Càng ngày càng xem nhiều tin tức thì lại càng sợ và không dám ăn nữa vì sợ bệnh, sợ trúng độc,...nhưng không lẽ nhịn ăn để mà chết với vả lại trong cách ăn của chúng ta nhiều năm nay có thể chưa chắc đúng để bồi bổ lại cơ thể. Mấy ngày nay tôi xem tập phim truyền hình "Huyền Bí Sông Hằng" mới thấy người Ấn Độ giàu thì giàu quá, nghèo thì nghèo quá. Thực phẩm nuôi sống họ đa phần là ngũ cốc cho nên có người nói dân Ấn ăn chay trường nhiều lắm. Đúng vì họ nghèo quá không có thịt để ăn. Bò thì thờ, heo thì chê dơ dáy, họ chỉ ăn gà, trừu, dê, cá..nhưng chỉ dành cho giới có tiền. Người nghèo chỉ có bánh bột nướng (tiếng Ấn gọi là Naan) ăn với súp đậu qua ngày. Nhưng họ vẫn khỏe, vẫn lao động cực nhọc vì họ không thiếu sinh tố và những thành phẩm thiên nhiên bồi dưỡng cơ thể.
Có một bài của BS Lương Lễ Hoàng sẽ cho ta thấy cái cần và cách biết sử dụng sinh tố B1 trong cuộc sống:
ĐÚNG LÀ SỐ MỘT
Thiamin sở dĩ còn có tên là B1 vì được xác định đầu tiên trong nhóm sinh tố B. B1 được phát hiện trong vỏ lụa của hạt gạo. Sinh tố này là thành phần được đề cập hàng đầu trong 6 loại sinh tố B nhờ tác dụng điều trị chuyên biệt trên người bị bệnh beri-beri với dấu hiệu phù thủng và bại liệt hạ chi do thiếu B1 vì thói quen ăn gạo chà quá trắng. Sinh tố B1 vì thế còn được đặt tên là “sinh tố của hệ thần kinh“ do có ái tính cao với tế bào thần kinh. Không lạ gì khi nhiều thầy thuốc hiện vẫn còn dùng sinh tố B1 như thuốc giảm đau.
ĐÚNG LÀ SỐ MỘT
Thiamin sở dĩ còn có tên là B1 vì được xác định đầu tiên trong nhóm sinh tố B. B1 được phát hiện trong vỏ lụa của hạt gạo. Sinh tố này là thành phần được đề cập hàng đầu trong 6 loại sinh tố B nhờ tác dụng điều trị chuyên biệt trên người bị bệnh beri-beri với dấu hiệu phù thủng và bại liệt hạ chi do thiếu B1 vì thói quen ăn gạo chà quá trắng. Sinh tố B1 vì thế còn được đặt tên là “sinh tố của hệ thần kinh“ do có ái tính cao với tế bào thần kinh. Không lạ gì khi nhiều thầy thuốc hiện vẫn còn dùng sinh tố B1 như thuốc giảm đau.
Nếu nói một cách tượng hình, sinh tố B1 giữ vai trò của nến lửa trong động cơ máy nổ. Thiếu B1 thì chất đường từ thực phẩm không đi đúng vào qui trình thoái biến để cung cấp năng lượng cho cơ thể, đặc biệt cho nhu cầu vận động bắp thịt và dẫn truyền thần kinh. Cơ quan đặc biệt nhạy cảm với tình trạng thiếu năng lượng lại chính là não bộ. Do đó, thiếu B1 thì hoạt động của não bộ khó tránh không bị xáo trộn. Khi đó từ triệu chứng tê tay chân với cảm giác kiến bò ngoài da, bước qua mỏi cơ, cứng khớp, liệt tay chân cho đến tình trạng trầm cảm, hay thậm chí trụy tim mạch là điều không ngoài dự kiến ở người thiếu B1.
B1 hầu như có mặt trong đủ loại thực phẩm, nhưng với hàm lượng đáng kể trong thịt và trong mễ cốc như nếp, lúa mì, đậu xanh, đậu nành. Vì mối liên hệ mật thiết với qui trình biến dưỡng chất đường nên nhu cầu về sinh tố B1 cao hơn trên người thích ăn ngọt hay ở đối tượng cần nhiều năng lượng như vận động viên, công nhân làm việc nặng, thai sản phụ…
Vì dễ bị đào thải qua nước tiểu nên cơ thể rất dễ thiếu hụt B1 nếu không tiếp tế sinh tố này trong thời gian đôi ba tuần. Trường hợp này thường gặp ở người theo chế độ kiêng khem lâu ngày, người ăn chay trường, người lớn tuổi biếng ăn, hay người nghiện rượu vì rượu gây tiêu hao trầm trọng sinh tố B1, hoặc người bị bệnh mãn tính trên đường tiêu hóa gây rối loạn tiến trình hấp thụ sinh tố B1 qua niêm mạc ruột.
Kẹt cho người tiêu dùng là B1 rất nhạy cảm. Chỉ cần ngâm rửa quá lâu, nấu quá chín, thì phần lớn sinh tố B1 trong thực phẩm bị phá hủy. Sau khi ra lò chỉ cần hâm nóng lần thứ hai thì gần phân nửa lượng sinh tố B1 trong bánh mì bị thất thoát. Một số thực phẩm như bắp cải, bông cải, nếu ăn sống thì một chất men có sẵn trong cải phá hủy sinh tố B1. Ngược lại, khả năng cung ứng sinh tố B1 được cải thiện rất nhiều khi dùng cải chung với dầu thực vật hay trái cây tươi có nhiều sinh tố C. Lượng B1 trong nếp khá cao nên không nhất thiết phải có cao lượng mỹ vị mới cung cấp đủ sinh tố B1, mà thường khi chỉ cần món khoái khẩu của thằng bờm: nắm xôi!
Dược phẩm có sinh tố B1 với liều cao từ 100mg chỉ nên được áp dụng thuốc đặc hiệu để điều trị chứng đau nhức và tê liệt thần kinh. Do ảnh hưởng hưng phấn trên hoạt động của bắp thịt nên sinh tố B1 còn có khả năng cải thiện chức năng co bóp của cơ tim. Tuy vậy không nên quan niệm dược phẩm có sinh tố B1 như loại thuốc bổ có thể dùng dài lâu, cho dù phản ứng phụ bất lợi với thuốc có B1 rất hiếm thấy trên thực tế.
Dược phẩm có sinh tố B1 với liều cao từ 100mg chỉ nên được áp dụng thuốc đặc hiệu để điều trị chứng đau nhức và tê liệt thần kinh. Do ảnh hưởng hưng phấn trên hoạt động của bắp thịt nên sinh tố B1 còn có khả năng cải thiện chức năng co bóp của cơ tim. Tuy vậy không nên quan niệm dược phẩm có sinh tố B1 như loại thuốc bổ có thể dùng dài lâu, cho dù phản ứng phụ bất lợi với thuốc có B1 rất hiếm thấy trên thực tế.
Không dừng lại với công năng vừa kể, kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy sinh tố B1, dù chỉ ở liều thấp, có tác dụng hưng phấn hoạt tính của nội tiết tố insulin. Thầy thuốc ngành nội tiết ở đại học Mannheim, CHLB Đức, đã từ lâu áp dụng sinh tố B1 trong phác đồ điều trị để góp phần ổn định đường huyết cho người bệnh tiểu đường. Nếu xét về tính đa dạng, B1 quả thật xứng đáng được xếp vào vị trí hàng đầu của nhóm sinh tố B.
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng.
(Sưu tầm trên mạng)
No comments:
Post a Comment