"Trên đường hoàng tuyền, có hoa Bỉ Ngạn
Hoa chờ một người, yêu tận tâm can
Duyên phận trái ngang, đời đời lỡ dở
Số mệnh sắp đặt, vạn kiếp chẳng nên duyên."
Hoa bỉ ngạn đẹp rực rỡ, mọc rất nhiều ở các vùng quê Nhật Bản và Trung Quốc.
Loài hoa này xuất hiện trong một ca khúc đang rất hot trong những ngày gần đây là "Độ Ta Không Độ Nàng".
Hoa bỉ ngạn (red spider lily, higanbana) là một loài hoa trong họ loa kèn đỏ, mọc rất nhiều trên những triền đồi, bờ sông, hai bên đường đi ở những vùng làng quê Nhật Bản và Trung Quốc. Loài hoa này mang màu đỏ rực rỡ, đến mùa hoa nở có thể biến cả thế giới trở thành một tấm thảm đỏ lung linh huyền ảo.
Dù hình dáng hoa xinh đẹp cao sang nhưng củ của loài hoa bỉ ngạn lại có chứa một loại chất cực độc, gây tổn hại đến thần kinh. Xưa kia từng có người tử vong vì ăn củ hoa trong lúc đói. Chính vì thế, người Nhật thường trồng bỉ ngạn xung quanh nhà, dọc theo ruộng lúa hay xen kẽ giữa các ngôi mộ, nhờ thế sâu bọ và sóc chuột sẽ tránh xa, không đến đào phá đất đai mùa màng. Bỉ ngạn hoa do đó còn có tên u linh hoa, tử nhân hoa hay hoa địa ngục.
Củ hoa bỉ ngạn rất độc, vì thế nó được trồng xung quanh các ngôi mộ để xua đuổi động vật có hại.
Bỉ ngạn nở rộ giữa những thửa ruộng.
Trong một năm có hai ngày mà ngày và đêm dài bằng nhau, người ta gọi là ngày xuân phân và thu phân. Bỉ ngạn bao giờ cũng nở hoa trùng với tiết thu phân, thời điểm giao hòa của trời đất, nơi người trần gian có thể đi vào thế giới của người đã mất. Chính vì lẽ đó, người Nhật thường chọn ngày này để đi tảo mộ, thăm viếng, sửa sang mồ mả của ông bà tổ tiên. Bó hoa bỉ ngạn được cắm trên mộ cũng được xem là dành tặng cho người ở thế giới bên kia.
Trong tiếng Hán Việt, từ "bỉ ngạn" có nghĩa là "ở bờ bên kia", chỉ sự phân ly xa cách, gắn với những câu chuyện bi thương, những hồi ức buồn bã. Có rất nhiều truyền thuyết được kể về loài hoa này, đó đều là những mối tình bi kịch mà ở đó, người con trai và người con gái yêu nhau say đắm, nhưng vì duyên số, họ mãi mãi chia lìa và không thể gặp nhau.
Hoa bỉ ngạn gắn với những câu chuyện tình bi kịch, nơi hai người yêu nhau mãi mãi chẳng thể đến được với nhau.
Có lẽ những câu chuyện tình u buồn kia được lấy cảm hứng từ lá và hoa của bỉ ngạn. Vì sự trớ trêu của tạo hóa, hoa bỉ ngạn chỉ nở khi lá của nó chưa thành hình. Dù có sống đến ngàn năm, bỉ ngạn nở hoa bao giờ cũng không nhìn thấy lá, và khi lá đâm chồi thì hoa đã lụi tàn từ thuở nào. Hoa và lá mãi mãi không gặp nhau dù chung một gốc, nhưng vòng đời của chúng đời đời kiếp kiếp đan xen vào nhau.
Chính vì gắn liền với sự phân ly xa cách nên hoa bỉ ngạn đã trở thành nguồn cảm hứng của rất nhiều tác phẩm văn chương, hội họa và âm nhạc. Gần đây nhất, bỉ ngạn xuất hiện trong một ca khúc rất được các bạn trẻ Việt Nam yêu thích, mang tên Độ Ta Không Độ Nàng, bản gốc tiếng Trung được trình bày bởi hai ca sĩ Tô Đàm Đàm và Giai Bằng.
Chính vì gắn liền với sự phân ly xa cách nên hoa bỉ ngạn đã trở thành nguồn cảm hứng của rất nhiều tác phẩm văn chương, hội họa và âm nhạc. Gần đây nhất, bỉ ngạn xuất hiện trong một ca khúc rất được các bạn trẻ Việt Nam yêu thích, mang tên Độ Ta Không Độ Nàng, bản gốc tiếng Trung được trình bày bởi hai ca sĩ Tô Đàm Đàm và Giai Bằng.
Trong ca khúc Độ Ta Không Độ Nàng cũng có nhắc đến loài hoa bỉ ngạn.
Nội dung câu chuyện trong ca khúc kể về nàng quận chúa từ khi còn nhỏ thường lên ngôi chùa gần nhà để chơi với một vị tiểu hòa thượng. Quận chúa tính khí vui vẻ hoạt bát, trái lại, tiểu hòa thượng thì lạnh lùng suy tư, dường như chẳng để ý gì đến nàng mà chỉ chuyên tâm vào tu hành.
Thời gian thấm thoắt trôi, cả hai đứa trẻ đều trưởng thành và càng gắn bó với nhau không rời. Một ngày, quận chúa đến tìm gặp tiểu hòa thượng và hỏi rằng: "Chàng có thích ta không?" Tiểu hòa thượng chỉ quay lưng đi mà không nói một lời. Đau lòng, quận chúa buông tiếng thở dài: "Ta biết rồi," sau đó gạt lệ bỏ đi và không bao giờ đặt chân lên núi nữa.
Một ngày kia, tiểu hòa thượng nhận được tin báo quận chúa đã qua đời. Hóa ra có một vị thái tử đem lòng yêu thương nàng, nhưng tình cảm ấy không được nàng đáp lại. Tức giận, thái tử hại chết quận chúa.
Bỉ ngạn hoa và lá chẳng thể gặp nhau dù chung một gốc.
Trong giây phút đau đớn tột độ, tiểu hòa thượng thừa nhận tình yêu chàng dành cho quận chúa là rất sâu đậm, nhưng vì những ràng buộc nơi cửa Phật, chàng không dám thừa nhận. Chàng quyết định trút bỏ tấm áo tu hành vì cho rằng việc tu hành không còn chút ý nghĩa nếu như ngay cả người mình yêu cũng không thể bảo vệ.
Tiểu hòa thượng quyết định đi trả thù cho quận chúa, sau giây phút đó, chàng đã thốt lên rằng: "Nếu Phật không độ nàng, thì để ta." Sau đó, chàng quay về chắp tay niệm Phật giữa một rừng hoa bỉ ngạn.
Hai người yêu nhau nhưng số phận khiến họ đời đời xa cách.
Trong khi đó, ở thế giới bên kia, quận chúa cầu xin vị đạo trưởng canh giữ thế giới tâm linh cho mình được gặp lại vị tiểu hòa thượng một lần cuối cùng trước khi rơi vào chốn tịch liêu đau khổ. Ước nguyện của nàng được đáp ứng, nàng gặp lại tiểu hòa thượng trên cánh đồng bỉ ngạn, thời gian ít ỏi nhưng vẫn chỉ hỏi chàng đúng câu hỏi trước kia: "Chàng có thích ta không?"
Tiểu hòa thượng rơi nước mắt, trả lời: "Ta cũng thích nàng". Quận chúa sà vào vòng tay chàng. Nhưng giây phút trùng phùng ngắn ngủi, thân xác nàng hóa thành tro bụi ngay tức khắc, vì vốn dĩ lá và hoa không thể gặp nhau. Nàng chỉ cần biết tình cảm của đối phương dành cho mình, thế là đã mãn nguyện.
"Bỉ Ngạn hoa, nở rộ bờ đối diện
Chỉ thấy hoa, lại chẳng thấy lá đâu
Nở nghìn năm, nghìn năm hoa cũng lụi
Hoa và lá, vĩnh viễn chẳng gặp nhau."
(Sưu tầm trên mạng)
No comments:
Post a Comment