Khổng Tử (chữ Hán: 孔子; còn gọi là Khổng Phu Tử 孔夫子; 27 tháng 8 âm, 551 –11 tháng 4 479 TCN) là một nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa, các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á. Người Trung Hoa đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu 萬世師表 (Bậc thầy của muôn đời).
Triết lý của ông bao gộp trong Tứ Thư và Ngũ Kinh, hợp lại làm 9 bộ sách chủ yếu của Nho giáo. Các sách này còn là những tác phẩm văn chương cổ điển của Trung Quốc.
Sự học của Nho giáo có nhiều lý tưởng cao siêu, nhưng có thể nói một cách vắn tắt là: sự học chú trọng ở luân thường đạo lý, chủ trương biến hóa tùy thời, sự vụ thực tế nên không bàn đến những cái viển vông ngoài sinh hoạt của con người nơi trần thế.
- Tứ Thư (四書) : Đại Học (大學), Trung Dung (中庸), Luận Ngữ (論語) và Mạnh Tử(孟子)
- Ngũ Kinh (五經): Kinh Thi (詩經), Kinh Thư (書經), Kinh Lễ (禮記), Kinh Dịch (易經), Kinh Xuân Thu (春秋) .
Ngoài ra còn có Kinh Nhạc do Khổng Tử hiệu đính nhưng về sau bị Tần Thủy Hoàng đốt mất, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký. Như vậy Lục kinh chỉ còn có Ngũ kinh.
Trong Ngũ Kinh có "Kinh Dịch" nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái,... Đời Chu, Chu Văn Vương đặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ. Chu Công Đán giải thích chi tiết nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ gọi là Hào từ. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch. Khổng Tử giảng giải rộng thêm Thoán từ và Hào từ cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện.
Tóm tắc là nói về khoa gieo quẻ bói toán. Chính vì thế mà có một câu chuyện tôi mới biết ngày hôm nay. Tôi nghĩ chắc cũng ít người biết, xin share cùng các bạn:
CÂU CHUYỆN VỀ DỰ NGÔN CỦA ĐỨC KHỔNG TỬ
Nhắc đến dự ngôn, hẳn người ta sẽ nghĩ ngay đến những nhân vật như Chư Cát Lượng (諸葛亮) [1], Viên Thiên Chính, Lý Thuần Phong, hầu như chưa có ai nghĩ rằng đức Khổng Tử cũng có những dự ngôn, đã vậy dự ngôn của ngài lại vô cùng chuẩn xác, năng lực không hề kém cạnh Lưu Bá Ôn.
CÂU CHUYỆN VỀ DỰ NGÔN CỦA ĐỨC KHỔNG TỬ
Nhắc đến dự ngôn, hẳn người ta sẽ nghĩ ngay đến những nhân vật như Chư Cát Lượng (諸葛亮) [1], Viên Thiên Chính, Lý Thuần Phong, hầu như chưa có ai nghĩ rằng đức Khổng Tử cũng có những dự ngôn, đã vậy dự ngôn của ngài lại vô cùng chuẩn xác, năng lực không hề kém cạnh Lưu Bá Ôn.
Năm Vĩnh Bình thời nhà Hán, có người ở quận Hội Kê tên Chung Ly Ý, tự là Tử A, làm đến chức thừa tướng nước Lỗ (là quê nhà của đức Khổng Tử). Ông này sau khi nhậm chức, tự bỏ ra 13.000 quan tiền cho Khổng Tố, để tu sửa chiếc xe của đức Khổng Tử; ông lại tự mình đi đến miếu Khổng, lau chùi bàn ghế, chiếu ngồi, đao, kiếm, giày. Lúc bấy giờ có một nam thanh niên tên là Trương Bá, trong lúc nhổ cỏ đã đào được bảy khối ngọc bích. Trương Bá giấu riêng cho mình một khối, còn sáu khối kia nộp cho Chung Ly Ý.
Căn nhà mà đức Khổng Tử dạy học có một chiếc giường, nơi đầu giường có treo một cái vại, một hôm Chung Ly Ý gọi Khổng Tố đến và hỏi: “Cái vại này là gì vậy?” Khổng Tố đáp: “Đây là cái vại của đức Khổng Phu Tử, bên trong có sách, đến giờ vẫn chưa ai dám mở ra.” Chung Ly Ý nói: “Đức Khổng Phu Tử là bậc thánh nhân. Ngài treo cái vại ở đó chắc là chờ người hiền lương đời sau đến xem”.
Kế đó ông mở cái vại ra, bên trong có một cuốn sách lụa, trên đó có viết: “Người đời sau nghiên cứu trước tác của ta, thì có Đổng Trọng Thư. Giữ gìn xe cộ của ta, lau chùi giày của ta, mở cuộn sách này của ta là Chung Ly Ý đất Hội Kê. Ngọc bích có bảy khối, Trương Bá giấu riêng một khối”.
Chung Ly Ý gọi Trương Bá đến, trách mắng rằng: “Có bảy khối ngọc bích, sao ngươi dám giấu đi một khối?” Trương Bá dập đầu xin tha, liền đem nộp khối ngọc còn lại (Theo “Sưu thần ký”).
Tương truyền đức Khổng Tử từng bái Lão Tử làm thầy, lại từng chuyên tâm nghiên cứu kinh Dịch. Cho nên đối với ngài mà nói, dự ngôn không phải là việc to tát gì lắm. Cũng có thể việc này đối với ngài quá đơn giản, nên không có lưu truyền lại nhiều chăng?
Chú thích:
[1] Xưa nay Việt Nam chúng ta cứ quen gọi là Gia Cát Lượng, thực ra đấy là một lối gọi sai tạo thành thói quen cho đến bây giờ. Các học giả Hán học ở Việt Nam như Trần Văn Chánh đã xác nhận rằng Chư Cát Lượng mới là đúng.
[1] Xưa nay Việt Nam chúng ta cứ quen gọi là Gia Cát Lượng, thực ra đấy là một lối gọi sai tạo thành thói quen cho đến bây giờ. Các học giả Hán học ở Việt Nam như Trần Văn Chánh đã xác nhận rằng Chư Cát Lượng mới là đúng.
(Sưu tầm trên mạng)
No comments:
Post a Comment