Tụi con nít chỉ biết nói về me tầm bậy, tầm bạ như "Sài gòn ne ăn me ỉa chảy" chứ có ai tả cây me hay và độc đáo như cụ Bình Nguyên Lộc: "Me vốn đã đẹp với thân cây đều đặn, không cao lỏng khỏng như dầu, không lùn tịt như sanh, đẹp với vỏ cây cằn cỗi gợi nhớ những cội tùng già bên chùa cổ trên một sườn non, với rêu xanh non mởn bám trên vỏ sạm đen, đẹp như non bộ dày sương dạn gió, với tàn không thưa, không xơ rơ như tàn sầu riêng, không dày mịt như măng cụt, vốn nó đã đẹp ở ngoài thiên nhiên rồi mà trồng trên vỉa hè đá, bên cạnh những ngôi nhà ximăng cốt sắt khô, nóng và buồn thì còn đẹp hơn biết bao! A... ha, những cây me vui, những cây me rắn mắc, thỉnh thoảng sau một trận mưa lại đánh rơi xuống áo đẹp của ai những hột nước làm cho ai nhăn mày...".
Me và một vài loại cây khác là loại cây có mặt sớm nhất vào thời kỳ đầu Sài Gòn thuộc Pháp.
Cây me được hải quân Pháp trồng đổ lấy bóng mát từ khi Sài Gòn bị chiếm vào năm 1865 với cái tên là những cây me đô đốc.
Rồi ông Louis Piere - giám đốc Sở thú thới kỳ đầu, là nhà thảo vật học đã quy hoạch thành phố Sài Gòn là thành phố có rất nhiều cây trồng hai bên lề đường để lấy bóng mát cho vùng đất nhiệt đới đầy cái nắng oi bức. Trong những loài cây được ông Piere chọn có một cây tên Việt Nam nôm na là cây me.
So với cây phượng, cây me có tán lá dày hơn. Cây me lại không có rễ làm bật vỉa hè và trái rụng làm dơ đường phố như cây bàng. Vì những ưu điểm hơn hai loại cây vừa nêu trên nên cây me được ưu tiên phát triển.
Cây me được hải quân Pháp trồng đổ lấy bóng mát từ khi Sài Gòn bị chiếm vào năm 1865 với cái tên là những cây me đô đốc.
Rồi ông Louis Piere - giám đốc Sở thú thới kỳ đầu, là nhà thảo vật học đã quy hoạch thành phố Sài Gòn là thành phố có rất nhiều cây trồng hai bên lề đường để lấy bóng mát cho vùng đất nhiệt đới đầy cái nắng oi bức. Trong những loài cây được ông Piere chọn có một cây tên Việt Nam nôm na là cây me.
Làm sao thiếu trái me khi dầm với nước mắm để giải quyết vị mặn của con cá sặc quẹo lưỡi? Làm sao thiếu trái me để có bánh tráng me ngào đường mà con nít thường dùng tăm để vít từng miếng đưa vào miệng? Me ơi, có trái cây nào thân thuộc cho tuổi thơ và tuổi già để nhớ như thế?
Thuở ấy, những hàng me được người Pháp trồng ở những con đường Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Pasteur, Đồng Khởi (gọi theo tên ngày nay) và một vài con đường khác nữa trong phạm vi thành phố Sài Gòn (tập trung ở Quận 1 và 3 bây giờ).
Theo báo Phụ Nữ Tân Văn, trong năm 1929 vì muốn bảo vệ hàng me hai bên đường Catinat (Đồng Khởi), chính quyền đã cấm đậu xe hơi một số giờ trong ngày.
Rồi sau đó vì muốn mở rộng con đường này, chính quyền lại định đốn hạ những hàng me thì lại bị dư luận phản ứng dữ dội. Vì thế hàng me được giữ lại và con đường vẫn hẹp như hiện tại.
Những hàng me với những hàng cây dầu, sao... đã góp phần làm nên thành phố Sài Gòn bằng những ngả đường rợp bóng từ ngày xưa.
Con đường Lý Tự Trọng, trước dinh Thượng Thơ (nay là trụ sở của Sở Thông tin - Truyền thông và Sở Công thương) là những hàng cây me già cỗi như phối hợp hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên. Nếu trước dinh Thượng Thơ không có hàng cây me rũ bóng thì cái màu vàng ngả đất sẽ thiếu mất màu diệp lục làm nền.
Bây giờ đi trên những con đường Trương Định, Võ Văn Tần, Nguyễn Du..., vẫn còn những hàng me đứng đó, là kỷ niệm đong đầy ký ức buổi chiều của những chàng trai, cô gái Sài Gòn bát phố trên"con đường có lá me bay, chiều chiều ta lại cầm tay nhau về..."(Diệp Minh Tuyền).
Tưởng như còn nhìn thấy dưới những gốc me đầy bóng mát là một ông thợ hớt tóc với cái gương soi mặt được treo vào cái đinh đóng vào thân me già; hay một bác thợ vá xe đạp đang lúi húi vá bánh chiếc xe đạp mini chở em chiều đi học về, gợi nhớ lại câu thơ thời tuổi nhỏ:
Không thể hình dung đường phố Sài Gòn lại vắng những hàng me. Những trái me đã đong đầy tuổi nhỏ - những lá me theo gió đã rắc bóng những con đường dày theo năm tháng của Sài Gòn...
Lê Văn Nghĩa / Tuổi Trẻ
No comments:
Post a Comment