Saturday, March 4, 2023

NHỮNG MÓN BÁNH ĐẶC TRƯNG NAM BỘ

Nhắc đến “bánh miền Tây” thì không một ai đếm được hết rằng có bao nhiêu loại. Vốn phát triển từ nền nông nghiệp vì vậy mà từ lâu người dân miền Tây đã biết cách tận dụng những sản vật vườn nhà để chế biến thành những thức bánh thơm ngon, hấp dẫn.


Bánh bao chỉ

Bánh bao chỉ là một loại bánh bao được xuất phát từ Hồng Kông . Loại bánh này được làm bằng bột nếp với bốn loại nhân mè đen, dừa, đậu xanh, đậu phộng.


Bánh bao chỉ có độ mềm dẻo như bánh dày mochi của Nhật nhưng hương vị khác nhau. Thông thường bánh sẽ được lăn qua bột dừa để phân biệt giữa bánh dày mochi và bánh dày gyeongdan của Triều Tiên.

Khác với tất cả các loại bánh bao khác, bánh bao chỉ không được làm từ một mì mà làm từ bột gạo nếp rang chín hay còn gọi là bột bánh dẻo.

Nhân bánh thường là nhân mè đen, đậu xanh, dừa, đậu phông trong đó đậu phộng chính là nhân phổ biến nhất và đúng với bánh truyền thống nhất.

Bánh pía

Bánh pía (朥饼; hó-piá) là món bánh ngọt trung thu truyền thống xuất phát từ Triều Châu, Trung Quốc và được du nhập vào các khu phố người Hoa trên thế giới. Ở Indonesia, bánh có tên gọi là Bakpia Pathok.


Bánh pía ngày trước cũng khá đơn giản, vỏ ngoài làm bằng bột mì có nhiều lớp da mỏng bao lấy phần nhân, lớp da ngoài dày thường để in chữ, Người ta thường dùng phẩm đỏ in tên hoặc nhãn hiệu của nơi làm bánh trực tiếp lên mặt bánh. Ngoài ra, thành phần nhân bánh, nguồn gốc xuất xứ cũng thường được in trực tiếp lên bánh .

Tại Việt Nam, bánh pía là một trong những đặc sản của Sóc Trăng, do người Hoa di cư vào miền Nam sáng tạo ra.

Bánh bò hấp

Bánh bò hấp là loại bánh hấp không có thành phần nước cốt dừa trong bột lỏng. Những chiếc bánh loại này thường có dạng tròn nhỏ với nhiều màu trắng (không pha màu), vàng (từ đường thốt nốt), hồng hoặc tím (màu từ lá cẩm), xanh lá (từ lá dứa). Đôi khi, loại bánh hấp này cũng được làm thành mảng lớn và cắt nhỏ thành miếng tam giác hoặc chữ nhật như bánh bò nướng. Loại bánh này có thể được ăn riêng hoặc ăn kẹp với bánh tiêu hoặc ăn trong dĩa với nước cốt dừa rắc muối mè.


Bánh chuối nếp nướng

Người dân miền Tây vốn hảo ngọt, nên những món ăn như bánh, chè, xôi, rau câu được bày bán rất phong phú. Trong đó, du khách không thể bỏ qua món chuối nếp nướng

Nguyên liệu làm chuối nếp nướng rất đơn giản, chuối xiêm vừa chín tới , được lột vỏ, và để nguyên trái ướp chút đường và muối để có vị đậm đà được bọc bên ngoài lớp bột nếp. Đặc biệt, chuối phải được nướng trên bếp than hồng mới đúng điệu


Người nướng phải trở luôn tay cho đều các mặt. Khi lá chuối cháy sém vàng, lớp vỏ ngả màu và mùi thơm bốc lên là bánh chín.

Món chuối nếp nướng này sẽ không thể đạt được hương vị trọn vẹn nếu thiếu đi nước cốt dừa và đậu phộng. Vị ngọt lịm của chuối chín quyện với độ dẻo thơm của lớp nếp vị béo của cốt dừa và bùi của đậu phộng rang tạo thành món ăn đơn giản dân dã ở miền Tây

Bánh gói lá

Những chiếc bánh gói dân dã, bình dị có dạng hình chữ nhật dẹt, phủ bên ngoài là lá chuối màu cỏ úa, bên trong bột gạo trắng ngần, chính giữa nhân đậu xanh vàng ươm trông thật bắt mắt.

Bánh ít

Gạo để làm bánh phải là thứ gạo ngon, hạt dài, không lẫn tạp chất. Gạo xay thành bột Dừa nạo lấy nước cốt một phần dành cho phần pha bột và thắng nước cốt dừa ,một phần nấu cùng đậu xanh đánh nhừ, vò thành từng viên cỡ trái nhãn làm nhân bánh.

Để tăng hương vị món bánh gói khi múc ra dĩa ăn phải thêm nước cốt dừa sệt và phải rắc lên bên trên một ít đậu phộng rang giã giập.

Bánh lá dừa – Bánh đặc sản miền tây

Với nguyên liệu không quá cầu kì, cách làm đơn giản nhưng hương vị thì đủ làm say đắm những thực khách khó tính nhất. Bánh lá dừa hầu như có mặt khắp ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng nhất chính là bánh dừa Bến Tre. Bánh lá dừa vừa rẻ, vừa ngon đã trở thành món quà quê của biết bao thế hệ trẻ thơ miền tây.

Bánh tằm khoai mì

Bánh tằm khoai mì là một món tráng miệng quen thuộc của người dân miền Tây. Khác với bánh tằm bì là món mặn bánh tằm khoai mì là một món ăn ngọt


Bánh tằm khoai mì thường có hình dáng thon dài như con tằm nhưng cũng có những hình dáng khác như hình vuông, hình chữ nhật nhỏ … tùy vào thị hiếu của người làm. Bánh thường có nhiều màu sắc khác nhau như màu xanh lá dứa, lá cẩm, màu trắng, màu vàng khoai mì … Vỏ bánh thường được bọc bởi dừa nạo thái nhuyễn nhìn như những sợi tơ trắng của con tằm.

Bánh tằm khoai mì cũng như các loại bánh làm bằng khoai mì khác đều có vị ngọt bùi của khoai mì(sắn). Khi ăn, người ta thường cho thêm muối mè rang chín, đường trắng hoặc nước cốt dừa, làm cho bánh trở nên béo ngậy, thơm mùi mè.

Bánh cam, bánh còng

Bánh cam, bánh còng – Bánh đặc sản miền tây

Với những ai lớn lên ở miền tây thì chắc hẳn sẽ quên thuộc với những mâm bánh cam, bánh còng đầy ụ, được vác trên cao và được các cô chú rao bán khắp làng trên xóm dưới. Tên bánh cũng xuất phát từ hình dạng tròn xoe như trái cam và vòng tròn như chiếc còng. Bánh được làm từ bột nếp và bột gạo, đem chiên giòn lên, ăn không ngấy. Bánh cam sẽ có nhân đậu xanh còn bánh còng thì không.

Bánh Tét

Miền Bắc có bánh chưng, miền Nam và miền Trung đón Tết với bánh tét. Từ bao đời nay, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về trên mâm cỗ của mỗi gia đình người dân Nam Bộ đều không thể thiếu món bánh tét. Loại bánh này từ bao đời nay đã trở thành “linh hồn Tết” của người Nam Bộ.


Nguyên liệu gói bánh tét cũng là những nguyên liệu đậm chất quê hương như bánh chưng, gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… nhưng khác ở chỗ: nếu bánh chưng gói bằng lá dong thì bánh tét gói bằng lá chuối, nếu bánh chưng hình vuông thì bánh tét gói tròn, dài khoảng 20cm. Tuy nhiên, nhân bánh tét phong phú hơn, có thể là thịt, có khi nhân làm bằng chuối chín.

Bánh tai yến

Món bánh này có hình dáng bên ngoài giống như tổ chim yến, có công thức chế biến khá đơn giản. Nguyên liệu chủ yếu để làm bánh tai yến gồm bột gạo, bột năng, nước cốt dừa và đường.

Làm bánh tai yến khó nhất chính là cách chiên bánh sao cho nở ra những tai yến đều và đẹp mắt. Bánh ăn ngon nhất khi vừa vớt ra khỏi chảo mỡ sôi.

Bánh tai yến

Bánh tai yến vừa mỏng vừa giòn, khi ăn vào có vị ngọt, béo ngậy tan chầm chậm trên đầu lưỡi. Dù chỉ là món bánh dân dã nhưng tai yến đã góp phần làm nên nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người miền Tây.

Theo: dangnho


No comments: