châu Kỳ - Mộc Lan nổi như cồn, cho dù ở đây đã có vợ chồng Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết “cát cứ” nhưng cặp uyên ương này lúc đó chỉ hát những bài hát mang về từ chiến khu: Lời người ra đi, Sơn nữ ca (Trần Hoàn), Gạo trắng trăng thanh, Trăng rụng xuống cầu (Hoàng Thị Thơ)... nên họ có một lượng khán giả riêng, không ảnh hưởng gì tới hoạt động âm nhạc của Châu Kỳ - Mộc Lan. Cuộc sống tưởng như vậy đã quá đủ cho đôi vợ chồng son. Nhưng...
Cuộc sống vợ chồng của họ chỉ kéo dài khoảng 6 năm rồi chia tay. Có nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân sâu xa có lẽ là "con chim quý phải ở lầu son” trong khi cái “tổ ấm” của họ chỉ là "... một căn phòng nhó phía sau Công ty Thông tin Huế dưới chân cầu Tràng Tiền. Căn phòng quá nhỏ cho một đôi uyên ương quá nổi tiếng ở đất Thần Kinh. "Tôi cứ ngỡ đẹp như chị tôi, hát hay như tiên nữ như chị tôi phải ở trong lâu đài khuê các. Hiện tại là thế này ư? Nó khác xa với hình ảnh rực rỡ của chị tôi khi đứng trên sân khấu cất tiếng hát họa mi làm say mê biết bao tâm hồn mơ mộng, đa tình, trong đó có cả tôi...” (trích trong Những trang sách khép mở- Trần Áng Sơn). Phải chăng đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho cuộc hôn nhân của họ mau chóng đổ vỡ?
Sinh thời nhạc sĩ Châu Kỳ đã từng nhiều lần tâm sự với ngưòi viết: "Họ chung sống ở Huế được 6 năm thì nàng "phải lòng” và đi lại với một người bạn học cũ của Châu Kỳ - người này là con của một bà chúa (hoàng tộc), chủ sòng xóc đĩa ở Kim Long (Huế). Vì chuyện đau lòng này mà Châu Kỳ đành dắt vợ trở vào Sài Còn đế giấu nhẹm không cho gia đình mình biết và cũng để ngăn trở đôi tình nhân, không cho họ gần gũi... Tuy nhiên, Châu Kỳ vẫn không ngờ tình địch vẫn bám theo, ở Sài Gòn, đôi nhân tình vẫn hẹn hò, gặp gỡ nhau... Lời ong tiếng ve râm ran nên Châu Kỳ quyết theo dõi vợ. Ông nhờ nhà thơ Đặng Văn Nhân (người đứng ra tổ chức đám cưới cho Châu Kỳ và nàng) chở đi bằng xe hơi bám theo nàng vào tận Chợ Lớn.
Châu Kỳ không đủ can đảm chứng kiến người đã từng cùng mình "hương lửa mặn nồng” nay lại ở trong vòng tay người khác nên nhờ ông Đặng Văn Nhân đi bộ theo dõi, còn mình ngồi lại trong xe. Khi ông Nhân trở ra kể lại sự tình, Châu Kỳ thấy trời đất như sụp đổ, ông tông cửa xe, định đâm đầu xuống sông tự tử, may nhờ có ông Nhân ôm ghì lại. Rồi...‘‘uống rượu cho đến ngày nay”. Người viết hỏi: “Rồi ông có gặp lại nàng?”. “Có, nhưng mà cũng lâu lắm rồi. Đó là hôm đám tang nhạc sĩ Lê Thương (1996 - NV). Chúng tôi chỉ chào hỏi xã giao. Không nói chuyện gì nhiều. Chuyện cũ cũng đã vời xa quá rồi!”
Chuyện trên là do đích thân nhạc sĩ kể với nguời viết.
Đây là giai đoạn đầy những đau thương, u uất chất chứa trong nhiều ca khúc của Châu Kỳ: Từ giã kinh thành, Khúc ly ca, Đàn không tiếng hát, Tiếng hát dân Chàm, Biệt kinh kỳ, Khuya nay anh đi rồi, Tìm nhau trong kỷ niệm, Hương Giang tôi còn chờ, Đừng nói xa nhau, Tiếng ca đó về đâu?(thơ Nguyễn Tiến Thịnh) và nhất là ông đặt lời cho ca khúc Mua rơi của anh bạn nhạc sĩ Ưng Lang, lúc đó ở Huế đã xảy ra "hiện tượng” đi đâu cũng nghe thanh niên hát: "Mưa rơi chiều nay vắng người. Bên thềm gió lơi. Mơ bóng ngàn khơi... Mưa rơi màn đêm xuống rồi. Mây sầu khắp nơi. Thương nhớ đầy vơi... Ai đi như xóa bao lời thề. Thuyền theo nước trôi không về, thấu cùng lòng ai não nề, riêng chốn phòng khuê... Mưa rơi đìu hiu duới trời. Đêm dài vắng ai. Thương nhớ nào nguôi..."
Nhạc sĩ Châu Kỳ thời trẻ |
Nhạc sĩ Ưng Lang (sinh năm 1919, lớn hơn nhạc sĩ Châu Kỳ 4 tuổi), cũng vốn là chỗ thân thiết với người viết (ông từ trần ngày 17/8/2009 tại TP.HCM). Khi tôi hỏi ông về chuyện nhạc sĩ Châu Kỳ đặt lời cho bài Mưa rơi, ông nói: “Bài hát tôi làm lúc đó đã xong cả nhạc lẫn lời. Thế rồi Mộc Lan xa Châu Kỳ mà đi Hà Nội. Châu Kỳ có tâm sự buồn như vậy cho nên khi thấy bài hát của tôi thì đề nghị cho thay đổi vài chỗ trong lời hát cho gần với cảnh ngộ của mình! Tôi đồng ý để Châu Kỳ sửa vài chỗ như thế và đồng ý để Châu Kỳ đứng tên nơi phần lời ca cho đúng với nguyện vọng về mặt tình cảm riêng tư của anh ấy...”.
Giai thoại Đoàn Chuẩn - Mộc Lan
Lâu nay, trong giới nghệ sĩ vẫn lưu truyền có một mối tình thật lãng mạn giữa chàng nhạc sĩ phong lưu Đoàn Chuẩn và nữ ca sĩ lừng danh Mộc Lan. Chuyện tình này mang đậm phong cách hào hoa của “Đoàn công tử”.
Thực hư như thế nào chỉ những người trong cuộc mới rõ. Ở đây chúng tôi xin thuật lại như là một giai thoại...
Những năm đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, ca sĩ Mộc Lan tuy đã lập gia đình với nhạc sĩ Châu Kỳ nhưng thỉnh thoảng nàng vẫn được mời đi lưu diễn, kể cả ra Bắc (sau năm 1954, chia đôi đất nước mới cách ngăn sự đi lại giữa hai miền). Và trong một lần hát Đi chơi chùa Hương ở Nhà Hát Lớn (Hà Nội), giọng ca và sắc đẹp của nàng đã khiến một anh chàng đẹp trai, tài hoa và phong lưu bậc nhất thời đó ngây ngất. Chàng chính là Đoàn Chuẩn...
Đoàn Chuẩn thời trẻ |
Thời ấy ở miền Bắc có những sản vật nổi tiếng được truyền khẩu: “Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét”. Đoàn Chuẩn chính là con của chủ hãng nưóc mắm Vạn Vân giàu có nức tiếng ở Hải Phòng. "Cái nết” ăn chơi của Đoàn công tử cũng là đề tài râm ran từ Hải Phòng đến tận Hà Nội (có lẽ chỉ thua bậc tiền bối là Công tử Bạc Liêu ở trong Nam mà thôi).
Trở lại với sự kiện sau khi nghe nữ danh ca Mộc Lan hát Đi chơi chùa Hương ở Nhà Hát Lớn (Hà Nội), "Đoàn công tử” quyết tâm chinh phục người đẹp nhưng thời gian nàng lưu lại Hà thành quá ngắn, không đủ thời gian cho công tử "xuất chiêu”. Khi Mộc Lan trở về Sài Gòn thì ít lâu sau chàng cũng đáp máy bao theo vào. Nhưng rồi qua dọ hỏi, chàng lâm vào tình trạng bẽ bàng khi biết được cành lan kia đã có chủ, nàng đã là vợ của nhạc sĩ Châu Kỳ. Tuy thế với cách “chơi ngông công tử”, Đoàn Chuẩn đã đặt một khoản tiền rất lớn cho một tiệm hoa, để mỗi buổi sáng nguời đẹp sẽ nhận được một bó hoa hồng tươi thắm mà không hề có tên ngưòi gửi tặng. Suốt 3 tuần đều đặn như thế, Mộc Lan không khỏi xúc động cũng như rất tò mò muốn biết người tặng hoa “mai danh, ẩn tích” kia là ai?
Mộc Lan thời trẻ
Nghĩ hết cách, nàng đành phải nhờ chủ tiệm hoa chuyển tới người ấy một bức thư cám ơn với những lời lẽ chân thành nhưng cũng có những đoạn đầy ấn ý. Được sự đồng ý của Đoàn Chuẩn, người chủ tiệm hoa đã tiết lộ cho nàng biết tên và địa chỉ của "gã tình si hào hoa” - chính là... "ông vua Slow” Đoàn Chuẩn vang danh khắp nước. Mộc Lan thật bất ngờ và xúc động. Đoàn Chuẩn lại tiếp tục gửi tiền vào để tiệm hoa đều đặn tặng hoa cho nàng trong suốt hai tháng nữa... Rồi một ngày, Mộc Lan nhận được một cánh thư gửi từ phương Bắc. Trong phong bì không phải là những lời tỏ tình yêu thương mà là một bài hát. Khuông nhạc được kẻ bằng tay cẩn thận, ca từ được viết nắn nót trên tờ giấy pơ-luya xanh mỏng tang - đó là bài Gửi gió cho mây ngàn bay.
Nhiều ý kiến còn cho rằng, ca khúc Gửi nguời em gái (tựa cũ Gởi người em gái miền Nam) là Đoàn Chuẩn làm tặng riêng cho Mộc Lan... Nhưng, như đã nói - chỉ có những nguời trong cuộc mới biết chuyện của họ...
Hà Hải Lăng
Theo: Thể thao ngày nay
No comments:
Post a Comment