Trong các dòng cá, cá chình là loại thủy sản được nhiều người ưa thích. Loại cá này mang đến giá trị kinh tế cao và ổn định, được thị trường khẳng định trong thập kỷ qua.
Cá chình nuôi cung không đủ cầu
Việt Nam là nước nuôi cá chình còn khiêm tốn, chỉ mới bắt đầu từ thập niên 90 trở lại đây. Hiện tại, sản lượng cá chình thương phẩm của nước ta chỉ khoảng vài nghìn tấn một năm. Có nhiều thương lái từ Hàn Quốc, Nhật Bản đã tìm đến Việt Nam mua cá thương phẩm, nhưng do nuôi chưa đủ số lượng, nhiều hợp đồng còn bỏ ngỏ. Thậm chí, nhiều nơi trong nước phải nhập cá chình đường tiểu ngạch để phục vụ nhu cầu tăng cao.
Bên cạnh đó, cá chình tự nhiên ngày càng khan hiếm và đắt đỏ. Việc đánh bắt các loại cá đặc sản này ngày càng gặp khó khăn, nhất là cá chình có trọng lượng lớn. Tại các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ, cá chình tự nhiên mà ngư dân đánh bắt, hầu hết do các mối mua và đưa về nhà hàng lớn ở TP HCM để tiêu thụ.
Quá trình vận chuyển, giữ cá sống để giao cho các nhà hàng cũng nhiều rủi ro (cá hay ngộp rồi chết), nên giá rất cao, chỉ có nhà hàng lớn mới nhập về bán. Rạn Biển là một trong những nhà hàng thường xuyên có nguồn hàng cá chình tự nhiên sống trong bể tại cả 8 chi nhánh. Dòng cá chình suối Tây Ninh được nhà hàng chọn lựa để kinh doanh vì độ ngon và nổi tiếng của chúng.
Cá chình sông – linh dược của đàn ông
Loại cá này thường có màu đen, thân hình tròn lẳn, con trung bình bằng cán liềm, có con to bằng cổ tay, thân dài chừng 40 - 50 cm. Vào mùa mưa, nước từ đầu nguồn đổ về mang theo phù sa là lúc cá chình xuất hiện - mùa cá chình tìm bạn tình. Cá chình bắt được nhờ đăng, đó, câu hoặc đánh lưới nơi thượng nguồn, cửa sông, cửa lạch.
Cá chình có nhiều đạm, nổi tiếng về sự bổ dưỡng, thịt béo thơm và lành, có tác dụng tráng dương bổ thận, rượu pha mật cá chình có tác dụng chữa bệnh đường ruột. Thậm chí, kinh nghiệm dân gian còn lưu truyền, khi phụ nữ sinh nở ăn cá chình kho nghệ thì rất bổ và lành, mau lại sức, lợi sữa. Cá chình có giá trị như vị thuốc, có thể sánh với yến sào, gân hươu.
Món khoái khẩu của dân nhậu
Cá chình chế biến dạng nào cũng ngon. Cái ngon ngọt tự thân cá chình mà có chứ không vay mượn. Chút gia vị hoặc cách nấu chỉ là sự đổi vị theo sở thích.
Cá chình om chuối đậu là món ăn dân dã, quen thuộc, mang đậm hương vị Việt. Rất nhiều thực khách "cảm" và nhớ mùi thơm nồng ngậy béo của thịt cá chình, thoang thoảng chua của mẻ, thơm nức của riềng hòa trộn cùng vị đặc trưng của mắm tôm, chuối xanh nấu. Sự hòa quyện giữa thứ nước dùng vàng óng, vị thịt cá ngọt tươi cùng các loại rau thơm sẽ đem lại vị ngon lưu luyến, ăn mãi chẳng muốn dừng.
Om chuối đậu là cách chế biến cá chình được nhiều thực khách yêu thích.
Dân nhậu thường rỉ tai nhau rằng ăn cá chình sông sẽ đánh thức "bản lĩnh đàn ông". Do đó, món khoái khẩu của dân nhậu là cá chình nướng riềng mẻ, vừa ngon vừa bắt mồi. Thịt cá khi nướng trên bếp than se lại săn chắc, loang loáng lớp mỡ béo thơm ngậy. Trước khi thưởng thức, đưa cá chình lên mũi ngửi để tận hưởng hương thơm của mỡ cá quyện với riềng mẻ. Cho cá chình vào miệng nhai mới thấy hết sự ngọt đậm, béo bùi và kích thích vị giác của món ăn.
Thời tiết Sài Gòn lập đông, se se lạnh rất lý tưởng để trải nghiệm món ngon từ cá chình. Chậm rãi thưởng thức, lai rai vài ly rượu là cách để bạn tận hưởng đặc sản từ thiên nhiên này.
Kim Ngân