Người xưa nói “lời nói ra như bát nước đổ đi”, một khi đã nói ra rồi, tuyệt đối sẽ không thể rút lại được nữa, vì vậy, trước khi muốn nói gì, hãy uốn lưỡi bảy lần.
Nói năng, vừa là chuyện dễ nhất, cũng vừa là chuyện khó nhất, mở miệng ra nói chuyện, chân thành là yêu cầu cơ bản nhất.
Sức hút của lời nói không nằm ở việc nói năng trơn tru trôi chảy hay bùi tai tới đâu, mà nằm ở sự chân thành.
Có người từng nói: "Đàn bà chanh chua đứng mắng nhau giữa phố cũng có thể thao thao bất tuyệt, người chào hàng cũng có thể thao thao bất tuyệt, nói năng bùi tai, nhưng chúng ta lại không cho rằng họ là những người biết ăn nói."
Chân thành là chìa khóa để mở cửa tâm hồn của một người, là làn gió xuân mát lịm thổi hồn vào lòng người. Nói năng chân thành chính là xem trọng đối phương, đặt đối phương vào trong tim.
Có hai học trò nọ cùng đi học ở một trường. Sau khi học xong thành tài, cả hai đều lựa chọn về quê nhà lập nghiệp, một người nói với người kia "hai năm sau tôi nhất định sẽ đến nhà chào hỏi cha mẹ cậu", vậy là hai người hẹn ngày với nhau.
Tới ngày hẹn, anh học trò nói mẹ chuẩn bị mâm cơm để đón tiếp bạn đến chơi nhà, người mẹ nói, "Lời hứa của hai năm trước, liệu người ta có còn nhớ!". Một lúc sau, người bạn kia quả nhiên tới như lời hẹn.
Nói lời phải giữ lấy lời, chuyện gì làm được thì hãy nói, không làm được đừng bốc phét nói bừa.
Suy nghĩ trước khi nói
Người xưa nói "lời nói ra như bát nước đổ đi", một khi đã nói ra rồi, tuyệt đối sẽ không thể rút lại được nữa, vì vậy, trước khi muốn nói gì, hãy uốn lưỡi bảy lần.
Sự tổn thương mà lời nói mang tới cho người khác là vô hình, nhưng không thể vì không nhìn thấy mà lựa chọn bỏ qua nó. Nhiều khi, chỉ một câu nói của bạn thôi nhưng cũng có thể khiến người khác tổn thương cả một đời.
Có một cậu bé nọ thường xuyên nổi nóng với mọi người, một hôm, ba của cậu đưa cho cậu một túi đinh rồi bảo cậu mỗi một lần tức giận hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.
Túi đinh chẳng mấy mà đã hết, sau này khi cậu bé dần dần học được cách nói chuyện tử tế hơn với mọi người, ba cậu lại bảo câu bé ra gỡ những chiếc đinh cậu đóng trước đó xuống. Lúc này cậu bé phát hiện ra, hàng rào còn lại vô số những lỗ nhỏ không thể sửa được.
Lời, một khi đã nói ra, nó sẽ giống như những lỗ đinh kia, để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó bạn có nói bao nhiêu lời xin lỗi, có bù đắp bao nhiêu thì tổn thương vẫn sẽ luôn còn tồn tại.
Trước khi nói hãy uống lưỡi bảy lần, nghĩ xem lời mà bạn sắp nói liệu có khiến người khác tổn thương hay không, đừng bao giờ tưởng vô duyên là thẳng thắn.
Trước khi làm việc, suy nghĩ cẩn trọng
Làm việc không được quá cảm tính, nếu làm việc mà cứ tùy ý, chúng ta sau này ngay đến cả việc mình đang làm gì e cũng chẳng biết.
Chúng ta làm việc cần phải mở rộng tầm nhìn, suy ngẫm tới tương lại lâu dài, chứ không phải bó hẹp trong tâm trạng nhất thời của bản thân.
Làm việc phải cẩn trọng, trước khi làm việc, hãy động não suy ngẫm.
Trong một cái ao nhỏ có hai chú ếch, một ngày nọ, cái ao bị cạn hết nước, hai chú ếch không thể không đi tìm nơi ở mới cho mình.
Lúc này, hai chú ếch phát hiện ra một cái giếng khá sâu, một chú nói "bạn ơi, hay chúng mình cùng ở trong cái giếng này nhé".
Chú còn lại nói "lỡ giếng không có nước hoặc cũng cạn nước, thế chúng ta làm sao mà leo lên được?"
"Luận ngữ" nói "chuyện nhỏ không nhịn được ắt hỏng chuyện lớn", đời người biết bao nhiêu hối hận và tiếc nuối, tất cả cũng chỉ vì sự bốc đồng, kích động nhất thời. Nhiều khó khăn và ưu phiền của chúng ta ở hiện tại, phần lớn cũng là kết quả của việc không suy nghĩ cho chu toàn.
Làm việc phải nghĩ đến hậu quả, Không Tử nói "càng là việc gấp càng phải bình tĩnh mà làm, rối rít lên ắt phạm sai lầm".
Làm việc không được quá cảm tính, nếu làm việc mà cứ tùy ý, chúng ta sau này ngay đến cả việc mình đang làm gì e cũng chẳng biết.
Chúng ta làm việc cần phải mở rộng tầm nhìn, suy ngẫm tới tương lại lâu dài, chứ không phải bó hẹp trong tâm trạng nhất thời của bản thân.
Làm việc phải cẩn trọng, trước khi làm việc, hãy động não suy ngẫm.
Trong một cái ao nhỏ có hai chú ếch, một ngày nọ, cái ao bị cạn hết nước, hai chú ếch không thể không đi tìm nơi ở mới cho mình.
Lúc này, hai chú ếch phát hiện ra một cái giếng khá sâu, một chú nói "bạn ơi, hay chúng mình cùng ở trong cái giếng này nhé".
Chú còn lại nói "lỡ giếng không có nước hoặc cũng cạn nước, thế chúng ta làm sao mà leo lên được?"
"Luận ngữ" nói "chuyện nhỏ không nhịn được ắt hỏng chuyện lớn", đời người biết bao nhiêu hối hận và tiếc nuối, tất cả cũng chỉ vì sự bốc đồng, kích động nhất thời. Nhiều khó khăn và ưu phiền của chúng ta ở hiện tại, phần lớn cũng là kết quả của việc không suy nghĩ cho chu toàn.
Làm việc phải nghĩ đến hậu quả, Không Tử nói "càng là việc gấp càng phải bình tĩnh mà làm, rối rít lên ắt phạm sai lầm".
Làm việc phải có chừng mực
Mọi sự trên thế gian đều có một chữ "độ", các cụ bảo rồi, cái gì quá cũng không tốt, làm cái gì cũng cần phải có chừng mực.
Tâm lý học có một danh từ gọi là "hiệu ứng siêu hạn", ý muốn nói khi kích thích quá mức hoặc thời gian tác dụng của kích thích quá lâu, sẽ gây ra hiện tượng tâm lý vô cùng nóng nảy hoặc nổi loạn.
Có một câu chuyện như này:
Mark Twain từng đến nhà thờ để nghe một linh mục phát biểu gây quỹ. Lúc đầu, anh cảm thấy mục sư nói rất hay và sẵn sàng quyên góp tất cả số tiền mình có.
10 phút sau, vị mục sự vẫn chưa nói xong, Mark Twain bắt đầu hơi mất kiến nhẫn, chỉ định quyên một khoản tiền nhỏ, lại qua 10 phút nữa, vị mục sư vẫn chưa nói xong, Mark lúc này mất hết kiên nhẫn, không muốn quyên góp nữa.
Làm việc phải có cái "độ", có cái sự khéo léo. Ở vị trí nào thì làm việc đó, bưng bát cơm nào thì ăn cơm thế nấy, cứ bổn phận mà làm, không vượt quá quyền hạn và cũng đừng trốn tránh trách nhiệm, biết dừng lại đúng lúc.
Tiền đủ tiêu là được, đừng vì quá ham hố danh lợi mà đánh mất đi cái tâm ban đầu, cái gì bỏ qua được hãy bỏ qua, đừng cưỡng cầu người khác, cũng đừng tự làm khó mình.
Xã hội có quy tắc, nhưng cũng có cám dỗ, vì vậy làm người cũng phải có nguyên tắc của mình.
Có lương thiện tới đâu cũng nên có tự tôn và thị phi quan của riêng mình.
Dĩ nhân vi thiện, nhưng không đồng nghĩa với việc luôn thỏa hiệp và nhượng bộ, mà là đối đãi với thế giới bằng một trái tim dịu dàng.
Làm người có nguyên tắc mới được người khác tôn trọng.
Làm người, sống là phải nghiêm túc
Sống, có thể làm theo ý mình, nhưng tuyệt đối không thể sống kiểu nước chảy bèo trôi, có sao hay vậy.
Nếu không ý thức được giá trị cuộc sống, con người ta rất có thể sẽ lựa chọn cách sống nước chảy bèo trôi, cuộc sống cũng theo đó mà mất đi cái thú vị nên có của nó.
Sống kiểu vô tri vô giác, không quan tâm mọi thứ trông thì có vẻ đơn giản, nhưng thực ra lại là một cuộc sống lãng phí.
Kiên trì theo đuổi một ước mơ, mục tiêu nào đó, bạn có thể sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, nhưng đó lại chính là thứ khích lệ cuộc sống, khiến cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.
Sống là phải nghiêm túc, thế gian này, mọi người và mọi vật đều là tương hỗ, chỉ khi bạn sống hết mình, cuộc sống cũng mới coi trọng bạn; bạn sống kiểu tạm bợ, cuộc sống cũng sẽ không coi bạn ra gì.
Cuộc sống vốn dĩ không dễ dàng, nhưng đã sống, đã làm người thì phải sống sao cho xứng đáng với chính mình.
Đời người chỉ có một lần, sao phải biến mình thành con búp bê trong lồng kính, lãng phí cuộc đời ngắn ngủi này?
Bạn sống nghiêm túc, sống hết mình, cuộc sống ắt không tệ với bạn.
Theo: Cafebiz
No comments:
Post a Comment