Thông báo từ Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Obama muốn thăm một ngôi chùa sau khi đến TP.HCM nhằm tìm hiểu về đời sống văn hóa và tín ngưỡng ở mỗi địa phương. Theo các tài liệu di sản, chùa Ngọc Hoàng tọa lạc tại số 73 Mai Thị Lựu, quận 1, TP.HCM, được xây bởi sư tổ người Hoa tên Lưu Minh (pháp danh Lưu Đạo Nguyên) trong 9 năm từ 1892 đến 1900 trên diện tích 2.300m². Chùa khánh thành năm 1906. Học giả Vương Hồng Sển từng kể lại trong Sài Gòn năm xưa: “Lưu Minh ăn chay ròng, giữ đạo Minh sư, lập chí quyết lật đổ nhà Mãn Thanh, xuất tiền lập chùa vừa để thờ phượng, vừa để làm nơi hội kín”. Ban đầu chùa có nhiều tên gọi: Empereur de Jade, chùa Đa Kao, chùa Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng điện... Sau khi những người tiên phong qua đời, “điện” dần biến thành “chùa” và người dân đến cúng bái như mọi ngôi chùa cổ kính khác. Năm 1982, chùa Ngọc Hoàng gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hòa thượng Thích Vĩnh Khương tiếp quản trụ trì. Năm 1984, chùa đổi tên thành Phước Hải Tự, tuy vậy người dân vẫn gọi quen là chùa Ngọc Hoàng.
Trên 300 tượng thờ ở chùa chủ yếu làm bằng gỗ, còn lại là giấy bồi. Chùa Ngọc Hoàng được xem là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có những bức tượng cổ bằng giấy bồi mô tả sinh động cuộc họp mặt của chư vị thần thánh về chầu Ngọc Hoàng.Trong chùa còn có nhiều tranh thờ, bao lam, liễn đối, hương án... bằng gỗ, gốm tinh xảo. Vị thần tối cao được thờ tại đây là Ngọc Hoàng thượng đế. Ngoài ra, chùa còn thờ Phật, bồ tát và các vị thần khác. Ở gian phía trái từ cổng chính bước vào, là nơi trang trọng thờ Kim Hoa thánh mẫu (thần coi việc sinh nở) và 12 mụ bà (Mẹ sanh - Mẹ độ). Bên cạnh đó, chùa còn có một số tượng mang tính đời sống như thần văn chương, thần cúng sao giải hạn, thần dạy nghề...
Chùa Ngọc Hoàng có ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần, tâm linh không chỉ của người Hoa, người Việt quanh vùng, mà còn cả du khách thập phương. Chùa nổi tiếng linh thiêng, đặc biệt khu vực điện thờ Kim Hoa thánh mẫu, ông Tơ bà Nguyệt là nơi luôn tấp nập nhiều người đến cầu duyên và cầu tự. Những người bán nhang trước cổng chùa cho biết người đến cầu tự sẽ buộc sợi chỉ đỏ vào cổ tay và mang bộ đồ nhang đèn vào khấn vái. Vì có nhiều cặp may mắn đạt thành lời nguyện nên tiếng lành đồn xa và tục lệ này vẫn còn tồn tại tới nay.
Chùa được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 15.10.1994. Một học giả người Pháp từng nhận xét: “Đây là ngôi chùa đẹp nhất ở Nam phần và thú vị nhất do có các tư liệu quý về tôn giáo của người Hoa ở Đông Dương”. Chùa mang diện mạo của kiến trúc Trung Hoa cổ, với đặc trưng cổng và tường rào quét vôi đỏ sẫm, bố cục bên ngoài hình chữ Quốc, bên trong hình chữ Tam, bao gồm ba tòa tiền điện, trung điện và chánh điện. Xung quanh ba tòa là dãy hành lang tạo không gian kín đáo. Mái điện lợp ngói âm dương nhiều màu. Họa tiết trang trí bằng gốm màu trên các bờ nóc, góc mái, trên tường... được thiết kế tinh xảo và dựa theo điển tích Trung Hoa.
Khoảng sân rộng ở chùa có nhiều cây đa cổ thụ, tiểu cảnh, hồ sen và hai bể nước chứa đầy cá và rùa. Cá để cầu tài và rùa để cầu tự đều là của Phật tử và du khách mang đến thả vào bể. Nơi này cũng thường có hàng trăm chim bồ câu về sống trên các mái che, thân cây. Các ngày lễ lớn trong năm của chùa là mùng 9 và 10 tháng giêng âm lịch, trong đó mùng 9 là vía Ngọc Hoàng thượng đế (gọi nôm na “vía trời”), mùng 10 là ngày vía đất, thu hút rất đông người dân và du khách đến chiêm bái, dự hội. Lễ lớn ở chùa thường có các đạo sĩ thực hiện nhiều nghi lễ cúng bái, lập đàn, múa lân, múa võ, hát tuồng cổ...
Trên 300 tượng thờ ở chùa chủ yếu làm bằng gỗ, còn lại là giấy bồi. Chùa Ngọc Hoàng được xem là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có những bức tượng cổ bằng giấy bồi mô tả sinh động cuộc họp mặt của chư vị thần thánh về chầu Ngọc Hoàng.Trong chùa còn có nhiều tranh thờ, bao lam, liễn đối, hương án... bằng gỗ, gốm tinh xảo. Vị thần tối cao được thờ tại đây là Ngọc Hoàng thượng đế. Ngoài ra, chùa còn thờ Phật, bồ tát và các vị thần khác. Ở gian phía trái từ cổng chính bước vào, là nơi trang trọng thờ Kim Hoa thánh mẫu (thần coi việc sinh nở) và 12 mụ bà (Mẹ sanh - Mẹ độ). Bên cạnh đó, chùa còn có một số tượng mang tính đời sống như thần văn chương, thần cúng sao giải hạn, thần dạy nghề...
Chùa Ngọc Hoàng có ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần, tâm linh không chỉ của người Hoa, người Việt quanh vùng, mà còn cả du khách thập phương. Chùa nổi tiếng linh thiêng, đặc biệt khu vực điện thờ Kim Hoa thánh mẫu, ông Tơ bà Nguyệt là nơi luôn tấp nập nhiều người đến cầu duyên và cầu tự. Những người bán nhang trước cổng chùa cho biết người đến cầu tự sẽ buộc sợi chỉ đỏ vào cổ tay và mang bộ đồ nhang đèn vào khấn vái. Vì có nhiều cặp may mắn đạt thành lời nguyện nên tiếng lành đồn xa và tục lệ này vẫn còn tồn tại tới nay.
Chùa được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 15.10.1994. Một học giả người Pháp từng nhận xét: “Đây là ngôi chùa đẹp nhất ở Nam phần và thú vị nhất do có các tư liệu quý về tôn giáo của người Hoa ở Đông Dương”. Chùa mang diện mạo của kiến trúc Trung Hoa cổ, với đặc trưng cổng và tường rào quét vôi đỏ sẫm, bố cục bên ngoài hình chữ Quốc, bên trong hình chữ Tam, bao gồm ba tòa tiền điện, trung điện và chánh điện. Xung quanh ba tòa là dãy hành lang tạo không gian kín đáo. Mái điện lợp ngói âm dương nhiều màu. Họa tiết trang trí bằng gốm màu trên các bờ nóc, góc mái, trên tường... được thiết kế tinh xảo và dựa theo điển tích Trung Hoa.
Khoảng sân rộng ở chùa có nhiều cây đa cổ thụ, tiểu cảnh, hồ sen và hai bể nước chứa đầy cá và rùa. Cá để cầu tài và rùa để cầu tự đều là của Phật tử và du khách mang đến thả vào bể. Nơi này cũng thường có hàng trăm chim bồ câu về sống trên các mái che, thân cây. Các ngày lễ lớn trong năm của chùa là mùng 9 và 10 tháng giêng âm lịch, trong đó mùng 9 là vía Ngọc Hoàng thượng đế (gọi nôm na “vía trời”), mùng 10 là ngày vía đất, thu hút rất đông người dân và du khách đến chiêm bái, dự hội. Lễ lớn ở chùa thường có các đạo sĩ thực hiện nhiều nghi lễ cúng bái, lập đàn, múa lân, múa võ, hát tuồng cổ...
Hoàng Tú
No comments:
Post a Comment